Nhận định cổ phiếu ngày 28/2: BSR, DPM và VTP
NH Việt Nam: Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu BSR, giá mục tiêu 32.000 đồng
Trong quý IV năm 2021, khi tình hình dịch Covid được kiểm soát, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, sức tiêu thụ trên thị trường tăng vọt trở lại. Sản lượng tiêu thụ cả năm của Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) vượt kết hoạch đề ra và đạt 6.497.587 tấn. Doanh thu công ty tăng gấp đôi so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp tăng 131%.
Sau đợt giãn cách xã hội vào quý III năm 2021, nhà máy hoạt động trở lại và vận hành liên tục ở mức công sức tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhà máy lọc dầu Dung Quất có thời điểm hoạt động với công suất 108% - ngang với mức công suất trước khi các đợt dịch xảy ra. Trong cả năm 2021, các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của BSR đều vượt xa kế hoạch được giao. Doanh thu thuần tăng 74% so với cùng kỳ. BSR từ lỗ 2.858 tỷ đồng đã tăng lên lên gần 6.700 tỷ đồng lợi nhuận nhờ sản lượng tăng và giá dầu Brent tăng 60% so với cuối năm 2020.
Trong tháng 1 và tháng 2 năm 2022, BSR đã bán vượt 15% sản lượng cho các khách hàng đã ký kết hợp đồng. Tiêu thụ xăng dầu được kỳ vọng sẽ phục hồi về mức trước khi dịch Covid xảy ra và tăng trưởng 5,5% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2025 theo kế hoạch của Chính phủ. Giá các sản phẩm xăng dầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng và tăng nhanh hơn mức tăng giá của dầu thô do sự tăng trở lại bất ngờ của nhu cầu tiêu thụ khi nền kinh tế phục hồi trở lại sau đại dịch cùng với sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.
Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu BSR của Công ty Chứng khoán NH Việt Nam tại đây.
Mirae Asset: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DPM, giá mục tiêu 66.300 đồng
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-Công ty Cổ phần (HoSE: DPM) là doanh nghiệp cung cấp phân hàng bón đầu trong thế giới lĩnh vực phân bón và hóa chất (NH3, UFC 85, CO2) phục vụ mảng dầu khí. Trong đó, nhà máy Đạm Phú Mỹ có công suất đạt 800 ngàn tấn/năm, chiếm khoảng 40% nhu cầu đạm cả nước.
Năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ DPM lần lượt đạt 12.786 tỷ và 3.117 tỷ đồng, tăng 65% và 351% cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ đạt 1,26 triệu tấn, tăng 46% so với năm 2020 và biên lợi nhuận gộp đạt 37,4%, tăng mạnh so với mức 22,3% trong năm 2020 nhờ giá bán khả quan. Bên cạnh đó, chi phí tài chính trong năm 2021 của DPM cũng giảm 21% so với năm 2020 nhờ sự cải thiện tài chính.
Biến động bất ngờ từ cuộc chiến giữa Nga – Ukraine và những động thái đáp trả từ các nhóm nước Châu Âu, Mỹ, Châu Á, …đối với Nga có thể khiến Nga gặp khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình. Trong đó, Nga nhiều khả năng sẽ bị gián đoạn hoạt động xuất khẩu phân bón. Năm 2021, Nga đang là quốc gia xuất khẩu Ure và NPK lớn nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu lần lượt đạt 7 và 5,9 triệu tấn. Việc Nga gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu sẽ tạo cơ hội do các doanh nghiệp phân bón với kỳ vọng cả sản lượng và giá bán đều có thể hưởng lợi do sự thiếu hụt nguồn cung bất ngờ trên thế giới.
Năm 2022, dự báo doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông mẹ công ty DPM đạt 14.502 tỷ và 3.707 tỷ đồng, lần lượt tăng 13,4% và 18,9% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng tiêu thụ kỳ vọng của DPM năm 2022 đạt 1,33 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2021 biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ lên mức 37,8% với giá bán bình quân mỗi tấn tăng 7% so với cùng kỳ và doanh thu tài chính tăng 10% so với năm 2021 nhờ sự cải thiện tài chính.
Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu DPM của Công ty Chứng khoán Mirae Asset tại đây.
VCSC: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VTP, giá mục tiêu 96.600 đồng
Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (UPCoM: VTP) công bố kết quả kinh doanh năm 2021, trong đó doanh thu tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020 trong khi lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giảm 23% so với năm 2020. Kết quả lợi nhuận yếu là do các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt của Việt Nam làm tăng tỷ lệ giao hàng không thành công, chi phí và thời gian giao hàng cũng như chi phí quản lý cao hơn. Sự gián đoạn do Covid-19 gây ra đạt đỉnh điểm vào quý III năm 2021 trước khi giảm dần vào quý IV năm 2021.
Cụ thể, doanh thu từ kinh doanh dịch vụ - trong đó dịch vụ giao hàng chiếm từ 85% đến 90%, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020 và 50% so với quý III năm 2021 trong quý IV năm 2021 khi sản lượng giao hàng của VTP phục hồi sau khi Việt Nam nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội vào đầu quý IV năm 2021. Trong cả năm 2021, doanh thu dịch vụ của VTP tăng 8% so với năm 2020, nhanh hơn so với ngành bưu chính Việt Nam và doanh thu tăng 2% so với năm 2020.
Doanh thu của VTP năm 2021 cũng được thúc đẩy thêm bởi doanh thu mảng thương mại có biên lợi nhuận thấp thấp, chủ yếu bao gồm thẻ điện thoại và hàng tạp hóa-mảng sau được thúc đẩy bởi sàn thương mại điện tử Voso của VTP. Theo VTP, tổng giá trị giao dịch của Voso đã tăng vọt trong năm 2021 nhờ nhu cầu hàng hóa thiết yếu tăng cao ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đặc biệt là trong quý III năm 2021.