Thứ bảy, 16/03/2024, 16:48 PM
Ý kiến - Đời sống   •   Thứ tư, 25/05/2022, 08:23 AM  •  25/05/2022, 08:23

Top 3 hạn chế của chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa được xem là công cụ hiệu quả giúp Nhà nước thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tuy vậy chính sách này vẫn tồn tại một số hạn chế.

Tài khóa là gì?

Tài khóa là chu kỳ trong thời gian 12 tháng, có hiệu lực cho báo cáo dự toán và quyết toán hàng năm của ngân sách nhà nước cũng như của các doanh nghiệp. Tài khóa thường được sử dụng tương đương hoặc thay thế cho từ "năm quyết toán thuế" hoặc "năm tài chính".

Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa là các quyết định về thuế suất và mức chi tiêu của chính phủ. Đơn giản hơn, chính sách tài khóa là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô, nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu hoặc thuế của chính phủ. Việc thực thi chính sách tài khóa sẽ do chính phủ thực hiện liên quan đến những thay đổi trong các chính sách thuế hoặc chi tiêu chính phủ.

Mặc dù các công cụ tự ổn định kinh tế như thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng và trợ cấp thất nghiệp luôn hoạt động, chính phủ còn thực hiện những chính sách tài khóa chủ động để thay đổi mức chi tiêu hay thuế suất nhằm ổn định tổng cầu. Khi các thành tố khác của tổng cầu ở mức thấp khác thường, chính phủ có thể kích cầu bằng cách giảm hoặc tăng chi tiêu cả hai. Khi các thành tố khác của tổng cầu cao một cách bất thường, chính phủ sẽ tăng thuế hoặc giảm chi tiêu.

Tuy nhiên, không thể sử dụng chính sách tài khóa để triệt tiêu hoàn toàn những cú sốc đối với tổng cầu. Lý do là bởi vì chính sách tài khóa vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

Độ trễ về thời gian

Việc nhận biết tổng cầu thay đổi cần có thời gian. Việc thu thâp số liệu thống kê đáng tin cậy về sản lượng sau đó nghiên cứu để thay đổi chính sách tài khóa không phải là những việc có thể hoàn thành trong ngắn hạn. Ngoài ra, các kế hoạch chi tiêu dài hạn cho các danh mục như quốc phòng hoặc y tế không thể thay đổi ngay được. Khi một chính sách tài khóa được thực hiện, chính phủ cần mất thời gian tính toán và tiến hành tất cả các điều kiện về mặt pháp lý để chính sách tài khóa có đầy đủ hiệu lực.

Sự bất định

Khi thực hiện một chính sách tài khóa, chính phủ thường gặp phải 2 vấn đề lớn. Thứ nhất, chính phủ không thể biết chắc chắn các giá trị của những thông số chủ chốt chẳng hạn như số nhân tiền mà chỉ có những con số ước tính thu nhập từ những số liệu ước tính được thu thập từ các số liệu trong quá khứ. Những ước tính sai sót có thể dẫn đến những quyết định sai lầm về mức độ thay đổi chính sách tài khóa cần thiết.

Thứ hai, chính sách tài khóa của chính phủ cần thời gian để phát huy tác dụng và chính phủ phải dự báo mức mà tổng cầu sẽ đạt được vào lúc chính sách tài khóa phát huy đầy đủ tác dụng của nó. Không có yếu tố nào có thể chắc chắn tính toán của chính phủ là đúng. Vì vậy, những sai sót khi dự báo các nguồn phi chính phủ của cầu chẳng hạn như đầu tư có thể dẫn đến những quyết định sai lầm về những thay đổi của chính sách tài khóa.

Các tác động phái sinh đối với cầu tự định

Mô hình kinh tế học đơn giản coi cầu đầu tư và cầu tiêu dùng tự định là cho trước. Trên thực tế, những thay đổi trong chính sách tài khóa có thể gây ra những thay đổi mang tính bù trừ trong các cấu phần khác của cầu tự định. Nếu chính phủ không ước tính chính xác những tác động phái sinh này, những thay đổi trong chính sách tài khóa sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.

Vũ Trang

Top 3 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu trên thị trường

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ tư, 25/05/2022, 11:33 AM
Nhu cầu trên thị trường thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, có 3 yếu tố được cho rằng có ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu tiêu dùng.

Top 3 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nguồn cung trên thị trường

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ tư, 25/05/2022, 11:26 AM
Trong kinh tế học, nguồn cung trên thị trường được biểu diễn qua đường cung. Có 3 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nguồn cung trên thị trường.

Top 3 nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ ba, 24/05/2022, 22:06 PM
Nhìn chung, có 3 nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ, đó là giá cả hàng hóa, lãi suất và thu nhập thực tế.

Top 3 nhược điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ ba, 24/05/2022, 21:59 PM
Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là một hệ thống kinh tế bao gồm các nguồn lực kinh tế của quốc gia đều thuộc sở hữu Nhà nước.