Thứ năm, 25/04/2024, 07:26 AM
Xã Hội   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:54 AM  •  12/04/2024, 09:54

Ngân hàng bán đấu giá một phần diện tích đất Sân vận động Chi Lăng để thu nợ

Ngân hàng Agribank chi nhánh Láng Hạ, Hà Nội vừa thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, tài sản là lô đất thuộc sân vận động Chi Lăng, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng

Theo hợp đồng tín dụng ký kết vào ngày 22/7/2011 giữa Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh và Agribank, số tiền nợ tạm tính tính đến ngày 31/3/2024 là 350.797.604.750 đồng bao gồm cả nợ gốc 243.530.000.000 đồng và lãi suất phát sinh.

Số tiền lãi tiếp tục phát sinh kể từ ngày 01/4/2024 cho đến khi Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh thanh toán hết nợ gốc và lãi tiền vay tại Agribank Chi nhánh Láng Hạ.

Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là quyền sử dụng đất của Công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ Phong Hiệp tại thửa đất số 138, tờ bản đồ số 3, địa chỉ tại Lô số 09 Khu phức hợp thương mại và dịch vụ cao tầng tại khu vực sân vận động Chi Lăng, theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BĐ 655383 do UBND Tp Đà Nẵng cấp ngày 28/01/2011.

Thửa đất này có diện tích 5.054m2, mục đích sử dụng là đầu tư dự án khu phức hợp dịch vụ cao tầng.

Giá trị khởi điểm bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh là 350.797.604.750 đồng.

Sân vận động Chi Lăng có tổng diện tích hơn 55.000m2. Năm 2011, Tp Đà Nẵng đã phê duyệt sơ đồ ranh giới để chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh và đã cấp 10 giấy chứng nhận sử dụng đất tại sân vận động. Các giấy chứng nhận này được Tập đoàn Thiên Thanh và ông Phạm Công Danh thế chấp vay vốn tại ngân hàng.

Hiện Sân vận động Chi Lăng đang là một trong những tài sản được kê biên để đảm bảo việc thi hành án đối với bản án đã có hiệu lực liên quan đến Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh và ông Phạm Công Danh.

Trong buổi họp báo Quý I/2024, UBND Tp Đà Nẵng thông tin về việc muốn lấy lại sân Chi Lăng như kiến nghị đã trình gửi Thủ tướng năm 2018, đồng thời xin hoàn số tiền mà công ty này đã nộp vào ngân sách là 1.251 tỷ đồng.

Năm 2019, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Tổng cục Thi hành án làm cơ quan đầu mối tổ chức phiên làm việc về kiến nghị của Đà Nẵng. Tuy nhiên, quan điểm giữa ngân hàng và TP Đà Nẵng vẫn chưa “gặp nhau” do xung đột về mặt lợi ích kinh tế. Bởi số tiền mà Tập đoàn Thiên Thanh và ông Phạm Công Danh phải trả cho ngân hàng là 8.408 tỷ đồng. Trong đó, tiền đất hơn 4.000 tỷ và 4.408 tỷ đồng tiền lãi phát sinh.

Đến nay, sân vận động Chi Lăng phức tạp, ngổn ngang về pháp lý. Tp Đà Nẵng kiến nghị với Tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ các vướng mắc. Hồ sơ đang được trình Bộ Chính trị xem xét.

Ninh Thuận công bố 26 doanh nghiệp nợ thuế

Trong danh sách 26 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn TP. Phan Rang - Tháp Chàm, doanh nghiệp có số tiền nợ cao nhất là Công ty TNHH Bình Minh Ninh Thuận với hơn 3,5 tỷ đồng, tiếp đến là Công ty TNHH Thuận Phú 2,3 tỷ...

Bưu chính Viettel lên kế hoạch lãi sau thuế 370 tỷ năm 2024

Xã Hội   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:58 AM
Bưu chính Viettel tiếp tục thu hẹp mảng bán sim thẻ điện thoại nên kế hoạch doanh thu và lãi sau thuế năm nay của doanh nghiệp đều giảm so với năm 2023.

Bức tranh tài chính ảm đạm của Xây dựng Hòa Bình

Xã Hội   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:55 AM
Báo cáo tài chính của HBC cho thấy vốn chủ sở hữu của tập đoàn từ 1.191 tỷ đồng đã giảm xuống chỉ còn gần 93,381 tỷ đồng, giảm đến hơn 92% so với năm 2022. Doanh nghiệp cũng báo nợ phải trả lên đến con số gần 15.156 tỷ đồng.

Trái chủ đồng ý tái cấu trúc lô trái phiếu 300 triệu USD của Novaland

Xã Hội   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:55 AM
25 trái chủ nắm giữ 95% tổng dư nợ trái phiếu quốc tế đồng ý để Novaland kéo dài kỳ hạn, trả lãi chậm và có thể chuyển đổi thành cổ phiếu NVL với giá ban đầu 40.000 đồng.

Hải quan Việt Nam tăng cường kết nối, tập trung thực hiện Công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN

Xã Hội   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:54 AM
Với vai trò là nước Chủ tịch Hải quan năm 2024, Việt Nam sẽ nỗ lực tăng cường kết nối và thống nhất giữa các nước ASEAN để tiếp tục thực hiện các Kế hoạch Chiến lược Phát triển Hải quan ASEAN cho giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tập trung ưu tiên thực hiện Công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN.