Thứ năm, 18/04/2024, 03:51 AM
Đầu tư   •   Thứ hai, 07/03/2022, 07:37 AM  •  07/03/2022, 07:37

Nhận định cổ phiếu ngày 7/3: BID, BSR và HAH

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra về BID, BSR và HAH.

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra về BID, BSR và HAH.

VCBS: Nhận định khả quan đối với cổ phiếu BID, giá mục tiêu 48.320 đồng

Trong 2021, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HoSE: BID) công bố tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 62.395 tỷ đồng (tăng 24,7%) và 13.602 tỷ đồng (tăng 50,7% so với cùng kỳ năm trước). Tăng trưởng thu nhập tích cực đến từ biên lãi ròng (NIM) mở rộng và kiểm soát tốt chi phí hoạt động.

Tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 11,2% với quy mô cho vay khách hàng tăng lên 1,35 triệu tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng cao nhất ở phân khúc bán lẻ với 24,1% (chiếm 39,8% tổng dư nợ), nhóm doanh nghiệp lớn tăng 12,2% (chiếm 37,5% dư nợ), trong khi nhóm SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) ghi nhận giảm 5,8% do ảnh hưởng của dịch bệnh. Huy động từ tiền gửi và giấy tờ có giá ghi nhận 1,5 triệu tỷ đồng (tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, tiền gửi khách hàng tăng tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, giấy tờ có giá tăng tăng 95,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng trưởng huy động nhanh hơn tín dụng giúp BID cải thiện thanh khoản với chỉ số LDR (tỷ lệ dư tín dụng trên số vốn huy động của ngân hàng) theo thông tư 22 giảm xuống 83,4%, so với mức cao 86-88% trong các năm trước đây. Tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) tăng lên 19,4%, với trên 20% đến từ khách hàng cá nhân nhờ áp dụng chính sách “zero fee” miễn phí chuyển khoản trên ứng dụng ngân hàng số.

Về triển vọng của ngân hàng, VCBS kỳ vọng tốc độ tăng tín dụng của BID có thể được cải thiện trong 2022 đạt 12-14% khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và nhu cầu tín dụng tăng. Thêm vào đó, nếu phương án phát hành thêm hoàn thành trong năm nay, lực đẩy từ việc tăng vốn sẽ giúp BID nâng tỷ lệ an toàn vốn CAR (hiện vẫn ở mức thấp 8,96%). Phân phúc bán lẻ là động lực tăng trưởng tín dụng trong các năm tới với tốc độ tăng trưởng 20-24%, hướng tới mục tiêu đạt 50% dư nợ trong vòng 5 năm.

Đầu năm 2021, BID đã ra mắt ứng dụng SmartBanking thế hệ mới được đồng bộ hóa trên nhiều nền tảng và tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Quy mô khách hàng cá nhân của BID tăng lên 16 triệu (tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước), trong đó số lượng khách hàng giao dịch trên kênh số là 7 triệu người (tăng 54% so với cùng kỳ năm trước). Bên cạnh đó, đầu năm 2022, BID đã thực hiện ưu đãi miễn phí chuyển khoản online và duy trì dịch vụ ngân hàng số cho tất cả khách hàng, bước đi này là phù hợp với xu hướng của ngành và kỳ vọng sẽ giúp BID giữ được lượng tiền gửi không kỳ hạn trong bối cảnh cạnh tranh cao giữa các ngân hàng hiện nay.

Hiện ngân hàng đã hoàn thành trích lập xử lý toàn bộ nợ xấu tồn đọng. Với việc trích lập dự phòng gần 30 nghìn tỷ cho nợ xấu bao gồm 100% dư nợ tái cơ cấu trong năm qua, VCBS kỳ vọng chi phí này sẽ giảm dần trong các năm tiếp theo, tạo đà cho lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu BID của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) tại đây.

VCSC: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BSR, giá mục tiêu 31.700 đồng

Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (HoSE: BSR) được cho là sẽ được hưởng lợi từ xu hướng tăng của giá xăng dầu hiện tại, biên xăng/dầu diesel trở về mức trước dịch COVID-19 và các hoạt động di chuyển Việt Nam dần bình thưởng trở lại khi các gián đoạn do COVID-19 giảm dần. 

VCSC dự báo lợi nhuận năm 2022 sẽ tăng trưởng 9,3% từ mức cơ sở cao trong năm 2021 và được thúc đẩy bởi nhu cầu phục hồi, biên nhiên liệu máy bay/diesel tăng gấp 3/4 lần so với cùng kỳ năm trước và nhà máy lọc dầu hoạt động hết công suất cũng như hiệu suất hoạt đông đạt 108%. Ngoài ra, năng lực tài chính của BSR trở nên vững chắc hơn với tiền mặt tại quỹ đạt 893 triệu USD và tiền mặt ròng tương đương 26% vốn chủ sở hữu vào cuối năm 2021. 

Do nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm hiệu suất hoạt động từ 100% còn 60%-80% vào tháng 1 và tháng 2/2022, BSR đã nâng hiệu suất hoạt động lên 105% vào tháng 2/2022 và có kế hoạch tăng lên 108% để đảm bảo nguồn cung cho thị trường, cho thấy sản lượng bán sẽ tăng mạnh trong quý I năm 2022.

Theo khảo sát của Platts Analytics, các nhà lọc dầu châu Á kỳ vọng năm 2022 sẽ là năm tăng trưởng mạnh nhất đối với dầu nhiên liệu máy bay kể từ khi dịch COVID-19 khởi phát do nhu cầu đối với nhiên liệu máy bay tại châu Á có thể phục hồi đạt ít nhất 70% mức trước dịch. Nhu cầu nhiên liệu máy bay mạnh hơn sẽ dẫn đến biên dầu nhiên liệu máy bay và biên dầu diesel cao hơn khi các nhà máy lọc dầu chuyển sang sản xuất nhiều nhiên liệu máy bay hơn để đáp ứng nhu cầu, do đó dẫn đến nguồn cung dầu diesel giảm.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tại đây.

SSI: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HAH, giá mục tiêu 82.800 đồng

Theo SSI, Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) sẽ hưởng lợi từ gián đoạn chuỗi cung ứng có thể kéo dài đến năm 2023 lâu hơn kỳ vọng ban đầu. Cụ thể, các ca nhiễm Omicron tăng nhanh và khả năng xuất hiện các biến thể mới; Chính sách Không-Covid của Trung Quốc; và căng thẳng leo thang giữa Nga - Ukraine sẽ gây thêm áp lực lên thương mại toàn cầu. Ngoài ra, lượng tàu mới bàn giao trong năm 2022 chỉ giới hạn ở mức 3,1% trọng tải đội tàu hiện tại.

Với sáu tàu mới sẽ được bổ sung vào đội tàu trong giai đoạn 2022 - 2024, HAH đặt kế hoạch đầy tham vọng mở rộng sang thị trường Nội Á để tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi. SSI cho rằng các tuyến dịch vụ mới của công ty sẽ mang lại lợi nhuận, nhờ vào lợi thế của đội tàu có chi phí thấp (8 trong số 14 tàu được đầu tư với chi phí thấp).

HAH  cũng vì thế được kỳ vọng sẽ duy trì tăng trưởng lợi nhuận cao trong giai đoạn 2022 và 2023, đồng thời điều chỉnh ước tính lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) lần lượt đạt 744 tỷ đồng (tăng 67% và tăng 12,7% so với dự báo trước đó) và 902 tỷ đồng (tăng 21%), tương ứng đạt mức EPS là 14.641 đồng trong năm 2022 và 17.742 đồng trong năm 2023.

Với các tàu mới đầu tư, trọng tải đội tàu của HAH sẽ đạt 14.200 TEU (10 tàu) trong năm 2022 và 21.000 TEU (14 tàu) trong năm 2024, tăng gấp đôi so với năm 2021. HAH dự kiến sẽ đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ hàng ngày cho các tuyến nội địa. Hơn nữa, trong 3 năm tới, công ty đặt mục tiêu tiến ra thị trường khu vực, với bước đầu là hợp tác với các hãng tàu nước ngoài để mở các tuyến dịch vụ mới trong khu vực Nội Á (bao gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á) bắt đầu từ nửa cuối năm 2022. Điều này sẽ mở ra cơ hội mới cho HAH phát triển vượt ra ngoài thị trường Việt Nam.

Về tình trạng đường biển, ùn tắc ở Bờ Tây Hoa Kỳ giảm bớt sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, tình hình vẫn còn rất nghiêm trọng, với 66 tàu đang chờ cập cụm cảng Los Angeles / Long Beach vào ngày 22/2 - giảm so với mức kỷ lục 109 tàu vào ngày 9/1. Mặt khác, tình trạng tắc nghẽn ở Bờ Đông Hoa Kỳ trở nên tệ hơn, do nhiều tàu được chuyển hướng sang từ Bờ Tây để tránh tình trạng ùn tắc ở đó. Tại Trung Quốc, sự gia tăng ca nhiễm Omicron do chính sách Không-Covid đã dẫn đến tình trạng luân chuyển chậm trễ tại các cảng chính (Thượng Hải, Diên Điền, Thiên Tân và Ninh Ba). 

Ngành vận tải biển đang phải đối mặt với tác động từ xung đột Nga - Ukraine, vì Nga là nước xuất khẩu lớn dầu khí và nhiều nguyên liệu cơ bản trong khi cả Nga và Ukraine đều xuất khẩu lượng lớn ngũ cốc và dầu thực vật. SSI cho rằng tàu chở dầu và vận chuyển hàng rời đang bị ảnh hưởng khá lớn, trong khi tác động đối với vận chuyển container sẽ ở mức không đáng kể vì sản lượng container hàng năm của Nga chỉ ở mức 5 triệu TEU (tương đương 25% sản lượng của Việt Nam).

Hiện tại, tất cả các cảng của Ukraine ở Biển Đen đều phải đóng cửa trong khi các cảng của Nga vẫn hoạt động, tuy nhiên một số hãng tàu bắt đầu cân nhắc việc tạm dừng tất cả các chuyến hàng đến Nga để tránh những hậu quả không mong muốn.

Giả định giá dầu tăng 40% trong năm 2022 và giảm 10% trong năm 2023. SSI cho rằng giá dầu tăng sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới HAH trong năm 2022, do tỷ trọng doanh thu khai thác trong mảng vận tải đã giảm giúp giảm mức độ phụ thuộc vào biến động giá dầu (chi phí nhiên liệu chỉ chiếm 23% doanh thu năm 2021 so với mức 29% trong các năm trước). Hơn nữa, phụ phí nhiên liệu có thể được áp dụng để bù đắp chi phí nhiên liệu gia tăng.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu HAH của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI tại đây.

Huy Hoàng

Cổ phiếu lao dốc đồng loạt, VN-Index mất hơn 13 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:57 AM
Áp lực xả hàng từ nhà đầu tư khiến sắc đỏ lan tràn hầu hết khắp thị trường. VN-Index chốt phiên mất 13,14 điểm, đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này.

Bột giặt NET muốn trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 50%

Đầu tư   •   Thứ tư, 03/04/2024, 09:43 AM
CTCP Bột giặt Net dự tính chi khoảng 112 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông sau một năm kinh doanh thuận lợi với kết quả cao kỷ lục.

IDI lên kế hoạch chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Đầu tư   •   Thứ hai, 01/04/2024, 16:39 PM
Ban lãnh đạo IDI đề xuất chia cổ tức năm 2022 và năm 2023 là 20% vốn điều lệ (hơn 455 tỷ đồng), lên kế hoạch lãi sau thuế 276 tỷ đồng.

FPT dự kiến chia cổ tức 20% bằng tiền mặt

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:48 PM
FPT sẽ chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, trong đó công ty đã chi trả 10% trong năm vừa qua và dự kiến sẽ trả 10% còn lại sau khi ĐHCĐ phê duyệt.

KBSV: Xác suất chỉ số VN-Index vượt đỉnh đang giảm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:47 PM
Sự suy yếu của lực cầu và sự thiếu nhóm dẫn dắt sẽ khiến cho xác suất vượt đỉnh của chỉ số VN-Index ngày càng giảm và rủi ro đảo chiều ngày càng tăng.