Chủ nhật, 24/11/2024, 12:07 PM
Đầu tư   •   Thứ ba, 01/03/2022, 10:29 AM  •  01/03/2022, 10:29

Nhận định cổ phiếu ngày 1/3: SAB, PVD và SBT

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra trước phiên giao dịch ngày 1/3, bao gồm: SAB, PVD và SBT.

Nhận định cổ phiếu ngày 1/3: SAB, PVD và SBT

VCSC: Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu SAB, giá mục tiêu 180.000 đồng

Tiêu thụ bia trong nước đang dần phục hồi khi các hạn chế về giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Theo ban lãnh đạo Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB), các kênh bán dùng tại chỗ như quán karaoke và bar ở TP. HCM đã mở cửa trở lại trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, ban lãnh đạo dự kiến tiêu thụ bia trong nước sẽ không quay trở lại mức năm 2019 cho đến năm 2023 do người dân vẫn thận trọng về tụ họp đông người.

Theo ban lãnh đạo, SAB đã liên tục giành được thị phần trong vòng 6-7 tháng qua qua và trở thành công ty dẫn đầu thị trường trong quý IV năm 2021. SAB cho rằng thành tích đến từ xu hướng mua các sản phẩm phân khúc thấp hơn của người tiêu dùng, có lợi cho thế mạnh của SAB trong phân khúc bia phổ thông, Sự hiện diện của SAB được cải thiện trong các nền tảng thương mại hiện đại, SAB khởi động chiến dịch Tết sớm hơn năm 2021 so với các năm trước, và các chiến dịch marketing và khuyến mãi hiệu quả của SAB, đặc biệt là chiến dịch Tết. Ví dụ: vào đầu quý IV năm 2021, SAB đã tung ra bao bì phiên bản giới hạn - bao gồm 63 lon cho 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam - cho các thương hiệu chính của công ty là Bia Sài Gòn Lager và Bia Sài Gòn Export.

Đáng chú ý, chi tiêu cho marketing được duy trì ở mức cao để củng cố thị phần trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, ban lãnh đạo kỳ vọng chi phí tiếp thị trong % doanh thu sẽ giảm trong trung hạn khi các khoản đầu tư marketing sẽ mang lại kết quả cho tăng trưởng doanh thu.

Trong năm 2021, SAB đã thực hiện 2 đợt tăng giá, bao gồm một đợt tăng giá vào giữa tháng 12 năm 2021 sẽ có hiệu lực hoàn toàn trong quý I năm 2022. Doanh số bán bia phổ thông cao cấp tăng mạnh cũng sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận. Về mặt chi phí, ban lãnh đạo sẽ tiếp tục tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và nguyên liệu trong khi các hoạt động phòng hộ rủi ro sẽ phần nào kiềm chế áp lực tăng chi phí nguyên vật liệu.

Vì vậy, VCSC khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu SAB, giá mục tiêu 180.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 6% so với giá đóng cửa ngày 28/2/2022.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu SAB của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tại đây.

Yuanta: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVD, giá mục tiêu 36.103 đồng

Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HoSE: PVD) cho biết rằng hiệu suất sử dụng giàn khoan trong quý IV năm 2021 đạt 77%, cải thiện rất nhiều so với mức 71% của quý IV năm 2020 và nhộn nhịp hơn so với mức trung bình ngành (gần 70%). Với sự gia tăng mạnh của giá dầu, sự cải thiện của hiệu suất sử dụng tại khu vực nội địa, và áp lực từ chính phủ để khởi động lại dự án E&P quy mô lớn tại Việt Nam, Yuanta tiếp tục kỳ vọng khối lượng công việc của PVD sẽ tăng lên trong những năm sắp tới.

Đáng chú ý, giá dầu đạt mức cao nhất trong 8 năm vừa qua. Giá dầu đã tăng 17,5% từ đầu năm đến nay, và hiện có giá 91,4USD/thùng - đây là mức giá cao nhất kể từ năm 2014. Giá dầu tăng vọt làm tăng nhu cầu thuê giàn khoan và từ đó thúc đẩy giá cho thuê.

Vào đầu năm 2022, Thủ tướng Việt Nam đã yêu cầu khẩn trương hoàn thành các hoạt động thăm dò và khai thácdự án Lô B Ô Môn – một dự án khí quy mô lớn tại miền Nam Việt Nam. Dự án này sẽ làm tăng nhu cầu thuê giàn khoan và các dịch vụ có liên quan tại khu vực nội địa trong thời gian sắp tới.

Quý IV năm 2021, PVD công bố doanh thu đạt 1,3 nghìn tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ và 32% so với quý trước. Chủ yếu là do doanh thu cung cấp dịch vụ khoan tăng 65,7% so với cùng kỳ, đạt 720 tỷ đồng, chiếm 53,8% tổng doanh thu. Lợi nhuận gộp quý IV năm 2021 tăng gấp 3,8 lần so với quý IV năm 2020, biên lợi nhuận gộp quý IV năm 2021 tăng 3ppt, đạt 9,3%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trong quý IV năm 2021 giảm 16,8% so với cùng kỳ, còn 49,6 tỷ đồng. Lợi nhuận giảm chủ yếu do khoản lãi từ các công ty liên doanh giảm 80%. PVD công bố lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cả năm 2021 đạt 19,2 tỷ đồng, phục hồi theo hình parabol so với năm trước là 186 tỷ đồng và cải thiện đáng kể so với mức lỗ ròng 103 tỷ đồng được ghi nhận hồi quý I năm 2021.

Do đó, Yuanta khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVD, giá mục tiêu 36.103 đồng/cổ phiếu, cao hơn 3,45% so với giá đóng cửa ngày 28/2/2022.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu PVD của Công Ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam tại đây.

MASVN: Khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu SBT, giá mục tiêu 26.300 đồng

Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (HoSE: SBT) là nhà sản xuất đường và các sản phẩm đường số 1 tại Việt Nam với 46% thị phần đường nội địa. Niên vụ 2020-2021, SBT tiêu thụ 1,16 triệu tấn đường (tăng 10% so với cùng kỳ), tăng 10% so với cùng kỳ đạt doanh thu 14.925 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế 650 tỷ đồng (tăng 79% so với cùng kỳ) nhờ sản lượng tiêu thụ và giá đường tăng. Hiện tại SBT đang mở rộng choỗi giá trị của sản phẩm đường với việc cung cấp ra thị trường 73 dòng sản phẩm đường, trong đó có 7 dòng sản phẩm đường Organic đạt chuẩn EU và USDA, 11 dòng sản phẩm cạnh đường, sau đườn, 6 sản phẩm nước uống và khoảng 108 triệu KWH điện thương phẩm hàng năm.

SBT có nhiều điều kiện để tiếp tục tăng tốc trong năm 2022: giá đường thế giới trung bình năm 2022 dự phóng tăng 10 đến 15% so với cùng kỳ nhờ ảnh hưởng từ giá dầu thế giới; sản lượng đường tiêu thụ của SBT dự phong tăng 5% so với cùng kỳ nhờ sự phục hồi của thị trường nội địa cũng như xuất khẩu hậu covid-19.

Masvn đánh giá tích cực về tiềm năng phát triển của SBT trong dài hạn vì nguồn cung đường nội địa hiện tại chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nội địa. Việt Nam áp thuế chống bán phá giá đường đối với một số sản phẩm từ Thái Lan thời hạn 5 năm tính từ 2021. Đường trắng Việt Nam chính thức được giao dịch trên sàn giao dịch hàng hóa liên lục địa ICE từ 23/4/2021 giúp tăng cơ hội tiêu thụ các sản phẩm chất lượng cao tại thị trường thế giới.

Lợi nhuận sau thuế 2022 của SBT dự phóng tăng 18.4% so với cùng kỳ lên mức 947 tỷ đồng nhờ doanh thu 2022 được kỳ vọng tăng 15% so với cùng kỳ lên mức 19.158 tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp dự báo tăng 05 điểm phần trăm lên 14,8% nhờ giá bán tốt hơn. EPS 2022 dự phóng đạt 1.461 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu hiện tại được giao dịch tại 22.900 đồng, tương đương EPS Forward 2022 là 15,7x (hấp hơn 15% so với EPS hiện tại).

Vì vậy, Masvn khuyến nghị nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu SBT, với giá mục tiêu 46.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng tăng 16,37% so với giá đóng cửa ngày 28/2/2022.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu SBT của Công ty Chứng khoán Mirae Asset tại đây.

Văn Kiên

FSC: Rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn ở mức cao

Đầu tư   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:14 PM
Chỉ báo tâm lý tăng lên gần vùng lạc quan quá mức hôm 28/5, dấu hiệu cho thấy rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn cao, theo FSC.

VN-Index "bay màu" gần 9,1 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:13 PM
VN-Index giảm gần 9,1 điểm (tương đương 0,71%) xuống còn 1.272,6 điểm. Toàn sàn HoSE có 260 mã giảm so với 182 mã tăng và 61 mã đi ngang.

Cổ phiếu AAH giảm sàn sau 7 phiên tăng trần

Đầu tư   •   Thứ sáu, 17/05/2024, 10:34 AM
Thị giá cổ phiếu AAH đã tăng trần một mạch từ ngày 8/5 đến 15/5, rồi giảm sàn xuống mức 5.900 đồng trong ngày 16/5.

Chỉ số VN-Index có thể tiếp tục lên ngưỡng 1.250 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 17/05/2024, 10:03 AM
TPB dự báo chỉ số VN-Index có thể tiếp tục tiến lên ngưỡng kháng cự 1.250, song BSC nhận định áp lực chốt lãi có thể xuất hiện ở ngưỡng này.

VN-Index giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Đầu tư   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:58 PM
Kết phiên giao dịch 26/4, chỉ số VN-Index tăng 4,55 điểm, giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ.