Thứ bảy, 23/11/2024, 16:19 PM
Ý kiến - Đời sống   •   Thứ ba, 10/05/2022, 21:43 PM  •  10/05/2022, 21:43

Top 4 chỉ số đo lường quy mô nền kinh tế: GDP, GNP, NI và NNP

Có 4 chỉ số cơ bản đo lường quy mô nền kinh tế theo kinh tế học vĩ mô, đó là GDP, GNP, NI và NNP. Trong đó, GDP là chỉ số được sử dụng phổ biến nhất.

Kinh tế học vĩ mô là môn học nghiên cứu sự tương tác của những phần khác nhau trong tổng thể nền kinh tế. Kinh tế học vĩ mô quan tâm đến những tổng thể lớn như tổng cầu về hàng hóa của các hộ gia đình hay tổng chi tiêu của các hãng cho máy móc và nhà xưởng từ đó có thể đưa ra những kết luận về quy mô, sức khỏe nền kinh tế và tìm ra các chính sách khắc phục.

Kinh tế vĩ mô tồn tại các chỉ số cơ bản để đo lường quy mô nền kinh tế. 4 chỉ số cơ bản nhất để đo lường quy mô nền kinh tế bao gồm: GDP, GNP, NNP và NI.

Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Tổng sản phẩm trong nước (GDP- Gross Domestic Product) đo lường sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bên trong nền kinh tế của một quốc gia bất kể ai là người sở hữu đầu vào sản xuất trong một thời gian nhất định thường là một năm. GDP càng cao thì kinh tế của quốc gia đó càng mạnh và ngược lại.

GDP theo giá thị trường đo lưởng sản lượng trong nước bao gồm cả thuế gián thu đánh vào hàng hóa và dịch vụ. GDP theo giá cơ bản đo lường sản lượng trong nước không bao gồm thuế gián thu đánh vào hàng hóa và dịch vụ.

GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội GDP được tính theo giá thị trường hiện tại. Tăng trưởng GDP danh nghĩa từ năm này sang năm khác có thể phản ánh sự tăng lên trong mức giá. Nếu tất cả mức giá cùng tăng hoặc cùng giảm thì sẽ làm cho GDP danh nghĩa trở nên lớn hơn.

GDP thực tế phản ánh giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nền kinh tế trong một năm nhất định, được điều chỉnh theo tác động lạm phát. Nếu lạm phát dương, thì GDP thực sẽ thấp hơn GDP danh nghĩa và ngược lại. Nếu GDP thực không điều chỉnh theo lạm phát, thì lạm phát dương sẽ làm tăng đáng kể GDP danh nghĩa. Việc tính GDP thực được thực hiện bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho hệ số giảm phát GDP:

Đối với một quốc gia, GDP có ý nghĩa rất lớn. GDP là thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và thể hiện sự biến động của sản phẩm, dịch vụ theo thời gian. Sự suy giảm chỉ số GDP sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế dẫn đến tình trạng kinh tế suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, đồng tiền mất giá... ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng GDP không thể đo lường chính xác sự phát triển của một nền kinh tế hay cuộc sống người dân trong quốc gia đó bởi GDP chỉ nhấn mạnh đến sản lượng vật chất mà không xem xét đến thực trạng phát triển tổng thể của một quốc gia.

GDP có thể được tính theo phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập và phương pháp sản xuất.

Tính GDP theo phương pháp chi tiêu

Theo phương pháp này, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. 

Tổng sản phẩm quốc nội được tính theo công thức sau:

Y= C+ I + G+ NX

Trong đó:

C (Consumption): Bao gồm tất cả các chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ của hộ gia đình.

G (Goverment purchase): Tổng chi tiêu cho giáo dục, y tế, an ninh, giao thông, dịch vụ, chính sách…

I (Investment): Tiêu dùng của các nhà đầu tư, bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị, nhà xưởng…

NX (Net export): “Xuất khẩu ròng” của nền kinh tế. NX = X (xuất khẩu [export]) – M (nhập khẩu [import]).

Tính GDP theo phương pháp thu nhập

GDP =  W + R + I + Pr + OI + Te + De

Trong đó:

W: tiền lương

R: tiền cho thuê tài sản

I: tiền lãi

Pr: lợi nhuận

OI: thu nhập của doanh nhân

Ti: thuế gián thu ròng

De: khấu hao tài sản cố định

Tính GDP theo phương pháp sản xuất

Theo phương pháp này, GDP chính là tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế một quốc gia trong một thời gian nhất định. Do đó, phương pháp này còn được gọi là phương pháp giá trị gia tăng. GDP được tính theo phương pháp này với công thức tính sau:

GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu

Tổng sản lượng quốc gia GNP

Khác với GDP chỉ tổng giá trị hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong phạm vi một quốc gia, tổng sản lượng quốc gia (GNP- Gross National Product) đo lường tổng thu nhập mà các công dân trong nước nhận được bất kể họ cung ứng các dịch vụ nhân tố ở quốc gia nào. GNP bằng GDP cộng thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài. GNP đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước.

Giá trị của GNP danh nghĩa sẽ là thước đo để tính tổng giá trị của sản phẩm quốc dân được sản xuất ra trong 1 thời kỳ nhất định tính theo giá cả đang hiện hành. GNP thực là chỉ số đo lường tổng sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra ngoài thị trường trong 1 thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ được tính theo giá cố định của năm được chọn làm mốc. Chính vì thế, GNP thực thường được sử dụng để phân tích về tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

GNP có 2 cách tính:

Tính GNP theo GDP

GNP = GDP +  Nguồn thu nhập ròng từ nước ngoài

Trong đó, nguồn thu nhập ròng từ nước ngoài chính là thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu trừ đi thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu.

Ví dụ, một quốc gia có tổng chỉ số GDP là 200 tỷ USD, thu nhập ròng từ nước ngoài là 50 tỷ USD. Từ đó, có thể kết luận chỉ số GNP của quốc gia này là: GNP = 200 + 50 = 250 tỷ USD.

Tính trực tiếp

GNP = ( X – M ) + NR + C + I + G 

Trong đó

X (Export): Sản lượng kim ngạch xuất khẩu ròng về dịch vụ và hàng hóa

M (Import): Sản lượng kim ngạch xuất nhập khẩu ròng về dịch vụ và hàng hóa

NR (Net Revenue): Nguồn thu nhập ròng từ các tài sản được tiêu thụ ở các quốc gia khác

C (Consumption): Chi phí tiêu dùng của cá nhân

I (Investment): Tổng mức đầu tư cá nhân trong một quốc gia

G (Goverment purchase): Chi phí Nhà Nước sử dụng để tiêu dùng

Sản phẩm quốc dân ròng NNP

Sản phẩm quốc dân ròng (NNP-Net national product) là giá trị tiền tệ của hàng hóa và dịch vụ hoàn chỉnh do công dân của một quốc gia sản xuất ra ở nước ngoài và trong nước trong một thời kỳ nhất định. Nó tương đương với tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trừ đi lượng GNP cần thiết để mua hàng hóa mới để duy trì nguồn hàng hiện có hay còn gọi là khấu hao. Sản phẩm quốc dân ròng như một thước đo để đo lường sự thành công của một quốc gia trong việc duy trì các tiêu chuẩn sản xuất tối thiểu.

Có 2 phương pháp tính NNP:

Tính NNP theo GNP

NNP = GNP - Khấu hao tài sản cố định.

Tính trực tiếp 

NNP = MVFG + MVFS − Khấu hao

Trong đó:

MVFG: giá trị thị trường của thành phẩm

MVFS: giá trị thị trường của các dịch vụ đã hoàn thành

Tuy nhiên, việc xác định tổng mức khấu hao trong nền kinh tế đòi hỏi nhiều thời gian và rất phức tạp. Vì vậy, để đáp ứng kịp thời nhu cầu phân tích và tránh phiền phức do việc thu thập số liệu khác nhau, hay biến động về khấu hao, Nhà nước và các nhà kinh tế thường sử dụng GNP.

Thu nhập quốc dân GNI

Tổng thu nhập quốc dân (GNI) là chỉ số đo lường quy mô nền kinh tế được xác định bằng tổng thu nhập của một quốc gia trong một thời gian, thường là một năm. Nói cách khác, GNI là tổng số tiền của người dân trong một đất nước kiếm được trong một năm. GNI thường được sử dụng để đo lường sự giàu có của một đất nước.

GNI sẽ bao gồm tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia và các nguồn thu nhập gửi từ nước ngoài. GNI bằng tổng của GDP, chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra và chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài.

Ví dụ một sản phẩm A được sản xuất ở Việt Nam và được bán ở thị trường Hàn Quốc với lợi nhuận là 1 tỷ USD/Năm thì số tiền 1 tỷ USD đó sẽ được tính vào GDP của nước Hàn Quốc nhưng nó cũng là một phần của GNI của Việt Nam.

Có 2 phương pháp tính GNI:

Tính GNI theo giá hiện hành

GNI = GDP + Chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra + Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài.

GNI tính theo giá so sánh

GNI = GNI theo giá hiện hành năm báo cáo/ Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc so sánh.

Vũ Trang

Top 3 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu trên thị trường

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ tư, 25/05/2022, 11:33 AM
Nhu cầu trên thị trường thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, có 3 yếu tố được cho rằng có ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu tiêu dùng.

Top 3 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nguồn cung trên thị trường

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ tư, 25/05/2022, 11:26 AM
Trong kinh tế học, nguồn cung trên thị trường được biểu diễn qua đường cung. Có 3 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nguồn cung trên thị trường.

Top 3 hạn chế của chính sách tài khóa

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ tư, 25/05/2022, 08:23 AM
Chính sách tài khóa được xem là công cụ hiệu quả giúp Nhà nước thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tuy vậy chính sách này vẫn tồn tại một số hạn chế.

Top 3 nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ ba, 24/05/2022, 22:06 PM
Nhìn chung, có 3 nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ, đó là giá cả hàng hóa, lãi suất và thu nhập thực tế.

Top 3 nhược điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ ba, 24/05/2022, 21:59 PM
Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là một hệ thống kinh tế bao gồm các nguồn lực kinh tế của quốc gia đều thuộc sở hữu Nhà nước.