Chủ nhật, 24/11/2024, 13:04 PM
Tài chính tiêu dùng   •   Thứ tư, 06/10/2021, 13:36 PM  •  06/10/2021, 13:36

6 lời khuyên giúp tân sinh viên quản lý tài chính tốt hơn

Biết cách quản lý tài chính trước khi trải nghiệm cuộc sống đại học sẽ là một lợi thế lớn giúp tân sinh viên dễ dàng giải quyết các vấn đề trong tương lai.

Nếu con bạn là một trong số hàng triệu tân sinh viên chuẩn bị nhập học, bạn sẽ phải quay cuồng trong các khoản chi phí mua sắm đồ dùng, sách giáo trình và thuê phòng trọ. Trong khi bận rộn lo toan những khoản chi phí cơ bản, bạn cũng nên xem xét những vấn đề sâu xa hơn.

Bây giờ là lúc thích hợp để nói chuyện với con cái về tài chính cá nhân. Là cha mẹ, bạn có nghĩa vụ chuẩn bị cho con cái về chiến lược lập ngân sách và chi tiêu thông minh trước khi chúng tới trường đại học. Mặc dù con bạn có thể ngạc nhiên với ý tưởng tạo ngân sách, nhưng biết cách quản lý tiền bạc giúp ích rất nhiều cho sinh viên đại học. Cuộc sống đại học của con bạn sẽ khó khăn hơn nếu chúng chi tiêu vô độ không có kế hoạch,hãy cho con bạn những lời khuyên thông thái và giúp đỡ chúng một chút về mặt tài chính, chúng sẽ có một cuộc sống đại học tốt đẹp hơn.

Sau đây là những mẹo tài chính thông minh cho sinh viên:

Lập ngân sách để quản lý tài chính

Trong tài khoản của mỗi học sinh thường bao gồm nhiều khoản tiền khác nhau, bao gồm nguồn tiền cha mẹ cho, tiền thưởng trong học tập hay tiền lương từ các công việc bán thời gian. Khi học sinh đó trở thành một sinh viên năm nhất, ngân sách có vai trò quan trọng.

Cho dù con bạn đã tiêu tới số tiền có sẵn từ hồi học sinh hay chưa, vẫn nên ngồi lại với con để cùng bàn bạc về tình hình tài chính như thu nhập từ công việc part-time, số tiền bạn sẽ cung cấp hay tiền đến từ việc vay vốn sinh viên sẽ là bao nhiêu mỗi tháng, sau đó, chỉ cho con bạn cách phân loại và quản lý tất cả các khoản chi phí để có được một cái nhìn cụ thể và tổng quát đối với ngân sách của chúng.

Khi con bạn chi tiêu vượt quá ngân sách, hãy dành chút thời gian để gợi ý cho chúng những lựa chọn tài chính thông minh hơn phù hợp với ngân sách đặt ra trước đó. Bạn có thể hướng con đến những hoạt động được tổ chức miễn phí hoặc có chi phí thấp thay vì những hoạt động tốn kém mà con thích trước đó. Nếu con bạn thích uống cafe tại các cửa hàng, hãy gợi ý với chúng rằng tự pha cafe tại nhà có thể sẽ ngon và rẻ hơn, nếu con bạn thích mua quần áo được thiết kế tại các cửa tiệm đắt đỏ, hãy tìm mua trang phục chúng yêu thích tại các sàn thương mại điện tử hoặc các cửa hàng bán lẻ giảm giá để có thể tiết kiệm tiền. Khuyến khích con bạn theo dõi các khoản chi phí định kì trên các nền tảng quản lý tài chính trực tuyến, giúp chúng quản lý tài chínhkịp thời và xác định cách chi tiêu phù hợp.

Hãy để con bạn tự quản lý ngân sách của chúng. Bạn có thể đưa ra những lời khuyên và đóng vai trò như người dẫn đường, nhưng hãy để con bạn là người đưa ra quyết định sau cùng.

Sử dụng các dịch vụ trực tuyến

Thay vì tạo một bản excel và quan sát ngân sách trên đó, sinh viên bây giờ có những lựa chọn tốt hơn để quản lý tài chính của mình. Chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh, con bạn có thể dễ dàng kiểm tra ngân sách mọi lúc mọi nơi.

Hiện nay, các ứng dụng giúp bạn quản lý chi tiêu rất đa dạng, bạn có thể sử dụng sổ thu chi Misa, Money Lover, PocketGuard, HomeBudget và vô vàn các ứng dụng khác cho phép bạn quản lý tất cả các tài khoản của mình trên điện thoại. Các ứng dụng này cho phép việc lập ngân sách thuận tiện hơn đối với những sinh viên bận rộn, đảm bảo họ dễ truy cập vào số dư tài khoản và lập kế hoạch chi tiêu.

Ngoài các ứng dụng quản lý tiền, hãy đảm bảo rằng con bạn cũng có những tài khoản ngân hàng trực tuyến để có thể chuyển tiền hoặc sử dụng vào việc khác khi cần thiết.

Giảm thiểu nợ sinh viên

Có một số cách để giảm thiểu nợ sinh viên. Hãy chắc chắn rằng bạn đã cho con biết tất cả những cách này trước khi chúng bắt đầu cuộc sống đại học.

Chi tiêu vào những thứ đúng đắn

Sinh viên đại học không nên sử dụng các khoản hỗ trợ tài chính cho các hoạt động vui chơi giải trí nhưng đó là một sự cám dỗ lớn. Hãy cho con bạn biết tầm quan trọng của việc vay nợ một cách khôn ngoan và có kế hoạch. Ngay cả khi hiện nay, các khoản vay sinh viên có lãi suất thấp và thời gian trả nợ lâu như thể con bạn được cho miễn phí, chúng vẫn có thể gặp rắc rối liên quan đến các khoản vay này trong tương lai. Hãy xác định rõ nên và không nên dùng khoản vay sinh viên trong trường hợp nào. Nên sử dụng khoản vay sinh viên cho học phí, sách vở, nhà ở và có thể là kế hoạch ăn uống nhưng tuyệt đối không dùng cho các hoạt động đi chơi, quần áo mới hoặc tham gia vào một buổi tiệc.

Để quản lý tài chính tốt, chỉ nên vay những gì cần thiết

Không phải mọi bậc phụ huynh đều đủ khả năng chu cấp cho con em khi đi học đại học. Nếu con bạn cần vay các khoản nợ sinh viên, hãy nhắc chúng rằng số tiền vay cần tương xứng với mức lương của chúng sau khi tốt nghiệp. Đừng vay nhiều tiền hơn để có một cuộc sống tưởng chừng giàu có, nó sẽ gây ra những gánh nặng tài chính sau này. Là một sinh viên, hãy tập thói quen sống đơn giản và tiết kiệm ngay từ năm nhất để sau này không phải trả lãi cho những thứ không đáng.

Làm thêm để bổ sung vào ngân sách cá nhân

Nếu con bạn muốn có thêm chi phí để tham gia vào các cuộc vui chơi cùng bạn bè, chúng nên làm một công việc bán thời gian thay vì vay các khoản vay sinh viên. Vừa học vừa làm thường mang lại sự linh hoạt mà sinh viên cần có. Hãy dạy con bạn thanh toán ngay bây giờ cho những thứ không quá quan trọng để sau này chúng không phải chi trả cho những thứ đó.

Sử dụng thu nhập để thanh toán các khoản vay

Cố gắng bổ sung thêm vào các khoản thanh toán cho các khoản vay bằng thu nhập từ việc làm thêm hoặc các quà tặng tài chính. Trên thực tế, các khoản vay sinh viên sẽ không đến hạn ngay sau khi con bạn tốt nghiệp, nhưng trả hết các khoản nợ khi còn đi học có thể giúp sinh viên tiết kiệm một khoản đáng kể khi tính đến lãi suất dài hạn.

Tìm kiếm các chương trình giảm giá dành cho sinh viên

Sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm các chương trình ưu đãi được tổ chức bởi các nhà hàng, địa điểm ăn uống, cửa tiệm quần áo, các cơ sở vui chơi và vô vàn dịch vụ khác xung quanh trường đại học. Việc tham gia các chương trình ưu đãi và sử dụng các sản phẩm dịch vụ giảm giá có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Hơn nữa, bằng cách săn lùng các chương trình giảm giá, sinh viên hiểu được giá trị của việc tìm kiếm những ưu đãi lớn.

Cẩn thận với những khoản vay tín dụng

Các ngân hàng đặc biệt săn đón những tân sinh viên non nớt và thiếu kinh nghiệm, tin vào quan điểm sinh viên năm nhất đang thiếu tiền mặt và luôn ước mơ kiếm tiền dễ dàng. Sinh viên năm nhất cũng là đối tượng không cẩn thận với những khoản vay thẻ tín dụng tính phí trễ hạn và lãi suất cao. Các ngân hàng lợi dụng những điểm yếu của đối tượng này để họ dễ dàng vay những khoản vay tín dụng có thể mang đến rắc rối trong tương lai.

Hãy đưa ra quy tắc với con bạn. Nếu chúng muốn có thẻ tín dụng, chúng nhất định phải bàn bạc với bạn để cùng tìm ra ưu nhược điểm của các loại thẻ khác nhau, đặt giới hạn chi tiêu hợp lý và tìm các loại thẻ có điểm hoặc có các phần thưởng hoàn tiền.

Trong trường hợp con bạn muốn sử dụng thẻ ghi nợ khi học đại học, hãy đảm bảo rằng ngân hàng mà con lựa chọn không cho phép một khoản thấu chi lớn. Sẽ tốt hơn nếu thẻ ghi nợ đó không có thấu chi để con bạn chỉ có thể tiêu những gì chúng có và không phải đóng phí thấu chi. Bạn có thể làm cho con một thẻ ghi nợ trả trước, chúng sẽ biết tiết kiệm chi tiêu hợp lý.

Đặt giới hạn chi tiêu

Một cách để giúp con bạn hạn chế chi tiêu trong năm học đầu tiên là đặt giới hạn ngân sách cho những khoản không quá thiết yếu. Đặt giới hạn ngân sách không có nghĩa là con bạn không được mua sắm quần áo hay những thứ chúng thích, chỉ là khiến chúng cân nhắc trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Ví dụ bạn đặt giới hạn chi tiêu cho con từ 2 triệu tới 3 triệu đồng một tháng, con bạn sẽ không chần chừ khi nói về khả năng chi tiêu của chúng.

Đừng quên nhắc nhở con cái về tầm quan trọng của chi tiêu hợp lý. Nếu có thể, hãy trợ giúp chúng bằng cách gửi thêm thực phẩm để chúng có điều kiện tiết kiệm tốt hơn.

Không nên mua giáo trình mới

Giáo trình mới có mức giá khá đắt đỏ và nếu tân sinh viên mua hết tất cả thì sẽ tốn một khoản khá lớn. Thay vào đó, hãy mua giáo trình cũ hoặc một số trường đại học có thư viện online để lấy và in giáo trình. Trừ khi nhà trường yêu cầu sinh viên mua giáo trình mới vì có thay đổi trong kiến thức, thì giá của các giáo trình cũ mềm hơn nhiều và sinh viên có thể tiết kiệm được một khoản đáng kể.

Trừ khi thực sự cần thiết, hãy tìm đọc những tài liệu bên ngoài thay vì mua tài liệu trong trường bởi mức giá sẽ cao hơn giá thị trường. Ngoài ra, một số giảng viên gợi ý sinh viên nên đọc thêm các tài liệu mà phần nhiều trong số đó có thể không quá cần thiết để có thể qua môn. Hãy dặn con xem qua giáo trình và loại bỏ đi những tài liệu không quá cần thiết.

Khi kì học kết thúc, con bạn đã qua môn,hãy gợi ý chúng bán giáo trình đã sử dụng cho các sinh viên khác có nhu cầu. Như vậy con bạn có thể thu lại một số tiền mặt, trả nợ một chút cho các khoản vay sinh viên, trả nợ thẻ tín dụng hoặc thêm vào khoản tiết kiệm cho học kì tới.

Bảo vệ thông tin cá nhân

Sinh viên đại học là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hành vi trộm cắp danh tính. Hãy cảnh báo con bạn không nên chia sẻ thông tin cá nhân. Từ những việc đơn giản như đưa mật khẩu tài khoản xã hội cho bạn bè, cung cấp số thẻ căn cước ở những nơi không cần thiết hoặc không giữ tài liệu cá nhân không cẩn thận đều khiến con bạn bị đánh cắp danh tính và chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Hãy nhắc nhở con bạn kiểm tra tài khoản ngân hàng, tài khoản tín dụng thường xuyên và báo cáo bất kì hoạt động đáng ngờ nào trước khi mọi chuyện vượt khỏi tầm kiểm soát.

Lời cuối

Khi bạn có con cái sắp bắt đầu cuộc sống đại học, cuộc sống của cả gia đình bạn sẽ bước sang một trang mới. Nhiệm vụ của bạn là đưa cho con tất cả những lời khuyên hiệu quả về tài chính. Nếu bạn cung cấp đủ cho con kiến thức vững chắc, con bạn sẽ vượt qua năm đầu tiên mà không mắc quá nhiều sai lầm về tài chính.

Vũ Trang
Theo Money Crashers/Tổng hợp

Thị trường quản lý tài sản cá nhân: 'Tiềm năng rất lớn nhưng chi phí khai phá rất cao'

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Khối Quản lý tài sản VNDirect cho rằng ở giai đoạn hiện tại, dung lượng thị trường tiềm năng của ngành quản lý tài sản là rất lớn, do đó mức độ cạnh tranh sẽ tiếp tục ở mức thấp, tuy vậy chi phí phục vụ đang ở mức rất cao do tập khách hàng mục tiêu đang chưa có nhiều khái niệm về lĩnh vực mới này.

Vingroup phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu cho Vinfast vay sản xuất ôtô

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ năm, 17/08/2023, 11:41 AM
Tập đoàn Vingroup (Hose: VIC) công bố thông tin phát hành 5 lô trái phiếu ra công chúng với tổng trị giá 10.000 tỷ đồng để cho VinFast vay đầu tư dự án sản xuất ôtô tại Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, đảo Cát Hải, huyện Cát Hải, Hải Phòng.

Viettel Money là gì? Cách nạp tiền, rút tiền với Viettel Money

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ năm, 02/12/2021, 04:43 AM
Không chỉ là Mobile Money, Viettel Money là hệ sinh thái tài chính số toàn diện, hội tụ nhiều tính năng và lợi thế cạnh tranh so với các phương thức thanh toán khác.

7 cách tiết kiệm tiền khi mua sắm trực tuyến

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ ba, 02/11/2021, 06:36 AM
Mua sắm trực tuyến đang trở thành một xu thế thời thượng nhưng không phải ai cũng biết cách tiết kiệm tiền khi mua sắm trực tuyến.

7 điều lầm tưởng về tài chính cá nhân mà chúng ta vẫn tự dối lòng

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ năm, 28/10/2021, 22:03 PM
Có thể bạn không để ý, nhưng vẫn có những điều lầm tưởng về tài chính cá nhân gây cho bạn những thiệt hại không ngờ đến.

10 sai lầm tài chính các cặp vợ chồng son nên tránh

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ ba, 26/10/2021, 13:03 PM
Biết cách giảm thiểu các hiểu lầm tài chính đối với cặp vợ chồng son là điều quan trọng bởi tiền bạc là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng trong hôn nhân.