Lịch sử giá cổ phiếu BSR và những thông tin cần biết
Cổ phiếu BSR của công ty nào?
Cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn được giao dịch trên sàn UPCoM.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 4300378569 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cấp lần đầu ngày 05/06/2008, cấp thay đổi lần thứ 13 ngày 18/12/2018.
Địa chỉ trụ sở chính: 208 Đại lộ Hùng Vương, phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.
Điện thoại: 0255 3825825
Số fax: 0255 3825826
Mã cổ phiếu: BSR.
Vốn điều lệ: 31.004.996.160.000 đồng
Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 09/05/2008: Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn được thành lập theo Quyết định số 1018/QĐ-DKVN của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Ngày 05/06/2008: Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn được thành lập theo Quyết định số 1018/QĐ-DKVN của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 4300378569 (cấp lần đầu).
Ngày 22/02/2009: BSR tổ chức đón dòng sản phẩm thương mại đầu tiên của Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất.
Ngày 06/01/2011: Khánh thành và chính thức đưa NMLD Dung Quất đi vào vận hành thương mại, kết thúc quá trình xây dựng, vận hành chạy thử.
Ngày 15/04/2014: NMLD Dung Quất vận hành 600 ngày đêm liên tục.
Ngày 24/12/2014: BSR đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch Nước trao tặng.
Ngày 08/12/2017: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1978/QĐ-TTg về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Ngày 17/01/2018: BSR tổ chức thành công đợt bán cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).
Ngày 01/03/2018: Cổ phiếu BSR bắt đầu giao dịch trên hệ thống UPCoM của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Ngày 01/07/2018: Chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên giao dịch: Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu BSR nhất?
Khối lượng cổ phiếu BSR đang niêm yết trên sàn UPCoM là 3.100.499.616 cổ phiếu.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là cổ đông lớn nhất của BSR với tỷ lệ sở hữu trên 92%.
Lịch sử giá cổ phiếu BSR qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu BSR
Kể từ khi giao dịch trên sàn UPCoM, giá cổ phiếu BSR giảm rất mạnh. Bắt đầu từ cuối tháng 12 năm 2020, giá cổ phiếu BSR có xu hướng tăng trở lại cho đến hiện nay.
Giá cổ phiếu BSR cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu BSR cao nhất là 31.300 đồng/cổ phiếu vào ngày 01/03/2018 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu BSR thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu BSR thấp nhất là 4.800 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/03/2020 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu BSR không?
Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn
Năm 2020 là năm BSR phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động kép của giá dầu giảm sâu và dịch bệnh Covid-19.
Mặc dù nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cả nước giảm mạnh do tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng BSR đã hoàn thành 100% chỉ tiêu về sản lượng sản xuất vào lúc 10 giờ 30 phút và chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ vào lúc 22 giờ 00 phút ngày 12/12/2020 – về đích sớm hơn so với Kế hoạch là 19 ngày.
Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ tác động kép của dịch bệnh Covid-19 và giá dầu giảm sâu, BSR đã tập trung rà soát, kiểm soát, cắt giảm và tối ưu chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh năm 2020 giảm khoảng 30% so với kế hoạch.
Kết thúc năm 2020, BSR lỗ sau thuế 2.858 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2021, BSR đạt 66.588 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2020. Khấu trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 3.998 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2020 lỗ tới 4.095 tỷ đồng.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu BSR ?
Sàn UPCoM hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu BSR tại ngày 10/11/2021 là 25.500 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 2.250.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn
Xây dựng BSR trở thành Công ty Lọc hóa dầu chủ động và năng động, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh ở mức cao gắn liền với bảo vệ môi trường, an toàn trong vận hành.
Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Hoàn thành dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, tìm kiếm và mở rộng nguồn dầu thô cung cấp cho Nhà máy, đa dạng hóa sản phẩm, tích hợp hóa dầu.