Thứ sáu, 13/09/2024, 00:12 AM
Đầu tư   •   Thứ hai, 23/05/2022, 21:27 PM  •  23/05/2022, 21:27

Top 8 mã cổ phiếu ngành thép có vốn hoá hàng đầu

Cổ phiếu ngành thép là cổ phiếu nặng tính chu kỳ, tuy nhiên trong dài hạn có tiềm năng tăng trưởng mạnh nhờ vào nhu cầu sản xuất cao trong nước và nước ngoài.

Cổ phiếu ngành thép trong thời gian trở lại đây bởi tiềm năng tăng trưởng mạnh nhờ vào nhu cầu, thúc đẩy sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.

Theo nghiên cứu của Mirae Asset, ngành thép đang được đánh giá cao trong một vài năm tới nhờ vào việc các thị trường Bắc Mỹ hay châu Âu mở cửa lại nền kinh tế cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu thép và HRC. Ngoài ra, bối cảnh địa chính trị và nhu cầu gia tăng mạnh mẽ và sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch nói chung cũng góp phần đẩy mạnh quá trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Chính vì thế, cổ phiếu ngành thép nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía cộng đồng các nhà đầu tư.

Về tình hình phát triển của ngành thép nói chung, một số hợp tác đầu tư mới như CPTPP, EVFTA, RCEP,... được thực thi, đã mang đến những tín hiệu tích cực cho ngành thép khi thêm thị trường xuất khẩu mới với sự tăng trưởng cao.

Sau đây là top các cổ phiếu ngành thép có vốn hoá lớn nhất thị trường:

Hiện nay, giá trị vốn hoá của Tập đoàn Hoà Phát đã đạt 193.677,55 tỷ đồng.

1. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG)

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (HPG) là một trong những tập đoàn sản xuất công nghiệp đa ngành tại Việt Nam và được niêm yết từ năm 2007.

Hiện nay, giá trị vốn hoá của Tập đoàn Hoà Phát đã đạt 164.379 tỷ đồng, ông Trần Đình Long hiện đang là chủ tịch HĐQT công ty. 

Năng lực hiện có của công ty

Khởi đầu từ một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, HPG lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, HPG tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên.

Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực thép xây dựng, ống thép và tôn mạ, sản xuất công nghiệp khác như nội thất, điện lạnh, thiết bị xây dựng, nông nghiệp và bất động sản. Sản xuất sắt thép là lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn tập đoàn. Tập đoàn có thêm sản phẩm chiến lược mới là thép cuộn cán nóng, công suất 3 triệu tấn/năm.

Vị thế của công ty

HPG hiện là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 32,5% và 31,7% trong khi mảng nội thất Hòa Phát dẫn đầu thị phần nội thất văn phòng trên thị trường nội địa. HPG dẫn đầu về thị phần nội thất văn phòng tại thị trường Việt Nam. 

Tiềm năng của công ty

Tập đoàn tiếp tục phát triển mở rộng hệ thống phân phối và tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm thiết bị điện lạnh thông qua Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát và thiết bị xây dựng thông qua Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát.

Sản lượng HRC xuất khẩu trong trong thời gian vừa qua đã tăng vượt bậc so với năm trước mặc dù doanh nghiệp luôn ưu tiên phát triển thị trường trong nước. HPG đã kí kết đơn hàng xuất khẩu. Thêm vào đó, thị trường nội địa cũng tăng trưởng đột biến ở cả 3 miền nhờ vào nhu cầu từ các dự án đầu tư công như cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, các cao tốc Bắc Nam, Trung Lương – Mỹ Thuận...

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 5,25

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,7

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 45,97%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 22,26%

HSG sở hữu hệ thống phân phối bán lẻ rộng khắp với 536 Chi nhánh/ Cửa hàng.

2. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG)

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) tiền thân là Công ty Cổ phần Hoa Sen, được thành lập năm 2001 và được niêm yết từ năm 2008.

Tính đến tháng 5 năm 2022, giá trị vốn hoá cảu công ty đã đạt mức 10.437 tỷ đồng, ông Lê Phước Vũ hiện đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

Năm 2007, HSG chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn. Công ty có hai nhóm sản phẩm chính là nhóm sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thép như tôn mạ hợp kim nhôm kẽm, tôn mạ màu, xà gồ thép mạ kẽm, và nhóm sản phẩm nhựa như ống nhựa PVC, hạt nhựa, tấm trần nhựa.

Hiện nay, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn thép ở Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Công ty chú trọng đầu tư vào chuỗi giá trị của hoạt động sản xuất tôn, thép bằng việc đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất lớn, công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị cho các sản phẩm bán ra. Công ty trực tiếp đầu tư, xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước giúp công ty có được lợi nhuận biên cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành. Hệ thống phân phối của công ty đến nay đã hơn 500 chi nhánh và phát triển tới hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Vị thế của công ty

Tập đoàn Hoa Sen hiện đang dẫn đầu và chiếm gần 1/2 sản lượng xuất khẩu tôn mạ toàn ngành với kênh xuất khẩu rộng khắp đến hơn 87 quốc gia và vùng lãnh thổ. HSG sở hữu hệ thống phân phối bán lẻ rộng khắp với 536 chi nhánh/ cửa hàng. 

Tiềm năng của công ty

Trong thời gian tới, HSG không có kế hoạch tăng công suất sản xuất thay vào đó sẽ tập trung vào việc mở rộng hệ thống Hoa Sen Home. Công ty dự kiến sẽ tăng số lượng cửa hàng Hoa Sen Home thêm 100 cửa hàng lên 180 cửa hàng và dự kiến sẽ cơ cấu lại các cửa hàng cũ. Vốn đầu tư bình quân khoảng 5 tỷ đồng/cửa hàng. Bên cạnh việc bán các sản phẩm truyền thống của HSG như tôn mạ, thép ống và ống nhựa, Hoa Sen Home còn phân phối các dòng sản phẩm khác bao gồm thép xây dựng, gạch, sơn và sứ vệ sinh.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 2,54

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,94

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 49,52%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 19,44%

Tính đến tháng 5 năm 2022, giá trị vốn hoá của NKG đã đạt mức 7.810,59 tỷ đồng.

3. Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (HoSE: NKG)

Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (NKG) được thành lập năm 2002 với vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ đồng và được niêm yết kể từ năm 2011.

Tính đến tháng 5 năm 2022, giá trị vốn hoá của NKG đã đạt mức 6.581 tỷ đồng, ông Hồ Minh Quang hiện đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất các loại tôn thép như tôn mạ kẽm, tôn mạ màu và kinh doanh sắt thép các loại. NKG hiện quản lý vận hành 04 nhà máy với tổng công suất là 1,2 triệu tấn sản phẩm mạ cuối cùng/năm. Công ty vẫn duy trì với 14,3% thị phần tôn mạ. Công ty sản xuất thành công sản phẩm tôn mạ kẽm Z600, độ dày 3mm sớm nhất tại Việt Nam. 

NKG sở hữu nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại với công suất lớn: dây chuyền tẩy gỉ công suất 900.000 tấn/năm (CHLB Đức); dây chuyền cán nguội 900.000 tấn/năm; dây chuyền mạ lạnh hoặc mạ kẽm công suất lên đến 1.000.000 tấn/năm; dây chuyền mạ màu công suất 180.000 tấn/năm;...

Vị thế của công ty

Hệ thống đại lý phân phối của Nam Kim rộng khắp tại TP. HCM, Đồng Nai và các tỉnh lân cận khác. Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia và một số nước khác như Ý, Đức. Thị phần tôn mạ của công ty tăng lên liên tục và trở thành công ty đứng thứ 2 về thị phần tôn mạ của cả nước.

Tiềm năng của công ty

Công ty đã thực hiện đầu tư vào dây chuyền cán nguội công suất 450.000 tấn/năm, dây chuyền mạ kẽm công suất 350.000 tấn/năm và dây chuyền mạ màu 120.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư là 466 tỷ đồng. NKG sẽ đưa vào vận hành kho hàng tập trung cho thị trường nội địa và nhà máy ống thép hàn trên diện tích 5 ha tại Bình Dương. Cùng với đó, công ty cũng tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm mới hướng đến phân khúc chất lượng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tập trung chính vào thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Úc.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 2,85

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,04

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 49,98%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 19,22%

Thị trường chính của POM bao gồm toàn bộ khu vực miền Trung, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và thị trường Campuchia.

4. Công ty Cổ phần Thép Pomina (HoSE: POM)

Công ty Cổ phần Thép Pomina (POM) có tiền thân là Nhà máy Thép Pomina 1 được thành lập năm 1999 trước khi được niêm yết vào năm tháng 4/2010.

Hiện nay, giá trị vốn hoá của POM đã đạt mức 2.492 tỷ đồng, ông Đỗ Văn Khánh hiện đang là chủ tịch HĐQT công ty. 

Năng lực hiện có của công ty

Năm 2008, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép xây dựng như thép thanh và thép cuộn. Thị trường chính của công ty bao gồm toàn bộ khu vực miền Trung, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và thị trường Campuchia.

Mạng lưới phân phối của công ty rộng khắp với 7 tổng đại lý và hơn 800 đại lý thứ cấp. POM hiện quản lý vận hành một chuỗi ba nhà máy luyện phôi và cán thép với tổng công suất luyện phôi thép là 1,5 triệu tấn và công suất cán thép xây dựng là 1,1 triệu tấn.

Vị thế của công ty

Công ty chiếm khoảng 30% thị phần khu vực phía Nam và miền Trung Tây Nguyên. Khách hàng chính của công ty là các công ty xây dựng, công ty tư vấn - thiết kế, nhà thầu lớn như Tổng Công ty Xây dựng số 1, Cofico, Hòa Bình.

Tiềm năng của công ty

Theo ban lãnh đạo công ty, việc dự án lò cao đi vào hoạt động mang lại hiệu quả, giúp giảm giá thành sản xuất và tiết giảm chi phí lãi vay là nguyên nhân chính giúp lợi nhuận của công ty được cải thiện.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 13,75

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,66

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 5,06%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 1,39%

Dây chuyền gia công cắt xả băng thép cán nóng của SMC có tổng công suất khoảng 200.000 tấn/năm

5. Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (HoSE: SMC)

Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (SMC), tiền thân là Cửa hàng Vật Liệu Xây Dựng số 1 được thành lập vào năm 1988, trước khi chính thức được niêm yết trên sàn HoSE vào ngày 30/10/2006.

Hiên tại, giá trị vốn hoá của công ty đang ở mức 1.571 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan hiện đang là chủ tịch HĐQT công ty. 

Năng lực hiện có của công ty

Năm 2004, SMC chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Sản phẩm kinh doanh chính của Công ty là các loại thép gồm thép xây dựng, thép hình, thép tấm, và các loại vật liệu xây dựng khác. Công ty là nhà phân phối chiến lược của các nhà sản xuất thép lớn tại Việt Nam, hệ thống kho tàng với 26 ngàn m2 hoàn chỉnh có sức chứa tối đa 80 ngàn tấn thép các loại. 

Dây chuyền gia công cắt xả băng thép cán nóng của công ty có tổng công suất khoảng 200.000 tấn/năm. Dây chuyền có thể thực hiện cắt xả băng thép cán nóng có độ dày từ 3 - 14 ly, trong khi các nhà máy khác tại Việt Nam chỉ có thể thực hiện được độ dày tối đa là 6 ly.

Vị thế của công ty

Hệ thống đại lý, cửa hàng phân phối của Công ty phủ khắp trên địa bàn TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương. Đà Nẵng, Cần Thơ và các tỉnh lân cận, các cửa hàng trong thành phố đa số nằm ở những vị trí thuận lợi. Sản phẩm thép của công ty gắn liền với các công trình trọng điểm quốc gia như: Nhà máy điện Phú Mỹ, Thủy điện Hàm Thuận-Đami, Cầu Mỹ Thuận, Nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.

Công ty là nhà phân phối chiến lược của các nhà sản xuất thép lớn trong và ngoài nước như Pomina, Vinakyoei, thép Tây Đô, thép tấm lá Phú Mỹ, tôn Phương Nam và Posco, với thị phần chiếm khoảng 5% so với cả nước và khoảng 17% so với khu vực phía Nam.

Tiềm năng của công ty

VCBS nhận định, sản lượng tiêu thụ thép tiếp tục tăng trưởng do đầu tư công đẩy mạnh trong giai đoạn 2019 - 2023, đặc biệt các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng là thiết yếu trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho SMC thực hiện những kế hoạch kinh doanh của mình.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 1,83

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,64

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 44,67

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 11,11

Sản phẩm thép TISCO đã được lựa chọn và sử dụng vào hầu hết các công trình trọng điểm Quốc gia

6. Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (UPCoM: TIS)

Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TIS) tiền thân là Công trường Khu Gang Thép Thái Nguyên được thành lập năm 1959 và được niêm yết trên sàn UPCoM vào ngày 24/03/2011.

Hiện nay, giá trị vốn hoá của công ty TIS đang đạt mức 1.766 tỷ đồng, ông Nguyễn Minh Hạnh hiện đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty. 

Năng lực hiện có của công ty

Năm 2009, Công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh hoạt động là Công ty Cổ phần. Vốn điều lệ hiện tại của Công ty là 1.840 tỷ đồng. Công ty chuyên sản xuất và mua bán gang thép. Là một trong năm công ty lớn nhất ngành thép, công ty chiếm khoảng 12,5% thị trường miền Bắc. Hiện nay, công suất sản xuất phôi thép và thép cán của công ty là 1.000.000 tấn/năm và doanh thu hàng năm đạt trên 9.000 tỷ đồng. Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với 4 chi nhánh tại Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng và văn phòng đại diện tại TP. HCM. 

Vị thế của công ty

Sản phẩm thép TISCO đã được lựa chọn và sử dụng vào hầu hết các công trình trọng điểm Quốc gia như Nhà ga T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân, tòa nhà Quốc hội, Trung tâm hội nghị Quốc gia, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, và nhiều công trình khác; thâm nhập vào được thị trường quốc tế như Canada, Singapore, Indonesia, Lào, Campuchia...

Tiềm năng của công ty

Công ty có lợi thế về nguồn nguyên liệu so với các công ty khác trong ngành nhờ việc sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ. Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với 4 chi nhánh. Các nhà máy mới giúp SMC mở rộng đáng kể công suất gia công thép và hỗ trợ tăng trưởng sản lượng trong những năm tới. Ngoài ra, nhà máy Cơ khí Chính xác Phú Mỹ nhiều khả năng sẽ đạt công suất tối đa trong thời gian tới do công ty đang phối hợp chặt chẽ với khách hàng để đảm bảo đầu ra cho toàn bộ sản phẩm.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 14,28

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,84

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 6,16%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 1,24%

Hiện tại, giá trị vốn hoá của VGS đang ở mức 1.111,75 tỷ đồng

7. Công ty Cổ phần Ống thép Việt Đức VG PIPE (HNX: VGS)

Công ty Cổ phần Ống thép Việt Đức VG PIPE (VGS), tiền thân là Nhà máy Ống thép Việt Đức được thành lập năm 2002 và được niêm yết trên sàn HNX vào ngày 04/12/2008.

Hiện tại, giá trị vốn hoá của VGS đang ở mức 922 tỷ đồng, ông Lê Minh Hải hiện đang đảm giữ chức chủ tịch HĐQT công ty. 

Năng lực hiện có của công ty

Năm 2007, Công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh hoạt động là Công ty Cổ phần. Ống thép Việt Đức là doanh nghiệp hàng đầu trong công nghiệp sản xuất ống thép tại Việt Nam. Năm 2020, Ống thép Việt Đức nằm trong TOP 5 đơn vị sản xuất và tiêu thụ ống thép trong nước lớn nhất tại Việt Nam với thị phần 6,74%. Công ty cũng nằm trong TOP 7 đơn vị sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng lớn nhất tại Việt Nam cùng năm, chiếm thị phần xấp xỉ 5%. Tỷ trọng xuất khẩu đạt 30% tổng sản lượng của công ty và hướng đến các thị trường lớn như Mỹ, Canada, EU và các nước trong khu vực như Indonesia, Lào, Myanmar... Năng lực sản xuất của toàn tập đoàn lên đến 1.300.000 tấn/năm.

Vị thế của công ty

Thương hiệu sản phẩm thép của Ống thép Việt Đức đã gắn liền với các công trình trọng điểm quốc gia như: cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Pháp Vân, Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, The Manor, Keangnam, The Landmark, Xi măng Thăng Long, Xi măng Hoàng Thạch, Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Uông Bí, đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương. Hiện nay sản phẩm thép của công ty đã xuất khẩu sang Mỹ, Canada, EU, Indonesia, Lào, Myanmar (chiếm 30% tổng sản lượng).

Tiềm năng của công ty

Thép Việt Đức đang vận hành hệ thống dây chuyền sản xuất ống thép và tôn cán nguội, tôn mạ kẽm theo công nghệ của các nước tiên tiến nhất hiện nay. Sản phẩm ống thép được sản xuất theo tiêu chuẩn Anh Quốc BS 1387:1985, ASTM A53, có đường kính ngoài từ 1/2 inch đến 8 inch, độ dày từ 1,9mm đến 8.18mm. Theo VCBS, đây sẽ là lợi thế lớn của doanh nghiệp trong tương lai.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 8,06

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,09

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 16,22%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 6,81%

PAS hoạt động trong lĩnh vực thương mại, gia công thép và kinh doanh bất động sản.

8. Công ty Cổ phần Quốc tế Phương Anh (UPCoM: PAS)

Công ty Cổ phần Quốc tế Phương Anh (PAS) có tiền thân là Công ty TNHH Inox Thành Nam được thành lập vào năm 2010.

Hiện tại, giá trị vốn của của PAS đang đạt mức 460 tỷ đồng, bà Hà Thị Hải Vân hiện đang đảm giữ chức chủ tịch HĐQT công ty. 

Năng lực hiện có của công ty

Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, gia công thép và kinh doanh bất động sản. PAS chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2014. PAS đã đầu tư xây dựng Trung tâm cắt xẻ kim loại có tổng số vốn đầu tư gần 10 triệu đô la Mỹ trên diện tích 22.788 m2 với công suất cắt xẻ khoảng 60.000 tấn/năm. 

PAS hiện đang nắm giữ 2 mảnh đất tại khu Sơn Trà, Điện Ngọc, thành phố Đà Nẵng với tổng diện tích của 2 mảnh đất hơn 3.000 m2 với giá trị sổ sách ghi nhận khoảng hơn 56 tỷ đồng.

Vị thế của công ty

Công ty kinh doanh phân phối trên toàn quốc các sản phẩm thép, tôn mạ màu được nhập khẩu từ các nhà sản xuất uy tín như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... hoặc nhập từ một số công ty xuất nhập khẩu trong nước.

Bên cạnh đó, Công ty cũng xuất khẩu một số sản phẩm inox tới các nước: Ấn Độ, Ukraina, Nga, Hàn Quốc, Pakistan, Bangladesh, UAE, Đức, Anh. PAS đã đầu tư xây dựng Trung tâm cắt xẻ kim loại có tổng số vốn đầu tư gần 10 triệu đô la Mỹ trên diện tích 22.788 m2 với công suất cắt xẻ khoảng 60.000 tấn/năm.

Tiềm năng của công ty

Ban lãnh đạo công ty PAS muốn đầu tư triển khai thực hiện dự án gia công bếp nướng xuất khẩu giai đoạn 1. Tổng mức đầu tư dự kiến là 70 tỷ đồng và công suất dự kiến là 40.000 sản phẩm/năm.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 7,35

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,22

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 17,95%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 9,74%

Huy Hoàng

FSC: Rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn ở mức cao

Đầu tư   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:14 PM
Chỉ báo tâm lý tăng lên gần vùng lạc quan quá mức hôm 28/5, dấu hiệu cho thấy rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn cao, theo FSC.

VN-Index "bay màu" gần 9,1 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:13 PM
VN-Index giảm gần 9,1 điểm (tương đương 0,71%) xuống còn 1.272,6 điểm. Toàn sàn HoSE có 260 mã giảm so với 182 mã tăng và 61 mã đi ngang.

Cổ phiếu AAH giảm sàn sau 7 phiên tăng trần

Đầu tư   •   Thứ sáu, 17/05/2024, 10:34 AM
Thị giá cổ phiếu AAH đã tăng trần một mạch từ ngày 8/5 đến 15/5, rồi giảm sàn xuống mức 5.900 đồng trong ngày 16/5.

Chỉ số VN-Index có thể tiếp tục lên ngưỡng 1.250 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 17/05/2024, 10:03 AM
TPB dự báo chỉ số VN-Index có thể tiếp tục tiến lên ngưỡng kháng cự 1.250, song BSC nhận định áp lực chốt lãi có thể xuất hiện ở ngưỡng này.

VN-Index giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Đầu tư   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:58 PM
Kết phiên giao dịch 26/4, chỉ số VN-Index tăng 4,55 điểm, giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ.