Thứ ba, 23/04/2024, 03:11 AM
Tài chính tiêu dùng   •   Thứ ba, 19/10/2021, 13:50 PM  •  19/10/2021, 13:50

4 cách tránh 'cảm giác tội lỗi' khi tiêu dùng sau đại dịch

Trong đại dịch, có lẽ bạn đã rèn luyện được thói quen tiêu dùng tiết kiệm. Nhưng khi Covid-19 qua đi, làm sao để bước qua "cảm giác tội lỗi" khi thả tay tiêu dùng?

Ban có thể đối diện "cảm giác tội lỗi" khi thả tay tiêu dùng sau đại dịch

Khi đại dịch có dấu hiệu dịu đi, bạn có lẽ đã nghĩ tới việc tận hưởng những chuyến du lịch cùng người thân hoặc bạn bè. Vì Covid-19 đã kéo dài cả năm trời nên bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền kha khá để thực hiện mục tiêu của mình. Thêm nữa, sau đại dịch, giá thành các tour du lịch hoặc nghỉ dưỡng vẫn còn khá rẻ nên dự định của bạn càng thêm thuận lợi, những chuyến du lịch sẽ không ảnh hưởng mấy đến số tiền bạn tiết kiệm được. Ngoài ra, sau khi tận hưởng các kì nghỉ dưỡng trở về, bạn sẽ quay trở lại nhịp sống thông thường trước đại dịch, các hoạt động mua bán, vui chơi, giải trí sẽ khiến bạn quay trở lại với thói quen tiêu dùng cũ - thói quen có thể gây lãng phí.

Trong đại dịch, có thể bạn đã hiểu được tầm quan trọng của tiết kiệm, nhưng khi quay trở lại với nhịp sống trước đây, bạn sẽ không thể tiết kiệm được như thế nữa và điều đó gây ra cảm giác tội lỗi khi chi tiêu. Vậy làm thế nào để có thể giảm bớt lo lắng khi tiêu dùng sau đại dịch?

Dưới đây là 4 giải pháp có thể giúp bạn:

Tự động hóa tiêu dùng và tiết kiệm

Mặc dù bạn có thể lập ngân sách và kế hoạch tiêu dùng thông qua excel hoặc các ứng dụng ghi chú để quản lý ngân sách hàng tháng, nhưng việc đó khá tốn thời gian và công sức. Thay vào đó, hãy tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách tự động hóa tiêu dùng và tiết kiệm. Hiện nay, mọi hóa đơn hàng tháng đều có thể thanh toán online qua các ứng dụng điện tử. Việc theo dõi và nộp các hóa đơn tương đối dễ dàng và thanh toán tự động cũng cho phép bạn tránh được những sai sót không đáng có hoặc đóng trễ hạn. Thay vì mở excel, thêm vào một mục trong ngân sách, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch chi tiêu theo số tiền còn lại sau khi đã đóng hết các chi phí định kì.

Bên cạnh đó, hãy đặt mục tiêu chuyển bao nhiêu % tiền lương hàng tháng của bạn vào tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản hưu trí. Nếu ngân sách của bạn cho phép, con số nên dành dụm là 20%. Tiết kiệm là một cách để đảm bảo tương lai cho chính bản thân bạn khỏi bất kì chuyện gì trong tương lai.

Đầu tư để giảm "cảm giác tội lỗi"

Tiết kiệm là một cách dự trữ tiền mặt hiệu quả, nhưng đầu tư mới là cách để tiền của bạn sinh lời theo thời gian. Tại nước ta, các khoản tiền tiết kiệm thường không quá hiệu quả vì thậm chí có thời kỳ còn không theo kịp tốc độ lạm phát. Về mặt kĩ thuật, ngân hàng đang trả tiền cho bạn nhưng thực chất, chính bạn mới là người đang chi tiền cho ngân hàng.

Vậy làm sao để số tiền của bạn có thể nhân lên? Hãy đầu tư. Nếu bạn đã có một khoản dự trữ khẩn cấp bằng tiền mặt đủ trang trải từ 3 tới 6 tháng sinh hoạt để đối phó với những bất ngờ trong tương lai, hãy chuyển số tiền còn lại sang các tài khoản đầu tư. Lập kế hoạch đầu tư với các danh mục đa dạng giúp bạn vừa thu được lợi nhuận, vừa đảm bảo không bị ảnh hưởng quá nhiều nếu một trong số các danh mục xảy ra vấn đề.

Kỷ luật

Đầu tư và tiết kiệm có lợi cho tương lai tài chính của bạn, nhưng chúng chỉ đạt được khi bạn có kỷ luật trong kế hoạch tiêu dùng. Có thể bạn đã tiêu tiền cho những thứ không thực sự cần thiết thay vì chi trả cho các khoản thiết yếu hay bắt buộc như các khoản vay. Hãy tìm cách loại bỏ những thứ bạn không thực sự cần và trả nợ các khoản vay càng nhanh càng tốt.

Nên cân nhắc mỗi khi bạn muốn mua một loại hàng hóa nào đó và coi tiền bạc như môt công cụ giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính nhanh hơn. Cho dù đó là tiền lương hay tiền thưởng bất chợt, hãy dành một phần để trả các khoản nợ hoặc chuyển vào các tài khoản đầu tư.

Chấp nhận sự thay đổi của cuộc sống

Giải pháp quan trọng nhất giúp bạn tránh cảm giác tội lỗi khi chi tiêu sau đại dịch là chấp nhận sự thay đổi của cuộc sống. Trong thời kì đại dịch Covid-19, chúng ta đều tự nấu nướng mọi bữa ăn ở nhà và không tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí bên ngoài, nhu cầu mua sắm các mặt hàng thời trang cũng giảm đi rõ rệt, nhưng giờ thì khác. Bạn đã đi làm, đi chơi trở lại và việc cập nhật tủ quần áo thường xuyên là điều không thể tránh khỏi. Bạn cũng phải cho con cái hoặc chính bản thân bạn tham gia các hoạt động vui chơi giải trí mất phí. Cách duy nhất để không thấy áy náy khi tiêu tiền là chấp nhận hiện thực.

Bằng cách thực hiện 4 cách trên, các vấn đề tài chính của bạn sẽ nhanh chóng đi vào ổn định. Bạn có thể kiểm soát bất kì chi phí nào mà vẫn đảm bảo kế hoạch tài chính đi đúng hướng.

Hãy dành thời gian để nhận ra sự thay đổi về lượng tiền bạn chi tiêu giữa hai thời điểm. Bạn đã sống sót qua một thời kì đen tối và thời kì ấy có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn sau này. Khi quay trở lại nhịp sống bình thường, chi tiêu cao hơn là một lẽ đương nhiên. Nếu có một kế hoạch tài chính vững chắc, bạn không có lý do gì để cảm thấy tội lỗi khi chi tiêu một cách khôn ngoan cả.

Vũ Trang
Theo Kiplinger/Tổng hợp

Vingroup phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu cho Vinfast vay sản xuất ôtô

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ năm, 17/08/2023, 11:41 AM
Tập đoàn Vingroup (Hose: VIC) công bố thông tin phát hành 5 lô trái phiếu ra công chúng với tổng trị giá 10.000 tỷ đồng để cho VinFast vay đầu tư dự án sản xuất ôtô tại Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, đảo Cát Hải, huyện Cát Hải, Hải Phòng.

Viettel Money là gì? Cách nạp tiền, rút tiền với Viettel Money

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ năm, 02/12/2021, 04:43 AM
Không chỉ là Mobile Money, Viettel Money là hệ sinh thái tài chính số toàn diện, hội tụ nhiều tính năng và lợi thế cạnh tranh so với các phương thức thanh toán khác.

7 cách tiết kiệm tiền khi mua sắm trực tuyến

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ ba, 02/11/2021, 06:36 AM
Mua sắm trực tuyến đang trở thành một xu thế thời thượng nhưng không phải ai cũng biết cách tiết kiệm tiền khi mua sắm trực tuyến.

7 điều lầm tưởng về tài chính cá nhân mà chúng ta vẫn tự dối lòng

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ năm, 28/10/2021, 22:03 PM
Có thể bạn không để ý, nhưng vẫn có những điều lầm tưởng về tài chính cá nhân gây cho bạn những thiệt hại không ngờ đến.

10 sai lầm tài chính các cặp vợ chồng son nên tránh

Tài chính tiêu dùng   •   Thứ ba, 26/10/2021, 13:03 PM
Biết cách giảm thiểu các hiểu lầm tài chính đối với cặp vợ chồng son là điều quan trọng bởi tiền bạc là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng trong hôn nhân.