Lịch sử giá cổ phiếu SMC và những thông tin cần biết
Cổ phiếu SMC là của công ty nào?
Cổ phiếu SMC được phát hành bởi Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC, hiện đang được giao dịch trên sàn chứng khoán HoSE.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC
Vốn điều lệ: 609.672.860.000 đồng
Địa chỉ: 396 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại: 84-(8) 38 99 22 99 Fax: 84-(8) 38 98 09 09
Email: smc@smc.vn
Website: http://www.smc.vn
Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương Mại SMC là Cửa hàng Vật Liệu Xây Dựng số 1 được thành lập vào năm 1988.
Năm 1996, Cửa hàng Vật Liệu Xây Dựng số 1 được chuyển thành Xí nghiệp Sản Xuất Kinh Doanh Vật Liệu Xây Dựng Số 1 trực thuộc Công ty Xây lắp Thương Mại2 Bộ Thương Mại, Xí nghiệp đã chuyển bước thành một đơn vị chuyên doanh phân phối trong lĩnh vực sắt thép khẳng định thị phần và uy tín đối với người tiêu dùng và các nhà sản xuất.
Năm 2003, thương hiệu SMC được đăng ký chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa và chính thức được công nhận theo quyết định 4704/QĐĐK do Cục Sở Hữu Công Nghiệp Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường cấp ngày 20/06/2003.
Ngày 19/08/2004, Xí nghiệp sản Xuất Kinh Doanh Vật Liệu xây Dựng Số 1 đã được chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Đầu Tư Thương Mại SMC theo quyết định số 1166/QĐBTM.
Năm 2006, SMC chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán và niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM với mã chứng khoán SMC.
Ngày 25/6/2007, Công ty TNHH MTV SMC Phú Mỹ ra đời, là đơn vị thành viên đầu tiên của SMC với diện tích 2,3ha tại Khu Công Nghiệp Phú Mỹ 1, Bà Rịa Vũng Tàu.
Tháng 5/2008, SMC lắp đặt hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động Trung tâm Gia Công – Chế biến thép lá cuộn (Coil Center) tại Công ty TNHH MTV SMC Phú Mỹ, đánh dấu bước khởi đầu trong hoạt động gia công chế biến thép của SMC.
Ngày 10/11/2008, SMC thành lập Công ty TNHH MTV SMC Bình Dương tại KCN Đồng An – Bình Dương, với sự ra đời của 02 đơn vị thành viên trong năm 2007 và 2008, nâng tổng số nhân sự của SMC lên 224 người.
Ngày 03/07/2009, Công ty TNHH MTV SMC Hiệp Phước ra đời. Ngày 14/12/2009, Công ty TNHH MTV Kinh doanh Thép ra đời.
Năm 2010, SMC đã hoàn thành mục tiêu chiến lược 5 năm 2006 – 2010 với tổng sản lượng tiêu thụ đạt 558 ngàn tấn, trong đó 540 ngàn tấn thép các loại và 18 ngàn tấn xi măng, lợi nhận sau thuế đạt 82 tỷ đồng.
Ngày 10/06/2011, chính thức đưa nhà máy Cơ Khí Thép đi vào hoạt động với 2 hệ thống thiết bị xả băng thép tấm dày đến 16 mm và thiết bị cắt tờ dày đến 20 mm.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu SMC nhất?
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 60.994.691 cổ phiếu
Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Thị Ngọc Loan là người nắm giữ nhiều cổ phiếu SMC nhất với 8.741.829 cổ phiếu, tương đương 14,35% cổ phần công ty. Nguyễn Cẩm Vân (mẹ của bà Nguyễn Ngọc Ý Nhi - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị) nắm giữ khối lượng 8.484.851 cổ phiếu, tương đương 13,93% cổ phần công ty. Công ty HANWA Co. Ltd nắm giữ 8.401.210 cổ phiếu, tương đương 13,79% tỷ lệ sở hữu.
Lịch sử giá cổ phiếu SMC qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu SMC
Sau khi tăng khá mạnh từ khi bắt đầu niêm yết, giá cổ phiếu SMC đã duy trì xu hướng giảm trước khi đảo chiều và tăng trở lại vào cuối năm 2015. Sau đó, giá cổ phiếu SMC ghi nhận đợt tăng mạnh với độ dốc rất cao từ tháng 10/2020. Giá cổ phiếu SMC đạt đỉnh rồi đảo chiều giảm vào tháng 10/2021.
Giá cổ phiếu SMC cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu SMC cao nhất là 55.040 đồng/cổ phiếu vào ngày 15/10/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu SMC thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu SMC thấp nhất là 2.780 đồng/cổ phiếu vào ngày 26/08/2015 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu SMC?
Tình hình kinh doanh của SMC
Trong năm 2020, dưới các tác động của đại dịch, doanh thu của công ty từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt mức 15.743,5 tỷ đồng, giảm 6,5% so với doanh thu năm trước (đạt 16.844,45 tỷ đồng). Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đột biến trong năm 2020 đạt 316,1 tỷ đồng, gấp nhiều lần mức lợi nhuận 99,8 tỷ đồng sau thuế trong năm 2019.
Năm 2021, SMC ghi nhận doanh thu 21.313,4 tỷ đồng, tăng 35,38% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 903,06 tỷ đồng, tăng mạnh 185,7% so với năm trước.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu SMC?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu SMC tại ngày 08/02/2022 là 37.750 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 3.775.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của SMC
SMC tập trung phát triển cả chiều sâu và chiều rộng như phát triển thị phần, nâng cao năng suất, vừa khai thác tốt thị trường nội địa, vừa tích cực trong hoạt động xuất khẩu, phát triển thị trường mới, và nhất là tăng cường tham gia tích cực hơn và hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực gia công chế biến, sản xuất thép để thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững và ổn định hiệu quả.
Đảm bảo quản lý từ chất lượng đầu vào các nguyên vật liệu cho quá trình gia công sản xuất, cùng hệ thống máy móc hiện đại nhằm giảm thiểu tối đa tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu trong quá trinh thực hiện. Các phế liệu chủ yếu từ quy trình gia công sản xuất của SMC là các đầu thầu dây thép, cuộn thép, hoặc biên của cuộn thép, xi kẽm, được tập trung thu gom và bán lại cho các nhà
Về tiêu hao điện năng, năng lượng - tất cả các dây chuyên gia công sản xuất đều được nhập mới với công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu, vận hành năng suất cao, được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên, nền mức tiêu thụ điện năng và nhiên liệu trong suốt quả trình sản xuất gia công đạt hiệu quả khá tốt.