Thứ sáu, 19/04/2024, 21:25 PM
Đầu tư   •   Thứ sáu, 11/02/2022, 07:54 AM  •  11/02/2022, 07:54

Nhận định cổ phiếu ngày 11/2: BMP, KBC và PGV

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra trước phiên giao dịch ngày 11/2, bao gồm BMP, KBC và PGV.

Nhận định cổ phiếu ngày 11/2: BMP, KBC và PVG

VCSC: Khuyến nghị lạc quan đối với cổ phiếu BMP, giá mục tiêu 61.700 đồng

Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) đã công bố kết quả kinh doanh phục hồi mạnh so với quý trước trong quý IV năm 2021 với doanh thu thuần đạt 1,4 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 114 tỷ đồng (công ty ghi nhận doanh thu đạt 527 tỷ đồng và lỗ 26 tỷ đồng vào quý III 2021). So với cùng kỳ năm 2020, kết quả kinh doanh quý IV năm 2021 của BMP cũng khả quan khi doanh thu tăng 9% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số tăng 3% so với cùng kỳ năm trước dù giá nhựa đầu vào tăng cao.

VCSC cho rằng kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh trong quý IV 2021 nhờ ngành vật liệu xây dựng (bao gồm ống nhựa) phục hồi nhờ nhu cầu tồn đọng từ quý III năm 2021 do tình trạng gián đoạn gây nên bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam. BMP vẫn chưa công bố sản lượng bán quý IV năm 2021; tuy nhiên, VCSC cho rằng công ty sẽ ghi nhận mức tăng trưởng mạnh so với quý trước, dẫn đến tăng trưởng doanh thu tương ứng và cho phép BMP chuyển chi phí nhựa đầu vào cao hơn sang giá bán, qua đó nâng biên lợi nhuận gộp đạt 19,9% trong quý IV năm 2021 so với mức chỉ 4,5% trong quý III năm 2021. 

Trong cả năm 2021, BMP ghi nhận doanh thu đạt 4,6 nghìn tỷ đồng (giảm 3% so với cùng kỳ năm trước) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 214 tỷ đồng (giảm 59% so với cùng kỳ năm trước).

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu BMP của Công ty Cổ phần Chứng khoán VCSC tại đây.

VNDirect: Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu KBC, giá mục tiêu 81.800 đồng

Trong quý IV năm 2021, Tổng Công ty  Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) cho thuê 31,2 ha đất khu công nghiệp (giảm 22,2% so với cùng kỳ năm trước), đến từ khu công nghiệp Quang Châu (15,9 ha) và khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh (15,3 ha). KBC ghi nhận khoản lỗ bất thường 115,8 tỷ đồng do việc chuyển nhượng đất khu công nghiệp giữa các khách thuê trong quý IV năm 2021 và phần lớn được bù đắp một khoản tương đương vào doanh thu quý IV năm 2021.

Doanh thu tài chính quý IV năm 2021 giảm mạnh 80,7% so với cùng kỳ còn 52 tỷ đồng, trở lại mức bình thường do KBC ghi nhận khoản lãi 250,5 tỷ đồng trong quý IV năm 2020 nhờ chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty Đầu tư Sài Gòn - Huế.

KBC dự kiến chào bán tối đa 150 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tương đương 26,3% số cổ phiếu lưu hành) nhằm bổ sung vốn lưu động, tái cơ cấu các khoản nợ vay, và/hoặc tăng quy mô vốn hoạt động, đầu tư góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết. Giá chào bán được Đại hội cổ đông xác định không thấp hơn 80% giá đóng cửa bình quân của 30 phiên giao dịch liền trước ngày được chấp thuận. Thời gian hạn chế chuyển nhượng là 36 tháng đối với nhà đầu tư chiến lược và 18 tháng đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Ngoài ra, ban lãnh đạo chia sẻ KBC hiện đang tích cực xin cấp phép đầu tư tại 3 khu công nghiệp (gần 1.300 ha) tại Hải Dương sau khi được bổ sung vào quy hoạch cuối 2021, trong đó KBC đã nộp hồ sơ cấp phép đầu tư tại khu công nghiệp Bình Giang 1 (150 ha).

Bên cạnh đó, khu công nghiệp Tràng Duệ 3 đã nộp hồ sơ chờ chấp thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Công ty đã hoàn tất đền bù giải tỏa hơn 100 ha và dự kiến có thể bắt đầu bàn giao từ quý II năm 2022. Trước đó, KBC chia sẻ tại khu công nghiệp Tràng Duệ 3, công ty đã ký MOU cho thuê 35ha với giá 135 USD/m2 và dự kiến ký MOU với LG Display Việt Nam thuê 80 ha với giá 130 USD/m2.

KBC hiện đang tìm kiếm và lựa chọn nhà thầu thi công tại dự án khu đô thị Tràng Cát và kỳ vọng bắt đầu san nền 50 đến 80 ha đầu tiên vào đầu quý II năm 2022. Kế hoạch chi tiết sẽ được chia sẻ trong Đại hội thường niên 2022. KBC đặt mục tiêu doanh thu 2022 đạt 9.800 tỷ đồng (tăng 127,5% so với cùng kỳ) và lợi nhuận ròng 4.500 tỷ đồng (tăng 474,2% so với cùng kỳ).

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu KBC của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect tại đây.

VCBS: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PGV, giá mục tiêu 49.000 đồng

Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3, HoSE: PGV) hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực phát điện (nhiệt điện khí, nhiệt điện than, thủy điện, điện mặt trời) với tổng công suất trực tiếp lẫn gián tiếp lên tới gần 10.000 MW. Tổng sản lượng năm 2020 chiếm tới 13,57% sản lượng cả nước. Ngoài ra, năng lực quản lý dự án cũng rất tốt với tổng công suất quản lý dự án lên tới hơn 4.979 MW với các nhà máy như: Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Mông Dương 1, Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng, Thái Bình, Bản Chát, và các trung tâm điện lực Vĩnh Tân, Mông Dương, Thái Bình, Điện mặt trời Vĩnh Tân 2. Ngoài ra, còn có các công ty liên doanh liên kết như thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, thủy điện Thác Bà, Sê San 3A.

Công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực phát điện (nhiệt điện khí, nhiệt điện than, thủy điện, điện mặt trời) với tổng công suất trực tiếp lẫn gián tiếp lên tới gần 10.000 MW. Tổng sản lượng năm 2020 chiếm tới 13,57% sản lượng cả nước. Ngoài ra, năng lực quản lý dự án cũng rất tốt với tổng công suất quản lý dự án lên tới hơn 4.979 MW.

Doanh thu qua các năm đạt khoảng 37 đến 41 nghìn tỷ đồng chủ yếu phụ thuộc vào phụ tải và kế hoạch huy động điện của A0 và sự ảnh hưởng của các nguồn điện khác như thủy điện hay năng lượng thuỷ triều trong 02 năm trở lại đây. Năm 2020, doanh thu chỉ đạt 37.695 tỷ đồng (giảm 6% so với cùng kỳ năm trước đó) do nhu cầu bị ảnh hưởng mạnh bởi đợt giãn cách xã hội do dịch Covid 19.

EBITDA duy trì khá ổn định quanh mức 8.100 tỷ đồng đến 9.200 tỷ đồng qua các năm. Đặc điểm của doanh nghiệp là đầu tư tài sản cố định lớn dẫn đến chi phí khấu hao cao. lợi nhuận sau thuế các năm gần đây cải thiện rất mạnh từ 525 tỷ đồng năm 2018 tăng lên 3.171 tỷ đồng năm 2021 chủ yếu do phân bổ hết lỗ tỷ giá trong thời gian xây dựng từ năm 2018 và giảm mạnh chi phí lãi vay năm 2020 và 2021 do công ty chủ yếu vay ngoại tệ và lãi vay biến động theo lãi suất Libor 6 tháng (Lãi suất Libor 6T năm 2020 và 2021 giảm mạnh do các nước trên thế giới đẩy mạnh kích thích kinh tế do ảnh hưởng bởi Covid-19).

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế sẽ bị biến động khá mạnh khi tỷ giá ngoại tệ như USD, JPY, KRW hay CNY thay đổi do công ty sử dụng nợ vay khá lớn. Ngoài ra, lãi suất vay là lãi suất thả nổi theo Libor 6 tháng cũng khiến cho chi phí tài chính cũng biến động mạnh.

Theo đó, nếu loại bỏ lãi nhờ đánh giá lại tỷ giá của các khoản vay trong năm 2021, lợi nhuận sau thuế điều chỉnh của PGV chỉ đạt khoảng 2.290 tỷ đồng. Với 1% ảnh hưởng tăng/giảm của đồng USD so với VND sẽ làm giảm/tăng lợi nhuận sau thuế tương ứng hơn 300 tỷ đồng. Đối với lãi suất Libor và lãi huy động đồng tăng/giảm 1% giảm/tăng lợi nhuận sau thuế thêm tương ứng hơn 300 tỷ đồng nữa.

Công ty sử dụng chủ yếu là nợ vay để tài trợ cho tải sản cố định theo như đặc điểm chung của ngành điện phải đầu tư lớn cho tài sản cố định một lần và hoạt động trong nhiều năm, các năm hoạt động chỉ tốn một phần chi phí nhỏ để duy tu, bảo dưỡng. Tại thời điểm cuối năm 2021, nợ trên tài sản đạt 61,9%, cải thiện khá tốt so với mức 79,2% năm 2018 do dòng tiền hoạt động kinh doanh đem về trả nợ tốt. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh từ 6,0 lần năm 2018 còn 2,1 lần cuối năm 2021.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu PGV của Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS) tại đây.

Huy Hoàng

Cổ phiếu lao dốc đồng loạt, VN-Index mất hơn 13 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:57 AM
Áp lực xả hàng từ nhà đầu tư khiến sắc đỏ lan tràn hầu hết khắp thị trường. VN-Index chốt phiên mất 13,14 điểm, đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này.

Bột giặt NET muốn trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 50%

Đầu tư   •   Thứ tư, 03/04/2024, 09:43 AM
CTCP Bột giặt Net dự tính chi khoảng 112 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông sau một năm kinh doanh thuận lợi với kết quả cao kỷ lục.

IDI lên kế hoạch chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Đầu tư   •   Thứ hai, 01/04/2024, 16:39 PM
Ban lãnh đạo IDI đề xuất chia cổ tức năm 2022 và năm 2023 là 20% vốn điều lệ (hơn 455 tỷ đồng), lên kế hoạch lãi sau thuế 276 tỷ đồng.

FPT dự kiến chia cổ tức 20% bằng tiền mặt

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:48 PM
FPT sẽ chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, trong đó công ty đã chi trả 10% trong năm vừa qua và dự kiến sẽ trả 10% còn lại sau khi ĐHCĐ phê duyệt.

KBSV: Xác suất chỉ số VN-Index vượt đỉnh đang giảm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:47 PM
Sự suy yếu của lực cầu và sự thiếu nhóm dẫn dắt sẽ khiến cho xác suất vượt đỉnh của chỉ số VN-Index ngày càng giảm và rủi ro đảo chiều ngày càng tăng.