Thứ sáu, 22/11/2024, 18:04 PM
Tài chính tiêu dùng   •   Thứ năm, 28/10/2021, 22:03 PM  •  28/10/2021, 22:03

7 điều lầm tưởng về tài chính cá nhân mà chúng ta vẫn tự dối lòng

Có thể bạn không để ý, nhưng vẫn có những điều lầm tưởng về tài chính cá nhân gây cho bạn những thiệt hại không ngờ đến.

Có thể bạn không để ý, nhưng thực chất bạn vẫn có những điều lầm tưởng về tài chính cá nhân. Hãy xem liệu có lầm tưởng nào dưới đây trùng với bạn không và tìm ra những thiệt hại bạn không ngờ đến.

Chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta đã thật sự am hiểu về tài chính cá nhân và tiền bạc, chính niềm tin ấy đã làm lu mờ đi một số sự thật. Những mong muốn, hi vọng và nỗi sợ hãi có thể mang chúng ta xa rời thực tế, dễ dàng tin vào những căn cứ không có thật về tiền bạc thậm chí chúng ta không ý thức được điều đó.

Bất kể lầm tưởng của bạn là gì, đều không quá muộn để bạn nhìn thấu và quay trở lại con đường đúng đắn. Hãy xem xét một số lầm tưởng phổ biến sau đây và sự thật đằng sau chúng.

Bạn sẽ hạnh phúc hơn khi có tiền

Đây là một quan điểm quen thuộc. Tất nhiên, mục tiêu về số thu nhập, tiết kiệm và ngân sách là điều tốt, nhưng nếu bạn cho rằng những con số có thể khiến bạn hạnh phúc, bạn nên suy nghĩ lại.

Khi bạn tự dối bản thân bằng quan điểm này, bạn đã đặt quá nhiều cảm xúc vào tiền bạc. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ phát hiện ra bản thân thất vọng ngay cả khi nhận được tiền lẫn khi không nhận được tiền. Tiền không khiến bạn hạnh phúc như bạn vẫn nghĩ.

Thay vì tập trung quá nhiều vào các con số tài chính cá nhân, hãy coi đó là mục tiêu, việc cố gắng đạt được mục tiêu có thể khiến bạn hài lòng cho dù bạn có đạt được hay không.

Bạn luôn xứng đáng bất kể bạn có đủ khả năng hay không

“Bạn làm việc chăm chỉ, bạn nên có được bộ đồ đắt tiền này”.

“Bạn xứng đáng với chiếc xe hạng sang này”.

“Bạn có thể chi tiêu quá tay, bạn xứng đáng với điều đó”.

Đó là tất cả những lời dối lòng bạn dùng để thuyết phục bản thân khi mua một món đồ yêu thích. Mọi người thường xoa dịu cảm xúc bằng cách tiêu tiền, mua những món đồ đắt giá mặc kệ chúng có thật sự cần thiết hay không. Thực ra bạn vẫn biết rằng món đồ này không nhất định phải mua, chỉ là bạn đang lừa dối bản thân mà thôi.

Đối mặt với những cám dỗ về tài chính cá nhân, bạn luôn mạnh mẽ vượt qua

Hầu hết chúng ta đều tự cho rằng bản thân có bản lĩnh khi đối mặt với cám dỗ. Nhưng đã bao giờ bạn mua sắm một cách bốc đồng, không chủ đích hay chưa? Lần cuối bạn mua sắm như vậy là khi nào?

Người Mỹ trung bình chi ít nhất vài trăm đô la một tháng cho các khoản mua sắm bốc đồng. Chúng ta cũng có xu hướng mua sắm bốc đồng và chi tiêu nhiều hơn khi căng thẳng.

Mặt khác, những người mua sắm bằng thẻ tín dụng đang chi tiêu nhiều hơn khoảng 10% so với tiền mặt. Điều đó không phải là một tín hiệu tốt bởi bạn còn chưa tính đến chi phí lãi suất nếu số nợ thẻ tín dụng không được thanh toán đầy đủ.

Bạn sẽ tiết kiệm nhiều hơn trong thời gian tới

Hầu hết mọi người đều tập trung chi tiêu cho những thứ cần thiết và mong muốn ngay hiện tại rồi tự nhủ sẽ tiết kiệm nhiều hơn trong tương lai. Trên thực tế, chỉ có ít hơn 1/6 người trong số chúng ta tiết kiệm hơn 15% thu nhập và 1/5 không tiết kiệm được tiền. Khi bạn tiêu tiền và nghĩ rằng bạn sẽ tiết kiệm sau, có nghĩa là bạn đang ưu tiên hiện tại hơn tương lai. Khi bạn ngồi lại và suy nghĩ nghiêm túc về kế hoạch nghỉ hưu, vào thời điểm đó có lẽ bạn sẽ thấy quá muộn hoặc bản thân cần phải làm nhiều việc hơn để đạt được số tiền tiết kiệm hưu trí và hối hận tại sao không tiết kiệm từ khi tuổi còn trẻ.

Bạn có nhiều thời gian để lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bây giờ bạn vẫn còn trẻ và bạn cảm thấy quỹ thời gian của bản thân còn rất nhiều, chưa cần phải lập kế hoạch tiết kiệm. Đây chỉ là một cái cớ cho sự trì hoãn. Thực chất, bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc hoặc không chắc chắn về tài chính tương lai của bản thân. Những cảm xúc này khiến bạn muốn lảng tránh, vô tình bỏ qua khoảng thời gian tuyệt vời để lãi suất từ các khoản đầu tư sinh sôi nảy nở.

Nếu không chuẩn bị cho bản thân từ sớm, bạn đang chuẩn bị cho sự thất bại.

Có "nợ tốt" và "nợ xấu"

Chúng ta đang có xu hướng gán giá trị đạo đức cho các khoản nợ, các khoản vay thế chấp, vay vốn sinh viên là “nợ tốt” còn khoản nợ thẻ tín dụng là “nợ xấu”. Thay vì để các khoản nợ gắn với giá trị đạo đức, bạn nên tập trung vào thực tế. Bất kì khoản nợ nào đều đi kèm với chi phí lãi suất, điều quan trọng ở đây không phải “tốt” hay “xấu” mà là hiểu được các khoản vay ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai của chúng ta như thế nào. Hãy tập trung vào tổng chi phí trả lãi theo thời gian và xem khoản vay có thực sự giúp bạn đạt được mục tiêu hay không. Nhìn vào thực tế, bạn sẽ rút ngắn thời gian trả nợ và tiết kiệm được nhiều hơn cho bản thân.

Muốn nhiều hơn là không tốt

Tham lam là xấu, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải thuyết phục bản thân hài lòng với những gì đang có, chấp nhận sống ít hơn. Khi bạn không làm điều gì để cải thiện tình hình tài chính của bản thân với lý do không nên tham lam, liệu đó có phải là lời biện minh cho sự không cố gắng?

Khi coi mong muốn nhiều hơn như một động lực tích cực, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc nắm bắt cơ hội hoặc làm những công việc cần thiết với thái độ cầu tiến, đạt được mức tài chính mà bạn mong muốn.

Làm thế nào để thoát ra khỏi những lời nói dối về tài chính cá nhân?

Bạn thấy bản thân mình xuất hiện bao nhiêu lần trong những lời nói dối trên? Tại một số thời điểm trong đời như khi bạn đang cố hợp lý hóa một quyết định hay khiến bản thân cảm thấy tốt hơn, có thể bạn đã dùng một trong số những lời nói dối đó. Kết quả là bạn đã không đưa ra những lựa chọn sáng suốt nhất.

Những gì chúng ta tự nói với bản thân và những quan điểm của ta về tiền bạc sẽ quyết định các hành vi tài chính của chúng ta. Nếu không tìm ra sự thật, những lời nói dối ấy sẽ khiến nguồn tài chính của ta cạn kiệt, ảnh hưởng đến nhận thức tài chính và cản trở việc duy trì hay tăng trưởng tài sản. Hãy đọc hết những lời nói dối trên và thiết lập lại suy nghĩ, thay đổi tư duy và bắt đầu hành động. Hành động đúng đắn giúp bạn đưa ra những lựa chọn tốt hơn và đạt được các mục tiêu tài chính lớn.

Vũ Trang
Theo Kiplinger/Tổng hợp

Vingroup phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu cho Vinfast vay sản xuất ôtô

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ năm, 17/08/2023, 11:41 AM
Tập đoàn Vingroup (Hose: VIC) công bố thông tin phát hành 5 lô trái phiếu ra công chúng với tổng trị giá 10.000 tỷ đồng để cho VinFast vay đầu tư dự án sản xuất ôtô tại Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, đảo Cát Hải, huyện Cát Hải, Hải Phòng.

Viettel Money là gì? Cách nạp tiền, rút tiền với Viettel Money

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ năm, 02/12/2021, 04:43 AM
Không chỉ là Mobile Money, Viettel Money là hệ sinh thái tài chính số toàn diện, hội tụ nhiều tính năng và lợi thế cạnh tranh so với các phương thức thanh toán khác.

7 cách tiết kiệm tiền khi mua sắm trực tuyến

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ ba, 02/11/2021, 06:36 AM
Mua sắm trực tuyến đang trở thành một xu thế thời thượng nhưng không phải ai cũng biết cách tiết kiệm tiền khi mua sắm trực tuyến.

10 sai lầm tài chính các cặp vợ chồng son nên tránh

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ ba, 26/10/2021, 13:03 PM
Biết cách giảm thiểu các hiểu lầm tài chính đối với cặp vợ chồng son là điều quan trọng bởi tiền bạc là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng trong hôn nhân.