Thứ tư, 17/04/2024, 17:44 PM
Tài chính cá nhân   •   Thứ ba, 19/10/2021, 21:16 PM  •  19/10/2021, 21:16

Tiền mặt - tài sản thường bị bỏ qua khi lập kế hoạch tài chính cá nhân

Tiền mặt là loại tài sản thường hay bị bỏ qua khi lập kế hoạch tài chính cá nhân. Thực tế, tiền mặt cũng là một phần quan trọng trong danh mục tài chính.

Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, phần lớn chúng ta bỏ quên vai trò của loại tài sản này. Tưởng chừng như không cần thiết nhưng tiền mặt lại đóng vai trò khá quan trọng đối với bất kỳ kế hoạch tài chính nào. 

Covid-19 đã dạy chúng ta nhiều điều, một trong số đó là giúp bạn hiểu việc có một nền tảng tài chính tốt quan trọng như thế nào, tiền mặt đóng vai trò cần thiết ra sao. Ngay cả khi bạn ưu tiên phát triển sự giàu có, bạn cũng cần phải xây dựng cho mình một nền tảng an ninh tài chính để có thể tự bảo vệ bản thân khi cần. Tiền mặt là nền tảng mang lại cho bạn sự thoải mái khi biết rằng bạn luôn có thể trang trải các hóa đơn hàng tháng và các chi phí không lường trước được.

Có thể bạn thấy tiền mặt không có lãi suất nên không muốn đưa chúng vào kế hoạch tài chính cá nhân, nhưng nó là một phần quan trọng củng cố sức khỏe tài chính và tăng thêm sự giàu có của bạn trong dài hạn.

Một trong những sai lầm phổ biến về tiền bạc hiện nay là nhiều người cố gắng đưa quá nhiều tài sản của họ vào các khoản đầu tư không có tính thanh khoản. mặc dù các khoản đầu tư này rất hấp dẫn vì chúng mang lại lợi nhuận lớn, nhưng nếu điều không may như mất việc làm, hóa đơn thuế tăng và đại dịch bùng phát, bạn sẽ làm cách nào để bảo vệ bản thân khi không có khả năng tiếp cận tiền mặt? Bạn phải vay các khoản vay tín dụng, chịu các khoản phạt vì đóng góp không đúng hạn và nhiều thứ liên quan đến sức khỏe cũng như tài chính của bạn. Bạn hoàn toàn có thể tránh điều này bằng cách lập kế hoạch tài chính cá nhân, trong đó có tính toán đến lượng tiền mặt cần thiết.

Chia cấu trúc tiền mặt theo ba phần:

Phần đầu tiên

Phần này dành cho các chi phí thường xuyên, định kì của bạn. Thông thường đây là những khoản tiền có thể ước lượng trước hàng tháng. Bạn có thể nắm giữ số tiền tối thiểu hoặc dư ra một chút, miễn đó là con số thấp nhất khiến bạn cảm thấy an tâm và đảm bảo bạn luôn có số tiền mặt đó ở bên cạnh.

Phần thứ hai

Đây là khoản dành cho các khoản chi lớn hơn mà bạn đã lên kế hoạch trong tầm 1-2 năm tới, chẳng hạn như mua nhà, mua xe hay đi du lịch. Đây là những khoản tiền bạn biết chắc chắn sẽ cần chi và có kế hoạch chuẩn bị. Hãy cố gắng đừng bị cám dỗ bởi các khoản đầu tư béo bở trong khi lập kế hoạch cho các khoản chi tiêu này, vì tốt nhất bạn không nên chấp nhận rủi ro với số tiền bạn biết là mình chắc chắn sẽ cần. Mục tiêu của lớp thứ hai này là để bạn có thể thanh toán các khoản chi phí lớn khi cần. Số tiền bạn dành ra thay đổi tùy theo từng năm và từng mục đích của bạn, nhưng những chi phí này cũng quan trọng như những chi phí ở phần thứ nhất.

Phần thứ ba

Phần cuối cùng là quỹ khẩn cấp của bạn, quỹ này sẽ đủ trang trải chi phí cho bạn trong một khoảng thời gian nếu chẳng may bạn mất việc hoặc gặp phải các biến cố khác. Nếu còn trẻ, bạn có thể đặt mục tiêu quỹ khẩn cấp này sẽ nuôi sống bạn 3 tháng, còn nếu bạn đã lớn tuổi, chi phí này có thể đủ trang trải tầm 6 tháng hoặc hơn. Không nên tiêu khoản tiền này trừ trường hợp thực sự khẩn cấp. Có sẵn một khoản tiền mặt có thể cứu bạn khỏi thảm họa tài chính nếu chúng đột ngột xảy ra, nhất là trong bối cảnh đại dịch như bây giờ.

Nơi cất giữ tiền mặt

Trong khi khoản tiền mặt thứ nhất nên được giữ ở ngay cạnh bạn thì khoản tiền thứ hai và thứ ba nên được để trong tài khoản tiết kiệm. Hãy tận dụng ngân hàng trực tuyến để gửi tiền tiết kiệm nhanh chóng, dễ dàng cũng như có lãi suất cao hơn. Tuy bạn sẽ phải trả phí để duy trì hệ thống ngân hàng trực tuyến định kỳ nhưng số tiền ấy hầu như rất nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến khoản tiền của bạn. Theo thời gian, khoản tiền tiết kiệm của bạn sẽ tăng lên và đó là một điều tốt đối với tài sản của bạn.

Tầm quan trọng của tiền mặt khi lập kế hoạch tài chính cá nhân

Tiền mặt chắc chắn không hấp dẫn bằng các khoản đầu tư có lợi suất cao, nhưng đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của nó trên con đường hướng tới sự giàu có của bạn. Nếu được quản lý đúng cách, quỹ tiền mặt sẽ cho bạn một cuộc sống an toàn và thoải mái nhưng nếu bị bỏ qua, bạn sẽ gặp phải nhiều rắc rối tài chính sau này. Hãy xây dựng cho bản thân một nền tảng tài chính an toàn trước tiên, chỉ có như vậy bạn mới có thể an tâm và tập trung cho việc đi đến sự giàu có mà bạn mong ước.

Vũ Trang
Theo Kiplinger/Tổng hợp

Thị trường quản lý tài sản cá nhân: 'Tiềm năng rất lớn nhưng chi phí khai phá rất cao'

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Khối Quản lý tài sản VNDirect cho rằng ở giai đoạn hiện tại, dung lượng thị trường tiềm năng của ngành quản lý tài sản là rất lớn, do đó mức độ cạnh tranh sẽ tiếp tục ở mức thấp, tuy vậy chi phí phục vụ đang ở mức rất cao do tập khách hàng mục tiêu đang chưa có nhiều khái niệm về lĩnh vực mới này.

Nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:59 AM
Tính từ nửa cuối tháng 3/2024 đã có nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm tiền gửi như: HDBank, MSB, VPBank...

Chính phủ “thúc” Ngân hàng Nhà nước trình phương án xử lý ngân hàng SCB

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:58 AM
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thành việc định giá các ngân hàng bắt buộc và phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém, trình Chính phủ xem xét, quyết định; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Sacombank vẫn chưa chịu chia cổ tức ở năm thứ 9 liên tiếp

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:58 AM
Theo tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, dự kiến diễn ra vào ngày 26/4/2024, Sacombank vẫn chưa có ý định chia cổ tức. Trong khi, số tiền hơn 18.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế để làm gì?

Cổ phiếu lao dốc đồng loạt, VN-Index mất hơn 13 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:57 AM
Áp lực xả hàng từ nhà đầu tư khiến sắc đỏ lan tràn hầu hết khắp thị trường. VN-Index chốt phiên mất 13,14 điểm, đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này.

Phó thống đốc nói về việc "bốc hơi" tiền gửi tại ngân hàng MSB

Ngân hàng   •   Thứ năm, 04/04/2024, 12:16 PM
Liên quan tới việc khách hàng bị mất tiền trong tài khoản tại ngân hàng MSB, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, một nguyên tắc là những quyền lợi chính đáng của khách hàng thì luôn được bảo vệ.