Thứ ba, 23/07/2024, 10:19 AM
Ý kiến - Đời sống   •   Thứ hai, 23/05/2022, 16:50 PM  •  23/05/2022, 16:50

Giải mã tiền là gì và top 3 lý do con người nắm giữ tiền

Có 3 lý do con người nắm giữ tiền. 3 lý do này liên quan trực tiếp đến khái niệm tiền là gì và lợi ích khi con người nắm giữ tiền.

Tiền là gì?

Tiền là phương tiện thanh toán, chính vì vậy tiền cũng phải là một phương tiện cất giữ giá trị, tức là tiền đảm bảo giá trị của chúng qua thời gian. Hai chức năng này của tiền đưa ra lý do giải thích tại sao con người ta muốn giữ tiền. Con người giữ tiền chỉ khi việc nắm giữ này có đủ lợi ích để bù đắp cho chi phí giữ tiền. Vậy những lợi ích đó là gì?

3 lý do con người nắm giữ tiền

Động cơ giao dịch

Giao dịch bằng cách hàng đổi hàng mất nhiều thời gian và công sức, nhưng nếu dùng tiền để giao dịch, chúng ta sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Nếu các giao dịch lúc nào cũng ăn khớp với nhau một cách hoàn hảo, vậy lý do con người nắm giữ tiền là gì?

Con người có thể giữ tiền để đầu tư vào các tài sản có lãi sau đó sẽ bán khi cần thêm tiền để mua bán. Tuy nhiên, bất kì lúc nào mua bán tài sản cũng phát sinh thêm các chi phí khác như phí ngân hàng hay phí môi giới. Nếu giá trị giao dịch nhỏ, phần lãi suất tăng lên sẽ không đủ để bù cho các chi phí mà con người phải chịu. Vậy nên khi quyết định đầu tư vào các tài sản có lãi, cần đánh giá chính xác thời điểm cần tiền và bán tài sản.

Lượng tiền con người cần phải giữ phụ thuộc vào giá trị của giao dịch mà họ muốn tiến hành trong tương lai và sự ăn khớp giữa thu nhập và chi tiêu. Tiền là một biến số danh nghĩa chứ không phải một biến số thực tế. 100 đồng có thể mua được bao nhiêu hàng hóa là dựa vào giá bán của từng mặt hàng. Nếu giá bán của tất cả các mặt hàng tăng lên gấp đôi, các khoản thu chi của người tiêu dùng cũng tăng gấp đôi về giá trị danh nghĩa. Cầu tiền thực tế không đổi, người tiêu dùng cần tiền vì sức mua của tiền tính theo lượng hàng hóa mà chúng sẽ mua được với mức giá mới.

Động cơ giao dịch của việc giữ tiền cũng phụ thuộc vào sự ăn khớp giữa thu nhập và chi tiêu. Thay vì đi mua hàng vào tất cả các ngày trong tuần, các hộ gia đình có thể đi mua hàng khi họ nhận được thu nhập vào cuối tháng. Như vậy thu nhập quốc dân và tổng giá trị giao dịch không thay đổi nhưng trong cả tháng người dân nắm giữ ít tiền hơn.

Động cơ dự phòng

Trong một thế giới không chắc chắn, con người xuất hiện động cơ dự phòng phải giữ tiền để có thể giải quyết các tình huống không lường trước. Đây cũng là lý do con người nắm giữ tiền. Ví dụ, bạn mua rất nhiều trái phiếu có lãi và chỉ giữ lại một ít tiền mặt. Khi đi trên phố, bạn thấy một món hàng được bán với giá rất hời, bạn muốn mua nó nhưng trong túi bạn còn lại quá ít tiền. Cho đến khi bạn đổi trái phiếu thành tiền mặt, món hàng đó đã được bán cho người khác. 

Đối với động cơ dự phòng, lượng tiền cần giữ lớn lên cùng với giá trị của các giao dịch và mức độ không chắc chắn. Nếu mức độ không chắc chắn là cố định theo thời gian, giá trị giao dịch sẽ xác định lợi ích của lượng tiền được giữ vì lý do dự phòng. Khi các yếu tố khác không thay đổi, thu nhập thực tế càng cao, động cơ giữ tiền với mục đích dự phòng càng lớn.

Động cơ tài sản

Động cơ tài sản của việc giữ tiền phản ánh sự không thích rủi ro, đây cũng là một lý do con người nắm giữ tiền. Con người hy sinh lợi tức trung bình cao để có được một danh mục đầu tư với lợi tức thấp nhưng mức độ an toàn cao. Ngoài nhu cầu dùng tiền để giao dịch, con người cũng có thể lựa chọn cách đầu tư vào một loại tài sản để giữ của cải để vào một ngày nào đó, tài sản ấy được chi tiêu. Như vậy, người đó sẽ tập trung vào đầu tư những loại tài sản có lợi tức hợp lý và tính an toàn cao.

Một số loại tài sản như cổ phiếu doanh nghiệp nhìn chung có lợi tức cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong một số năm, lợi tức của các cổ phiếu này rất cao nhưng cũng có một số năm lợi tức âm. Khi giá cổ phiếu giảm, các cổ đông chịu lỗ vốn, khoản thua lỗ này có thể sẽ san lấp phần cổ tức mà cổ đông đã nhận trong thời gian trước đó. Các loại tài sản khác có độ rủi ro thấp hơn thì lợi tức của chúng sẽ thấp hơn. 

Vậy nên chia danh mục đầu tư như thế nào giữa tài sản an toàn và tài sản rủi ro? Vì con người không thích rủi ro nên họ sẽ không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ. Đồng thời với việc giữ tài sản rủi ro, nên giữ thêm những tài sản có tính an toàn cao.

Vũ Trang

Top 3 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu trên thị trường

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ tư, 25/05/2022, 11:33 AM
Nhu cầu trên thị trường thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, có 3 yếu tố được cho rằng có ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu tiêu dùng.

Top 3 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nguồn cung trên thị trường

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ tư, 25/05/2022, 11:26 AM
Trong kinh tế học, nguồn cung trên thị trường được biểu diễn qua đường cung. Có 3 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nguồn cung trên thị trường.

Top 3 hạn chế của chính sách tài khóa

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ tư, 25/05/2022, 08:23 AM
Chính sách tài khóa được xem là công cụ hiệu quả giúp Nhà nước thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tuy vậy chính sách này vẫn tồn tại một số hạn chế.

Top 3 nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ ba, 24/05/2022, 22:06 PM
Nhìn chung, có 3 nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ, đó là giá cả hàng hóa, lãi suất và thu nhập thực tế.

Top 3 nhược điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Ý kiến - Đời sống   •   Thứ ba, 24/05/2022, 21:59 PM
Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là một hệ thống kinh tế bao gồm các nguồn lực kinh tế của quốc gia đều thuộc sở hữu Nhà nước.