Chủ nhật, 24/11/2024, 12:07 PM
Đầu tư   •   Thứ năm, 03/03/2022, 08:36 AM  •  03/03/2022, 08:36

Nhận định cổ phiếu ngày 3/3: PLX, HSG và VNM

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra trước phiên giao dịch ngày 3/3, bao gồm: PLX, HSG và VNM.

Nhận định cổ phiếu ngày 3/3: PLX, HSG và VNM

VNDirect: Khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu PLX, giá mục tiêu 61.300 đồng

Doanh thu quý IV năm 2021 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX, HoSE: PLX) tăng 57,9% so với cùng kỳ lên 49.372 tỷ đồng nhờ giá bán bình quân cao hơn (tăng 70% so với cùng kỳ) bù đắp cho sản lượng tiêu thụ nội địa giảm (giảm 10% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, do PLX được hưởng mức lợi nhuận cố định trên mỗi lít xăng dầu bán ran nên sản lượng tiêu thụ giảm và việc ghi nhận chi phí dự phòng hàng tồn kho (199 tỷ đồng) dẫn đến lợi nhuận gộp quý IV năm 2021 giảm 18,1% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, lợi nhuận từ các công ty liên kết trong quý IV năm 2021 giảm 17,8% so với cùng kỳ do đóng góp thấp hơn của Castrol BP Petco, vốn cũng bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch bệnh trong nửa cuối 2021. Do đó, lợi nhuận ròng quý IV năm 2021 giảm 37,5% so với cùng kỳ xuống 595 tỷ đồng.

Việc thiếu hụt nguồn cung trong nước gây ra các tác động trái chiều. Cụ thể, gần đây, việc nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất do gặp vấn đề về tài chính khiến nguồn cung trong nước bị thiếu hụt trong ngắn hạn. Một mặt, PLX có khả năng tăng sản lượng tiêu thụ khi những doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn để tìm kiếm nguồn hàng thay thế. Mặt khác, vấn đề này có thể tác động tiêu cực đến biên lợi nhuận gộp của công ty do PLX phải tăng nguồn nhập khẩu với chi phí vận chuyển cao hơn. Tuy nhiên, VNDirect tin rằng Nghi Sơn sẽ sớm nâng công suất trở lại sau khi nhận được sự hỗ trợ tài chính từ PVN.

Cùng với đà tăng trở lại của giá xăng dầu, công ty nhận được nhiều sự kỳ vọng trong năm 2022-2023. Sau khi bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh trong nửa cuối 2021, sản lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa của PLX được kỳ vọng sẽ phục hồi trong năm 2022-2023 với mức tăng trưởng kép là 7% khi Việt Nam áp dụng chiến lược mới để “thích ứng an toàn với đại dịch” và mở cửa lại nền kinh tế. Ngoài ra, sản lượng tiêu thụ xăng JetA1 được dự báo sẽ tăng 70%/25% so với cùng kỳ nhờ ngành hàng không phục hồi sau đại dịch. Nhìn chung, VNDirect kỳ vọng lợi nhuận ròng của PLX sẽ tăng trưởng 47,8%/13,6% so với cùng kỳ trong năm tới.

Cùng với việc giá nhiên liệu dự kiến duy trì ở mức cao, doanh thu mảng xăng dầu của PLX sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm tới với tốc độ tăng trưởng kép đạt 9,5%, đóng góp 91% tổng doanh thu của PLX trong cùng kỳ. Nhìn chung, VNDirect ước tính lợi nhuận ròng của PLX sẽ tăng trưởng lần lượt là 47,8% và 13,6% trong năm 2022 và 2023, chủ yếu nhờ vào sản lượng tiêu thụ xăng dầu phục hồi.

Đáng chú ý, hiện Chính phủ đang nghiên cứu việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối đối với mặt hàng xăng dầu. Đây được cho là một biện pháp khả thi để có thể kiềm chế đà tăng của giá bán lẻ xăng dầu trong nước, giúp giảm thiểu rủi ro của việc giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu PLX của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect tại đây.

SSI: Khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu HSG, giá mục tiêu 41.300 đồng và khuyến nghị lạc quan đối với cổ phiếu NKG, giá mục tiêu 50.000 đồng

Lợi nhuận ròng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG)Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (HoSE: NKG) trong quý gần nhất tiếp tục giảm so với quý trước, tuy nhiên so với cùng kỳ, cả hai công ty đều công bố mức tăng trưởng lần lượt là 11,6% và 194%. Mặc dù sản lượng nội địa giảm khoảng 14% đến 30%, cả hai công ty ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu cao.

Năm 2022, SSI ước tính sản lượng xuất khẩu sẽ tăng khoảng 2% đến 3%, do thị trường Mỹ chững lại sẽ được bù đắp bởi nhu cầu của thị trường Châu Âu trong điều kiện chiến tranh tại Ukraine kéo dài. Giá thép phục hồi cùng với nhu cầu tiềm năng của Châu Âu có thể là yếu tố tích cực cho giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, SSI cho rằng cổ phiếu này phù hợp hơn với các nhà đầu tư ngắn hạn và khả năng chấp nhận rủi ro cao, do lợi nhuận năm 2022 có khả năng giảm 27 tới 30% so với cùng kỳ bởi sự điều chỉnh biên lợi nhuận từ mức cao năm 2021.

Tuy nhiên, doanh thu vẫn duy trì mức tăng trưởng mạnh nhờ cả sản lượng xuất khẩu và giá bán bình quân tăng mạnh. Cụ thể, sản lượng của HSG và NKG từ tháng 10 đến tháng 12/2021 đạt mức kỷ lục mới, lần lượt tăng 86% và 193% so với cùng kỳ đạt 16,9 nghìn tỷ đồng và 8,78 nghìn tỷ đồng. Mặc dù sản lượng trong nước giảm 14%, nhưng tổng sản lượng tiêu thụ của HSG vẫn tăng 11,5% so với cùng kỳ đạt 596 nghìn tấn nhờ sản lượng xuất khẩu tăng 40%. Sản lượng của NKG đạt mức tăng trưởng cao hơn ở mức 44%, nhờ sản lượng xuất khẩu tăng 154% mặc dù kênh nội địa giảm 30%. (Sản lượng xuất khẩu lần lượt chiếm 59% và 71% tổng sản lượng tiêu thụ tại HSG và NKG trong quý).

Theo Hiệp hội Thép Thế giới, Nga và Ukraine lần lượt chiếm 4% và 1% sản lượng thép toàn cầu trong năm 2021. Tỷ trọng tổng xuất khẩu của Nga và Ukraine cao hơn khoảng 10% lượng thép xuất khẩu toàn cầu. Khoảng 40% đến 50% thép của cả hai quốc gia được xuất khẩu sang châu Âu, chiếm khoảng 30% lượng thép nhập khẩu và khoảng 9% lượng tiêu thụ của châu Âu. Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nếu kéo dài có thể sẽ dẫn đến sụt giảm sản lượng thép của Ukraine và gây ra những rào cản đối với thép của Nga, từ đó đẩy giá thép trong khu vực này tăng cao hơn và hỗ trợ xuất khẩu thép Việt Nam sang châu Âu.

Tuy nhiên, tác động tăng trưởng từ thị trường châu Âu đến HSG và NKG có thể bị hạn chế bởi một số yếu tố như sự chững lại tại thị trường Mỹ, được phản ánh qua việc giá HRC của Mỹ điều chỉnh hơn 40% so với mức đỉnh vào quý III năm 2021. Thứ hai, công suất hoạt động tại HSG và NKG đã gần đạt mức tối đa từ nửa cuối năm ngoái. HSG không có kế hoạch mở rộng công suất cho năm 2022, trong khi NKG dự kiến sẽ tăng công suất khoảng 10% lên hơn 1,2 triệu tấn/năm trong nửa cuối năm 2022.

SSI ước tính sản lượng xuất khẩu của HSG và NKG lần lượt tăng 2% và 3% đạt 1,26 triệu tấn và 742 nghìn tấn. Cả hai công ty đều đã nhận được các đơn đặt hàng xuất khẩu trước 2đến 3 tháng để giao hàng cho đến đầu tháng 5 và tháng 6. Tổng sản lượng tiêu thụ có thể tăng cao hơn 6% đối với cả hai công ty, nhờ sản lượng nội địa phục hồi khoảng 11% đến 12% từ mức thấp trong năm 2021.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu HSG và NKG của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI tại đây.

VCSC: Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu VNM, giá mục tiêu 93.000 đồng

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) là công ty sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần khoảng 60%. Với trên 40 năm kinh nghiệm, Vinamilk đã xây dựng được thương hiệu lớn với danh mục sản phẩm gồm sữa nước, sữa bột, sữa chua, sữa đặc và các loại thức uống khác.

Tiêu thụ FMCG (mặt hàng tiêu thụ nhanh) - bao gồm sữa - đang dần phục hồi. Doanh số FMCG được dự đoán sẽ phục hồi từ 5% đến 9% trong năm 2022 sau 2 năm giảm liên tiếp trong giai đoạn 2020-2021. Tuy nhiên,tốc độ tăng trưởng doanh số trong nước của VNM giảm từ hơn 20% so với năm 2020 vào tháng 10/2021 còn 7% so với cùng kỳ năm 2020 vào quý IV năm 2021 cho thấy con đường phục hồi của ngành FMCG còn nhiều thách thức.

Tổng thị phần của VNM tăng gần 1 điểm phần trăm vào năm 2021 (chủ yếu trong mảng sữa uống và sữa đặc); VNM tăng thị phần một phần do năng lực mạnh hơn của VNM so với các đối thủ cạnh tranh trong việc duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trước những gián đoạn liên quan đến dịch COVID-19 nhờ mạng lưới cơ sở sản xuất và trung tâm phân phối rộng khắp trên toàn quốc của công ty.

Khả năng tăng thị phần của VNM sẽ hạn chế trong tương lai do hiện đã ở mức cao (tổng thị phần theo sản lượng đạt hơn 60%) và cạnh tranh gay gắt - đặc biệt là trong mảng sữa công thức.Biên lợi nhuận gộp năm 2022 của VNM được kỳ vọng sẽ duy trì ổn định hoặc giảm nhẹ so với năm 2021 khi giá bán tăng có thể bù đắp cho chi phí đầu vào cao hơn. VNM đã tăng giá bán 2 lần vào tháng 12/2021 và tháng 1/2022, tương ứng với tổng mức tăng giá bán thấp hơn 5%. VNM kỳ vọng không tăng giá bán từ nay đến cuối năm trừ khi có các biến động đáng kể trong cơ cấu chi phí. Tính đến hiện tại, VNM đã chốt giá bột sữa đầu vào cho sản xuất đến tháng 6/2022.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu VNM của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tại đây.

Huy Hoàng

FSC: Rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn ở mức cao

Đầu tư   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:14 PM
Chỉ báo tâm lý tăng lên gần vùng lạc quan quá mức hôm 28/5, dấu hiệu cho thấy rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn cao, theo FSC.

VN-Index "bay màu" gần 9,1 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:13 PM
VN-Index giảm gần 9,1 điểm (tương đương 0,71%) xuống còn 1.272,6 điểm. Toàn sàn HoSE có 260 mã giảm so với 182 mã tăng và 61 mã đi ngang.

Cổ phiếu AAH giảm sàn sau 7 phiên tăng trần

Đầu tư   •   Thứ sáu, 17/05/2024, 10:34 AM
Thị giá cổ phiếu AAH đã tăng trần một mạch từ ngày 8/5 đến 15/5, rồi giảm sàn xuống mức 5.900 đồng trong ngày 16/5.

Chỉ số VN-Index có thể tiếp tục lên ngưỡng 1.250 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 17/05/2024, 10:03 AM
TPB dự báo chỉ số VN-Index có thể tiếp tục tiến lên ngưỡng kháng cự 1.250, song BSC nhận định áp lực chốt lãi có thể xuất hiện ở ngưỡng này.

VN-Index giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Đầu tư   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:58 PM
Kết phiên giao dịch 26/4, chỉ số VN-Index tăng 4,55 điểm, giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ.