Lạm phát là gì và đâu là những điều nhà đầu tư cần lưu ý?
Lạm phát là gì?
Lạm phát là gì? Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, phản ánh sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.
Lạm phát ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác nhau. Tác động tiêu cực của lạm phát bao gồm sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền, và sự không chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cản quyết định đầu tư và tiết kiệm. Nếu lạm phát tăng trưởng đủ nhanh, sự khan hiếm của hàng hóa sẽ khiến người tiêu dùng bắt đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thời gian tới. Tác động tích cực của lạm phát bao gồm việc giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp. Bởi khi tiền của một quốc gia này có giá trị thấp hơn một số các quốc gia khác, quốc gia đó sẽ có được những lợi thế trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài do chi phí nguyên liệu cũng như lao động tại quốc giá đó thấp.
Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào?
Các nhà kinh tế học thường cho rằng tỷ lệ lạm phát cao gây ra bởi sự cung ứng tiền quá mức. Quan điểm về yếu tố xác định tỷ lệ lạm phát thấp đến trung bình còn đa dạng hơn. Lạm phát thấp hoặc trung bình được quy cho sự biến động về nhu cầu thực tế đối với hàng hóa và dịch vụ, hoặc do sự thay đổi về nguồn cung sẵn có, ví dụ như trong khan hiếm. Tuy nhiên, quan điểm được số đông nhất trí là sự duy trì liên tục của lạm phát trong một thời kỳ nhất định là do sự cung ứng tiền nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế. Nói cách khác, hiện tượng lạm phát xảy ra khi lượng tiền đang lưu thông trên thị trường quá nhiều so với số lượng hàng hoá tương ứng.
Ví dụ, trên thị trường có hai quả táo và tổng số tiền đang được lưu thông được dùng để mua táo là 10 đồng, giá của mỗi quả táo sẽ là 5 đồng mỗi quả. Nhưng trong một hoàn cách khác, bằng một cách nào đó, số tiền được dùng để mua táo bên ngoài thị trường là 20 đồng, số lượng táo không đổi, vẫn là hai quả táo. Khi này, giá mỗi quả táo trên thị trường là 10 đồng. Lạm phát cũng tạo nên những tác động như vậy tới thị trường.
Lạm phát tác động như thế nào tới thị trường?
Tác động tiêu cực của lạm phát
Nhìn một cách tiêu cực, lạm phát gia tăng trong mức giá chung hàm ý giảm sức mua của đồng tiền. Có nghĩa là, khi mức chung của giá cả tăng lên, mỗi đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Ảnh hưởng của lạm phát được phân bố không đều trong nền kinh tế, và kết quả là có những chi phí ẩn để một số và lợi ích cho người khác điều này làm giảm sức mua của tiền bạc.
Một trong những tác động dễ thấy nhất của lạm phát lên nền kinh tế thị trường là nó khiến cho giá cả hàng hoá tăng lên, điều này ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống của người lao động khi mà mức thu nhập của họ không đổi. Họ sẽ phải làm nhiều công việc, tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập để có thể duy trì chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, những người ngoài độ tuổi lao động với mức lương hưu có thể bị tụt hậu do tác động của lạm phát.
Ngoài ra, lãi suất ngân hàng thực tế mà người gửi có thể nhận được cũng sẽ bị giảm. Ví dụ, khi tỷ lệ lạm phát là 3%, một khoản tiền gửi với lãi suất danh nghĩa 5% sẽ có một tỷ lệ lãi suất thực tế khoảng 2%. Bất kỳ sự gia tăng bất ngờ nào trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm giảm lãi suất thực.
Tác động tích cực của lạm phát
Như đã nói trên, khi một quốc giá có giá trị đồng tiền nội địa giảm, nó sẽ thu hút vốn đầu tư tốt hơn do giá thành nguyên vật liệu và chi phí nhân công tại quốc gia đó thấp. Đây cũng chính là lí do một vài nước đã thực hiện chính sách thả nổi tý giá, bơm thêm tiền ra ngoài thị tường.
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel Robert Mundell lưu ý rằng lạm phát vừa phải sẽ khiến người gửi tiết kiệm thay thế cho vay đối với một số tiền nắm giữ như một phương tiện để tài trợ cho chi tiêu trong tương lai. Hiệu ứng Mundell–Tobin cho rằng khi lạm phát gia tăng, người tiêu dùng và các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm những khoản đầu tư thay thế. Đối với doanh nghiệp, họ sẽ thường chuyển hoá tiền thành các tài sản khác chịu ít ảnh hưởng từ lạm phát như máy móc, thiết bị, nâng cấp công nghệ sản xuất,...và đây là một hiệu ứng đầu tư được cho là tốt đối với thị trường. Đối với người tiêu dùng nhìn chung, họ sẽ tìm kiếm các tài sản đầu tư khác như chứng khoán, vàng hay bất động sản. Trong một vài trường hợp, giá cả tăng không chỉ có nghĩa là đồng tiền đang dần trở lên mất giá, nó còn mang ý nghĩ là chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đang được cải thiện. Vì thế, ngân hàng nhà nước thường duy trì một mức lạm phát ổn định qua các năm.
Lạm phát tại Việt Nam
Năm 2011, Việt Nam ghi nhận tỷ lệ lạm phát là 18,58%, cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2020 và cao thứ 2 (chỉ sau năm 2008) trong giai đoạn 2000 – 2020. Trong giai đoạn 2011 – 2015, nhờ việc áp dụng đồng bộ các chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt, đồng thời thúc đẩy việc sản xuất, gia tăng hàng xuất khẩu và kiểm soát nhập siêu,… lạm phát có xu hướng giảm và đạt mức thấp kỷ lục 0,63% vào năm 2015. Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn được giữ ổn định ở mức 4%.
Nhà đầu tư nên làm gì khi hiện tượng lạm phát xảy ra?
Trước hết, lạm phát đã trở thành một lẽ tất yếu trên thị trường, vì thế, nhà đầu tư nên giữ cho mình sự bình tĩnh. Để đối phó với các tác động tiêu cực của lạm phát, chính phủ luôn có những chính sách nhằm quản lý nguồn cung tiền trên thị trường, hiểu và vận dụng được các tác động của những chính sách này sẽ mang đến cho bạn các cơ hội đầu tư hiệu quả.
Quý độc giả quan tâm có thể tham khảo các cách nhà đầu tư nên làm để bảo vệ tài sản bản thân trước thời kì lạm phát tại đây.