Thứ sáu, 22/11/2024, 05:32 AM
Đầu tư   •   Thứ năm, 17/03/2022, 07:07 AM  •  17/03/2022, 07:07

Nhận định cổ phiếu ngày 17/3: PLX, VCB và VNM

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra trước phiên giao dịch ngày 17/3, bao gồm: PLX, VCB và VNM.

Nhận định cổ phiếu ngày 17/3: PLX, VCB và VNM

MBS: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PLX, giá mục tiêu 70.200 đồng

Công ty Cổ phấn Chứng khoán MB (MBS) đánh giá cao kết quả kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HoSE: PLX) trong năm 2021 dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệch. Cụ thể, trong quý IV, sản lượng xăng dầu kinh doanh đã phục hồi tốt so với quý III, tuy vậy vẫn giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Do giá dầu trong kỳ đạt mức cao khi tăng 76% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu tăng mạnh 58% so với năm trước, đạt 49.372 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 3.050 tỷ đồng (giảm 18% so với năm trước), lợi nhuận trước thuế đạt đạt 830 tỷ đồng (giảm 30%).

Trong năm 2021, với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch bùng phát trong quý III, Việt Nam phải thực hiện phong tỏa, giãn cách nhiều tình thành, dẫn đến sản lượng kinh doanh xăng dầu đạt mức thấp. Trong năm 2022, với việc dỡ bỏ hoàn toàn giãn cách, thúc đẩy hoạt động kinh tế xã hội, MBS dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sẽ tăng mạnh trở lại ở mức từ 6-8%, đây là cơ hội lớn cho công ty tiếp tục hồi phục và phát triển. Sản lượng xăng dầu kinh doanh trong năm 2022 cũng được dự báo của công ty sẽ đạt mức từ 12,4-12,6 triệu tấn, tương ứng mức tăng từ 8%-10% so với 2021.

Giá dầu trong 2 tháng đầu năm tiếp tục tăng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ dầu tăng lên trong khi nguồn cung tiếp tục hạn chế và đặc biệt từ khi xung đột Nga- Ukraine bùng phát cuối tháng 2.2022, giá dầu có lúc đã chạm mức 139 USD/thùng và còn dự báo có thê chạm mức 150 USD/thùng (dầu Brent). Với kịch bản cơ sở, chúng tôi dự kiến lấy mức giá dầu đạt 90USD/thùng cho năm 2022. Tuy nhiên, giá dầu tăng giảm thực tế tác động một phần không lớn đến lợi nhuận hoạt động của công ty bởi giá bán xăng dầu được kiểm soát chặt chẽ và điều chỉnh dựa trên biến động giá dầu quốc tế.

Từ đầu năm 2022, kinh doanh xăng dầu được thực hiện theo Nghị định số 95/2021/NĐ-CP, theo đó, giá xăng dầu bán lẻ trong nước được điều chỉnh 3 lần/tháng để sát với tình hình biến động giá xăng dầu trên thị trường quốc tế, giá cơ sở cũng được tính theo tỷ lệ nguồn xăng dầu sản xuất trong nước và nhập khẩu. Điều này sẽ hỗ trợ hoạt động kinh doanh của công ty bám sát với thị trương thế giới, tránh những cú sốc lớn tác động, ổn định hiệu quả kinh doanh.

Trong năm 2022, công ty tiếp tục thực hiện tiến trình thoái vốn tại một số khoản đầu tư ngoài ngành, trong đó có khoản đầu tư vào cổ phiếu PGBank với giá trị 1,673 tỷ đồng, chiếm 40.6%vốn của PGBank. Khoản thoái vốn này có thẻ mang lại một khoản lợi nhuận hấp dẫn khi giá cổ phiếu PGBank đang đạt mức 30.000 đồng/cổ phần.  Trong dài hạn các năm tiếp theo, MBS cho đánh giá với quy mô, vị thế và năng lực kinh doanh của Tập đoàn, cùng với tình hình phát triển kinh tế đất nước tiếp tục phục hồi sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, triển vọng phát triển của Tập đoàn là tích cực và sáng sủa.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu PLX của Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) tại đây.

Mirae Asset: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VCB, giá mục tiêu 97.600 đồng

Kết thúc năm 2021, dư nợ tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (HoSE: VCB) đã tăng trưởng ấn tượng đạt 960,75 nghìn tỷ (tăng 14,4% so với đầu năm) – mức tăng khá cao xét theo quy mô ngân hàng, đặt trong bối cảnh dịch bệnh/ giãn cách triền miên trong 9 tháng đầu năm.

Khối khách hàng cá nhân (cho vay mua nhà) và khối doanh nghiệp SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) vẫn là động lực tăng trưởng dự nợ tín dụng chính. Theo VCB, cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng 18% so với năm trước (chiếm 46,6% dư nợ), trong đó sản phẩm cho vay mua nhà chiếm tỷ trọng lớn nhất 56%. Dư nợ doanh nghiệp lớn và dư nợ doanh nghiệp SME đều ghi nhận tăng trưởng tích cực, tăng lần lượt 11% và 17%.

Trong quý IV năm 2021, tiền gửi khách hàng đã tăng mạnh (tăng 5,4% so với quý trước và tăng 10.0% so với đầu năm). Có vẻ như tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp (khiến việc kinh doanh trở nên rủi ro hơn) đã giúp một lượng tiền lớn từ các doanh nghiệp đã rút về kênh gửi tiết kiệm vào 6 tháng cuối năm 2021. Theo VCB, tỉ lệ CASA cũng ghi nhận tăng trưởng, đạt mức 32,3%.

Tỉ lệ nợ xấu nội bảng cuối 2021 duy trì ở mức thấp 0,64% (tăng nhẹ so với mức 0,62% cuối 2020 và giảm mạnh so với mức 1,16% cuối quý III năm 2021). Tỉ lệ LLR (tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay) tăng đột biến lên mức 424%, mức cao nhất toàn hệ thống. Theo VCB, VCB đã trích lập toàn bộ các khoản nợ tái cơ cấu trong năm. Xu hướng tiến hành trích lập dự phòng mạnh vẫn sẽ diễn ra trong cả hai năm 2022 và 2023.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu VCB của Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset tại đây.

SSI: Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu VNM, giá mục tiêu 90.000 đồng

Trong quý IV năm 2021, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (HoSE: VNM) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 15,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2020 và 2,2 nghìn tỷ đồng, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế cả năm 2021, công ty đạt 60,9 nghìn tỷ đồng doanh thu, tăng 2,2% so với năm 2020 và 10,6 nghìn tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 5,4% so với năm 2020.

Doanh thu yếu và biên lợi nhuận giảm là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận giảm trong năm 2021. Doanh thu trong nước bao gồm công ty mẹ VNM và MCM tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020 trong quý IV năm 2021 và cả năm đạt 51,2 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với vả năm 2020. Doanh thu nước ngoài (xuất khẩu Angkor Milk và Driftwood) tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2020 trong quý IV năm 2021. Nhìn chung năm 2021, VNM ghi nhận 9,7 nghìn tỷ đồng doanh thu nước ngoài, tăng 10,5% so với năm 2020. Ngoài ra, trong năm 2021, biên lợi nhuận gộp của VNM đạt 43,1%, giảm mạnh so với năm 2020.

VNM đã chốt hợp đồng sữa nguyên vật liệu đến quý II năm 2022. Tại thời điểm hiện tại, giá sữa bột nguyên kem và tách kem vẫn ở mức cao, tạo áp lực lên biên lợi nhuận của VNM trong các quý tới. Giá thức ăn chăn nuôi, giá đường và giá dầu cũng tăng, sẽ làm tăng thêm áp lực cho biên lợi nhuận. Bên cạnh đó, lợi thế của VNM là sở hữu chuối bán lẻ.

Trong tương lai gần, VNM có kế hoạch phân phối thêm nhiều sản phẩm như thịt bò, đường, và thương hiệu sữa Mộc Châu.Công ty cũng có thể xem xét làm việc với đối tác để phân phối thêm sản phẩm F&B thông qua chuỗi cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt”. Về mảng kinh doanh thịt bò, VLC và Sojitz đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) đầu tư 500 triệu USD vào dự án thịt bò tại Vĩnh Phúc. Giai đoạn đầu ước tính đi vào hoạt động trong 2023, với doanh thu ước tính đạt 2,5-3 nghìn tỷ đồng sau 5 năm. VNM hướng tới thị trường thịt bò cao cấp có thương hiệu, đây là thị trường chủ yếu là sản phẩm nhập khẩu.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu VNM của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI tại đây.

Huy Hoàng

FSC: Rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn ở mức cao

Đầu tư   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:14 PM
Chỉ báo tâm lý tăng lên gần vùng lạc quan quá mức hôm 28/5, dấu hiệu cho thấy rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn cao, theo FSC.

VN-Index "bay màu" gần 9,1 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:13 PM
VN-Index giảm gần 9,1 điểm (tương đương 0,71%) xuống còn 1.272,6 điểm. Toàn sàn HoSE có 260 mã giảm so với 182 mã tăng và 61 mã đi ngang.

Cổ phiếu AAH giảm sàn sau 7 phiên tăng trần

Đầu tư   •   Thứ sáu, 17/05/2024, 10:34 AM
Thị giá cổ phiếu AAH đã tăng trần một mạch từ ngày 8/5 đến 15/5, rồi giảm sàn xuống mức 5.900 đồng trong ngày 16/5.

Chỉ số VN-Index có thể tiếp tục lên ngưỡng 1.250 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 17/05/2024, 10:03 AM
TPB dự báo chỉ số VN-Index có thể tiếp tục tiến lên ngưỡng kháng cự 1.250, song BSC nhận định áp lực chốt lãi có thể xuất hiện ở ngưỡng này.

VN-Index giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Đầu tư   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:58 PM
Kết phiên giao dịch 26/4, chỉ số VN-Index tăng 4,55 điểm, giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ.