Thứ năm, 25/07/2024, 11:31 AM
Xã Hội   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:55 AM  •  12/04/2024, 09:55

Bức tranh tài chính ảm đạm của Xây dựng Hòa Bình

Báo cáo tài chính của HBC cho thấy vốn chủ sở hữu của tập đoàn từ 1.191 tỷ đồng đã giảm xuống chỉ còn gần 93,381 tỷ đồng, giảm đến hơn 92% so với năm 2022. Doanh nghiệp cũng báo nợ phải trả lên đến con số gần 15.156 tỷ đồng.

Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (MCK: HBC) vừa nộp báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 được đơn vị kiểm toán thông qua. 

Trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của HBC, vốn chủ sở hữu ghi nhận chỉ gần 93.381 tỷ đồng. Đây là con số quá khiêm tốn khi so về quy mô của một tập đoàn xây dựng có thâm niên hoạt động 37 năm trên thị trường.

Điều đáng nói, tại báo cáo quản trị 2023, công ty tự lập vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này lại hơn 5.500 tỷ đồng, cao gấp hơn 60 lần so với báo cáo tài chính kiểm toán.

Nếu so với vốn chủ sở hữu của tập đoàn vào năm 2022 là hơn 1.191 tỷ đồng thì số liệu cho thấy vốn chủ HBC giảm đến 92%.

Tổng cộng nguồn vốn cũng giảm tới hơn 3 nghìn tỷ đồng từ con số 18.313 nghìn tỷ đồng xuống còn gần 15.250 tỷ đồng.

Tập đoàn lỗ lũy kế hơn 3.240 tỷ đồng và một số khoản nợ quá hạn thanh toán. Khoản lỗ lũy kế năm 2022 cũng chỉ là 2.128 tỷ đồng, HBC lỗ lũy kế lên đến con số âm 34,3% so với cùng kỳ.

Đến ngày 31/12/2023, khoản phải thu của Hòa Bình là 10.669 tỷ đồng (chiếm 70% tổng tài sản), doanh nghiệp phải trích lập dự phòng 2.476 tỷ đồng nợ khó đòi. Trong khi đó, nợ phải trả của Hòa Bình là 15.156 tỷ đồng (nợ vay là 4.718,3 tỷ đồng).

Bức tranh tài chính ảm đạm của HBC được giải thích là năm 2023 là năm khó khăn chung cho nên kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, các chủ đầu tư gặp khó khăn do vướng mắc pháp lý, dòng vay vốn ngân hàng và trái phiếu bị kiểm soát khiến các dự án bị dừng hoặc chậm triển khai, ảnh hưởng đến việc nghiệm thu, quyết toán và thu hồi nợ phải thu của tập đoàn. Trong khi giá nguyên vật liêu, nhân công và lãi vay vẫn ở mức cao. Tập đoàn chưa chuyển nhượng được vốn góp tại công ty con và chuyển nhượng một phần tài sản của tập đoàn do đối tác khó khăn về tài chính.

Để vượt qua giai đoạn khó khăn tài chính, HBC đã đưa ra một số phương án nhằm khắc phục tình trạng trên.

Trong đó, Xây dựng Hòa Bình dự kiến phát hành và chào bán 274 triệu cổ phiếu để trả nợ đối tác và ngân hàng qua 2 phương án:

Phương án 1 - Phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ. Xây dựng Hòa Bình sẽ phát hành 74 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp cho các chủ nợ là nhà thầu cung cấp, nhà thầu phụ và nhà sản xuất của công ty. Theo đó, 10.000 đồng nợ sẽ đổi lấy 1 cổ phiếu.

Phương án 2 - Chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Xây dựng Hòa Bình sẽ phát hành 200 triệu cổ phiếu giá 12.000 đồng/cp để chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Số tiền 2.400 tỷ đồng huy động được dùng để thanh toán các khoản nợ tại ngân hàng. Cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm.

Ngoài ra, Xây dựng Hòa Bình cũng cho biết sẽ dùng tài sản cá nhân của cán bộ chủ chốt cầm cố vay vốn ngân hàng. Cụ thể, Xây dựng Hòa Bình thông qua phương án sử dụng tài sản cá nhân của ông Nguyễn Văn Tịnh - Người phụ trách quản trị công ty và bà Bùi Ngọc Mai (vợ ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT) để làm tài sản đảm bảo với ngân hàng, HBC sẽ trả phí 3%/năm.

Xây dựng Hòa Bình đề ra kế hoạch thực hiện 2 phương án trên trong vòng 2 năm, 2024 và 2025. Nếu thành công, Hòa Bình sẽ giảm nợ ở phía nhà thầu là 740 tỷ đồng và giảm nợ ở ngân hàng 2.400 tỷ đồng. Đồng thời, số cổ phiếu lưu hành trên thị trường tăng gấp đôi lên 548,1 triệu cổ phiếu.

Liên quan đến việc vốn chủ sở hữu trong báo cáo quản trị do công ty Xây dựng Hòa Bình tự lập cao hơn hơn 60 lần so với báo cáo tài chính kiểm toán trước đó phía công ty cũng đã có thông tin phản hồi chung.

Cụ thể, Xây dựng Hòa Bình cho biết, sự chênh lệch rất lớn giữa vốn chủ sở hữu của Hòa Bình so với báo cáo tài chính kiểm toán là do đơn vị kiểm toán áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam theo quan điểm rất thận trọng. Từ đó, vốn chủ sở hữu trong báo cáo quản trị do công ty tự lập cao hơn hơn 60 lần so với báo cáo tài chính kiểm toán. Báo cáo quản trị của Hòa Bình là báo cáo do khối tài chính kế toán của tập đoàn lập, dựa vào đặc thù của hoạt động xây dựng và những thông tin số liệu sát với thực tế của thị trường và của HBC.

HBC cho rằng, trong báo cáo quản trị chỉ xác định những số liệu liên quan đến vốn chủ sở hữu của HBC, chưa phù hợp với thực tế khi áp dụng chế độ kế toán của Việt Nam chứ không thay đổi bất cứ một số liệu nào khác

Về biến động mã cổ phiếu HBC, mở phiên giao dịch sáng 09/04, giá trị cổ phiếu tham chiếu HBC chỉ là 8.020 đồng, con số này thấp hơn rất nhiều so với giá trị tập đoàn đưa ra để chào bán cổ phiếu nhằm thực hiện “đòn bẩy tài chính” vừa nêu ở trên. 

PV
Theo Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp

Ninh Thuận công bố 26 doanh nghiệp nợ thuế

Trong danh sách 26 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn TP. Phan Rang - Tháp Chàm, doanh nghiệp có số tiền nợ cao nhất là Công ty TNHH Bình Minh Ninh Thuận với hơn 3,5 tỷ đồng, tiếp đến là Công ty TNHH Thuận Phú 2,3 tỷ...

Bà Nguyễn Thị Thanh Vỹ làm Phó cục trưởng Cục Thuế Nghệ An

Xã Hội   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:14 PM
Cục Thuế Nghệ An vừa tổ chức lễ Công bố quyết định của Tổng cục Thuế về việc bổ nhiệm Phó cục trưởng Cục Thuế Nghệ An.

Quốc hội thảo luận về quyết toán ngân sách nhà nước

Xã Hội   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:13 PM
Sáng nay (7/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 trong đó có Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.

Bà Chu Thanh Hường giữ chức Phó cục trưởng Cục Thuế Bắc Giang

Xã Hội   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:12 PM
Tổng cục Thuế quyết định bổ nhiệm bà Chu Thanh Hường - Trưởng phòng Kê khai và Kế toán thuế, Cục Thuế Bắc Giang giữ chức Phó cục trưởng Cục Thuế Bắc Giang.

Các di tích lịch sử - văn hóa thu 4.100 tỷ đồng tiền công đức

Xã Hội   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:11 PM
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng số tiền thực thu tiền công đức, tài trợ trong năm 2023 của các di tích lịch sử - văn hóa là 4.100 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng; tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo).

Năm 2024, TKV được giao tổng doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm

Xã Hội   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:11 PM
Theo quyết định của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, năm 2024 Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) được giao chỉ tiêu tổng doanh thu là 178.600 tỷ đồng (cao hơn năm 2023 hơn 15.000 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ là 2.584 tỷ đồng (thấp hơn 500 tỷ đồng).