Thứ bảy, 27/04/2024, 00:35 AM
Tài chính tiêu dùng   •   Thứ hai, 18/10/2021, 05:22 AM  •  18/10/2021, 05:22

Cách để trở nên tự do tài chính

Tự do tài chính đang dần trở thành mục tiêu phấn đấu của nhất nhiều người. Liệu bạn đã sẵn sàng để trở nên tự do tài chính? Hãy tham khảo các cách sau đây.

Hầu hết mọi người đều muốn tự do tài chính và có thể nghỉ hưu sớm, nhưng đa phần lại không biết cách để làm như vậy. Sau đây là một phương pháp đơn giản để bạn có thể tự do tài chính nhưng điều đó sẽ không hẳn dễ dàng.

Phương pháp này sẽ giúp bạn kiểm soát tài khoản cả nhân giống như cách bạn đang điều hành một mô hình kinh doanh. Ngoài ra, nó còn giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận, từ đó đến gần hơn với mục tiêu tự do tài chính cũng như các mục tiêu tài chính khác.

Tự do tài chính là khi bạn đã tiết kiệm đủ để chi tiêu sinh hoạt cho đến cuối đời mà không cần kiếm thêm tiền. Bạn có thể thực hiện các dự định khác như du lịch mà không cần quá lo lắng về khoản chi tiêu của mình trong tương lai.

Để có thể tự do về tài chính hoặc đạt được các mục tiêu tài chính khác, hãy chú ý đến quy tắc cơ bản của tài chính cá nhân: Để có thể giàu có, bạn phải chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Quên những lời khuyên như tiết kiệm 10% hoặc 20% thu nhập của bạn đi, để trở nên giàu có thực sự, hãy tiết kiệm tối đa khả năng của bạn. Hãy đặt mục tiêu giảm bớt chi tiêu và cố gắng tiết kiệm 50% hoặc hơn thế với thu nhập cá nhân của bạn. Nghe có vẻ bất khả thi, nhưng nếu bạn thực sự nỗ lực thì không gì là không thể.

Cắt giảm chi tiêu

Trước hết, phải tìm cách cắt giảm các khoản chi tiêu của bạn. Các khoản chi cho các mục tiêu không cần thiết sẽ tiêu tốn phần lớn ngân sách tài chính cá nhân của bạn. Hãy thực hiện các cách sau để cắt giảm chúng:

Hãy chọn nhà ở khu vực có mức giá sinh hoạt thấp. Từ chối các lời mời mua nhà. Chỉ mua những gì bạn cần. Vay một khoản thế chấp nhỏ với lãi suất thấp. Trả nợ càng nhanh càng tốt. Đừng ngại thuê những gì mình cần trong ngắn hạn. Chi tiêu không quá 25% thu nhập của bạn cho nhà ở. Hãy nói cách khác, về vấn đề chỗ ăn chỗ ở, hãy chi càng ít càng tốt.

Bên cạnh đó, bạn hãy giảm việc sử dụng các phương tiện cá nhân. Đi bộ, đi xe đạp hoặc đi xe buýt nếu cần. Nếu bạn phải có một chiếc ô tô, hãy mua một chiếc đã qua sử dụng để tiết kiệm chi phí mua mới và đăng kiểm.

Ngoài ra, hãy học cách sửa chữa, lắp đặt đồ dùng, không bỏ phí thức ăn, ăn ít lại nếu bạn cảm thấy mình cần tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng mới.

Làm như trên, bạn sẽ không cảm thấy mình đang phải vật lộn để tiết kiệm, hãy suy nghĩ lạc quan rằng: mình đang hi sinh một chút ít sự thoải mái để đạt được những mục tiêu lớn hơn trong tương lai. Khi bạn đã đạt được các mục tiêu mình mong muốn, bạn sẽ thấy việc đánh đổi như vậy là một quyết định đúng đắn. Bên cạnh đó, thay đổi tư duy về chi tiêu, quản lý tiền bạc sẽ giúp bạn đứng đắn hơn, thông minh hơn trong cách tiêu tiền. Hãy chỉ chi tiền cho những gì thực sự quan trọng với bạn.

Gia tăng thu nhập

Bước thứ hai là gia tăng thu nhập của bạn. Thật tuyệt khi bạn có thể cắt giảm chi tiêu và xây dựng cho mình thói quen tiết kiệm, nhưng mức hiệu quả của nó luôn bị giới hạn bởi mức thu nhập của bạn. Về lý thuyết, không có một hạn mức xác định nào cho số tiền tối đa mà bạn có thể kiếm. Bạn kiếm được càng nhiều, bạn sẽ bước càng nhanh tới mục tiêu của bản thân.

Công việc là tài sản quan trọng nhất của bạn. Nó là công cụ kiếm tiền mà bạn không thể thiếu trên con đường tới thành công. Hãy đàm phán mức lương của bạn, học hỏi các kỹ năng mới, kết nối với đồng nghiệp, xây dựng các mối quan hệ và tích cực tìm cách thăng tiến sự nghiệp của bạn.

Bạn cũng nên liên tục tìm tòi và khám phá kiến thức mới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng với mức độ hiểu biết, học vấn cao hơn, bạn sẽ có được mức lương cao hơn

Điều không thể thiếu là rèn luyện sức khỏe bao gồm cả sức khỏe tinh thân. Ngoài ra, tìm kiếm nghề tay trái, tạo ra cho bản thân mình một nguồn thu nhập thứ hai hoặc thụ động.

Tính cách và sở thích sẽ khiến các mục tài chính của bạn khác nhau. Một số người có xu hướng ưu tiên sự tiết kiệm. Một số người khác lựa chọn con đường dẫn đến sự giàu có thông qua cố gắng nâng cao thu nhập. Hãy cố làm hài hòa cả hai mặt “cắt giảm chi tiêu” và “gia tăng thu nhập”, tiết kiệm một nửa hoặc hơn số tiền bạn kiếm được.

Đầu tư thông minh - chìa khóa của tự do tài chính

Cuối cùng hãy chuyển các khoản tiền mình tiết kiệm được vào các khoản đầu tư cá nhân, đây là bước quan trọng nhất, nó sẽ quyết định số tiền mà bạn sẽ có trong tương lai. Hãy lên kế hoạch tài chính và các dự định trong tương lai. Cân nhắc việc đầu tư các tài sản có chi phí thấp như các quỹ chỉ số hay quỹ ETF, tài sản của bạn sẽ tăng trưởng theo sự phát triển của thị trường chung. Hãy phớt lờ các thông tin cực đoan về sự đi xuống của thị trường, giữ bình tĩnh, đánh giá tình hình và đưa ra những điều chỉnh danh mục của mình một cách sáng suốt. Hãy liên tục đầu tư dù thị trường có đang đi lên hay đi xuống,

Danh mục của bạn sẽ lớn lên theo thời gian. Hãy theo dõi danh mục của bạn một cách định kỳ, đưa ra đánh giá, chỉnh sửa hằng năm tùy theo những nhìn nhận của bạn về thị trường trong năm tới. Hãy xem bạn đã tiêu bao nhiêu trong năm vừa rồi? Khoản đầu tư của bạn đang trị giá bao nhiêu? Bạn đã đạt được mục tiêu bạn đề ra chưa? Ước tính bao lâu nữa bạn có thể trở nên tự do tài chính hay đạt được các mục tiêu của bạn? Để xác định được liệu bạn đã có thể tự do tài chính hay chưa, hãy xem xét các giả định sau:

Giả sử bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn trong tương lai. Bạn nên ước tính lượng tiền cần sử dụng để có thể cảm thấy thoải mái.

Nếu bạn rút khoảng 4% từ khoản tiết kiệm của mình mỗi năm, danh mục đầu tư của bạn sẽ tồn tại trong bao nhiêu năm nếu tính cả lạm phát? Trong thời kỳ thị trường đi xuống, bạn có thể giảm số tiền bạn sử dụng mỗi năm xuống 3%. Nhưng nếu thời kỳ kinh tế đang đi lên, bạn có thể sử dụng 5% giá trị danh mục mỗi năm. Nói chung, 4% là mức tiêu dùng an toàn.

Dựa trên những giả định này, có một cách nhanh chóng để kiểm tra xem liệu bạn có đạt được mục tiêu của mình hay chưa. Nhân chi phí hàng năm hiện tại của bạn với 25. Nếu kết quả nhỏ hơn số tiền tiết kiệm của bạn, bạn đã có thể nghỉ hưu. Nếu số tiền đó lớn hơn số tiền bạn tiết kiệm được, bạn vẫn còn nhiều việc phải làm, hãy tích lũy thêm. Nếu bạn muốn thời kỳ nghỉ hưu của mình an toàn hơn, hãy nhân chi phí hàng năm của bạn với 30. Nếu bạn tự tin vào tương lai, rằng bạn sẽ sống tốt trong giai đoạn này, bạn có thể nhân mức chi tiêu hàng năm với 20.

Tiết kiệm được càng nhiều, thời gian bạn cần để tích lũy tài sản và nghỉ hưu sẽ càng ngắn.

Tận hưởng cuộc sống

Các phương pháp này có thể áp dụng với các mục tiêu tài chính khác nhau. Có lẽ bạn không muốn nghỉ hưu sớm, bạn muốn tiết kiệm để mua nhà hoặc cho con bạn đi học đại học hoặc có thể bạn muốn nghỉ việc và bắt đầu kinh doanh riêng.

Nếu bạn có thể tiết kiệm hơn 50% thu nhập của mình, bạn có thể xây dựng cuộc sống theo cách bạn muốn.

Đương nhiên phương pháp này rất dễ để hiểu, nhưng lại không dễ để thực hiện. Phần khó nhất là thay đổi lập trường, tư tưởng của bản thân. Đừng để tâm lý và cảm xúc của bạn bị lung lay bởi lời nói và tư tưởng của người khác. Tự tin, bình tĩnh chính là chìa khóa của sự giàu có.

Huy Hoàng
Theo Getrichslowly/Tổng hợp

Không bao giờ là quá muộn để mua cổ phiếu

Bạn không cần phải ngừng hoàn toàn việc mua cổ phiếu khi bạn gần đến tuổi nghỉ hưu. Nhiều lý do khiến các nhà đầu tư vẫn ưu tiên mua cổ phiếu dù họ đã luống tuổi.

Vingroup phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu cho Vinfast vay sản xuất ôtô

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ năm, 17/08/2023, 11:41 AM
Tập đoàn Vingroup (Hose: VIC) công bố thông tin phát hành 5 lô trái phiếu ra công chúng với tổng trị giá 10.000 tỷ đồng để cho VinFast vay đầu tư dự án sản xuất ôtô tại Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, đảo Cát Hải, huyện Cát Hải, Hải Phòng.

Viettel Money là gì? Cách nạp tiền, rút tiền với Viettel Money

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ năm, 02/12/2021, 04:43 AM
Không chỉ là Mobile Money, Viettel Money là hệ sinh thái tài chính số toàn diện, hội tụ nhiều tính năng và lợi thế cạnh tranh so với các phương thức thanh toán khác.

7 cách tiết kiệm tiền khi mua sắm trực tuyến

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ ba, 02/11/2021, 06:36 AM
Mua sắm trực tuyến đang trở thành một xu thế thời thượng nhưng không phải ai cũng biết cách tiết kiệm tiền khi mua sắm trực tuyến.

7 điều lầm tưởng về tài chính cá nhân mà chúng ta vẫn tự dối lòng

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ năm, 28/10/2021, 22:03 PM
Có thể bạn không để ý, nhưng vẫn có những điều lầm tưởng về tài chính cá nhân gây cho bạn những thiệt hại không ngờ đến.

10 sai lầm tài chính các cặp vợ chồng son nên tránh

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ ba, 26/10/2021, 13:03 PM
Biết cách giảm thiểu các hiểu lầm tài chính đối với cặp vợ chồng son là điều quan trọng bởi tiền bạc là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng trong hôn nhân.