Thứ sáu, 13/09/2024, 13:12 PM
Xã Hội   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:54 AM  •  12/04/2024, 09:54

Hải quan Việt Nam tăng cường kết nối, tập trung thực hiện Công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN

Với vai trò là nước Chủ tịch Hải quan năm 2024, Việt Nam sẽ nỗ lực tăng cường kết nối và thống nhất giữa các nước ASEAN để tiếp tục thực hiện các Kế hoạch Chiến lược Phát triển Hải quan ASEAN cho giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tập trung ưu tiên thực hiện Công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN.

Hợp tác hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và duy trì Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), khi ASEAN trở thành một thị trường đơn nhất, một cơ sở sản xuất và phân phối chung trong khu vực, thông qua tạo thuận lợi thương mại, hàng hoá tự do lưu thông và thực hiện các mục tiêu hội nhập kinh tế sâu rộng của ASEAN.

Chính vì vậy, ASEAN đã sớm xây dựng và liên tục hoàn thiện những cơ sở pháp lý quan trọng, tạo nền tảng cho hợp tác, hội nhập về hải quan trong khu vực mang tính chiến lược, dài hạn. Có thể kể đến những văn kiện mang tính cột mốc như Bộ quy tắc ứng xử Hải quan ASEAN, Hiệp định Hải quan ASEAN, Hiệp định về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN, Nghị định thư về Thực hiện Biểu thuế Hài hoà hoá của ASEAN (AHTN), Nghị định thư về Hệ thống quá cảnh hải quan (ACTS)…

Cơ chế hợp tác hải quan trong ASEAN hiện nay được tổ chức theo các cấp quản lý và Nhóm làm việc cố định, trong đó cấp cao nhất là Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN. Ngoài ra còn có các Tiểu nhóm lâm thời, phục vụ các nhiệm vụ đặc trách được giao, ví dụ như về hệ thống quá cảnh ASEAN, Một cửa ASEAN, Doanh nghiệp ưu tiên...

Theo cơ chế luân phiên, Hải quan Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch và là nước chủ nhà đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN (ADGCM) lần thứ 33 trong năm 2024. Hội nghị ADGCM là cơ chế họp thường niên và luân phiên của cơ quan Hải quan các nước trong khu vực ASEAN. Hội nghị là diễn đàn để các Lãnh đạo của Hải quan các nước thành viên thảo luận và đưa ra các quyết định, chỉ đạo và định hướng các hoạt động liên quan đến các biện pháp hội nhập hải quan trong đó tập trung vào các lĩnh vực nghiệp vụ về (i) tạo thuận lợi thương mại (ii) kiểm soát hải quan và (iii) xây dựng năng lực hải quan.

Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, Hải quan Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công hai Hội nghị ADGCM tại Việt Nam lần lượt vào các năm 2004 và 2014. Với việc đăng cai tổ chức Hội nghị lần này, Việt Nam sẽ thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan Hải quan nước thành viên trong khu vực ASEAN, đồng thời nâng cao vị thế, vai trò của Hải quan Việt Nam và phù hợp với chủ trương chung về nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt Nam.

Với vai trò là nước Chủ tịch Hải quan năm 2024, Việt Nam sẽ nỗ lực tăng cường kết nối và thống nhất giữa các nước ASEAN để tiếp tục thực hiện các Kế hoạch Chiến lược Phát triển Hải quan ASEAN cho giai đoạn 2021-2025 trong đó tập trung ưu tiên thực hiện các nội dung: Cơ chế một cửa ASEAN; Cơ chế quá cảnh hải quan ASEAN; Cơ chế thực hiện Công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN. Ngoài ra, khuyến khích tăng cường đối thoại, tham vấn với các đối tác của ADGCM nhằm thực hiện các mục tiêu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong giai đoạn mới như Hải quan xanh, xây dựng hệ sinh thái về dữ liệu hải quan, hiện đại hóa hải quan, trao đổi dữ liệu điện tử, quản lý hải quan đối với thương mại điện tử; đơn giản hóa thủ tục hải quan cho các lô hàng trị giá thấp.

Thông tin thêm về thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN (AAMRA), Tổng cục Hải quan cho biết, thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN (AAMRA) đã được toàn bộ 10 nước thành viên ASEAN thông qua, ký kết và có hiệu lực từ ngày 19/9/2023. Đây là một trong những sáng kiến nổi bật của ASEAN nhằm hướng đến mục tiêu củng cố an ninh chuỗi cung ứng và tăng cường lợi ích chung trong tạo thuận lợi thương mại của các bên tham gia. Thỏa thuận này không mang tính ràng buộc về pháp lý, việc thực hiện Thỏa thuận sẽ phụ thuộc vào tình hình của từng nước theo lộ trình thống nhất.

Trên cơ sở tất cả 10  nước ASEAN đã thực hiện Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên, nhằm theo dõi và thúc đẩy việc triển khai sáng kiến, ASEAN đã thành lập Tiểu nhóm làm việc về Doanh nghiệp ưu tiên (SWG-AAMRA) để thực hiện các công việc nghiên cứu, dự thảo thỏa thuận, đánh giá sự phù hợp pháp lý và thống nhất ý kiến giữa các quốc gia theo hướng tiệm cận với Khung tiêu chuẩn An ninh và Tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (SAFE) của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO).

Hải quan Việt Nam đã thông qua và ký kết Thỏa thuận AAMRA vào tháng 2/2023. Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý trong nước để chuyển sang giai đoạn thực hiện thí điểm theo lộ trình chung của ASEAN.  

PV
Theo Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp

Bà Nguyễn Thị Thanh Vỹ làm Phó cục trưởng Cục Thuế Nghệ An

Xã Hội   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:14 PM
Cục Thuế Nghệ An vừa tổ chức lễ Công bố quyết định của Tổng cục Thuế về việc bổ nhiệm Phó cục trưởng Cục Thuế Nghệ An.

Quốc hội thảo luận về quyết toán ngân sách nhà nước

Xã Hội   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:13 PM
Sáng nay (7/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 trong đó có Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.

Bà Chu Thanh Hường giữ chức Phó cục trưởng Cục Thuế Bắc Giang

Xã Hội   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:12 PM
Tổng cục Thuế quyết định bổ nhiệm bà Chu Thanh Hường - Trưởng phòng Kê khai và Kế toán thuế, Cục Thuế Bắc Giang giữ chức Phó cục trưởng Cục Thuế Bắc Giang.

Các di tích lịch sử - văn hóa thu 4.100 tỷ đồng tiền công đức

Xã Hội   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:11 PM
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng số tiền thực thu tiền công đức, tài trợ trong năm 2023 của các di tích lịch sử - văn hóa là 4.100 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng; tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo).

Năm 2024, TKV được giao tổng doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm

Xã Hội   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:11 PM
Theo quyết định của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, năm 2024 Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) được giao chỉ tiêu tổng doanh thu là 178.600 tỷ đồng (cao hơn năm 2023 hơn 15.000 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ là 2.584 tỷ đồng (thấp hơn 500 tỷ đồng).