Thứ năm, 18/04/2024, 23:10 PM
Đầu tư   •   Thứ năm, 09/12/2021, 09:59 AM  •  09/12/2021, 09:59

Nhận định cổ phiếu ngày 9/12: VHM, PVS và IMP

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra trước phiên giao dịch ngày 9/12, bao gồm VHM, PVS và IMP

Nhận định cổ phiếu ngày 9/12: VHM, PVS và IMP

VCSC: Khuyến nghị mua đối với VHM, giá mục tiêu 107.000 đồng/cổ phiếu

Kể từ năm 2019, 3 đại dự án lớn đầu tiên của Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM) đã báo cáo lượng bán hàng lũy kế là khoảng 110.000 căn và tổng giá trị đầu tư gộp (GDV) ước tính hoặc doanh thu cốt lõi là khoảng 260 nghìn tỷ đồng. Vào cuối quý III/2021, còn lại khoảng 20% căn hộ chưa bán được tại 3 dự án này. VCSC dự báo loạt đại dự án mới sắp tới (Dream City, Wonder Park và Cổ Loa) sẽ thúc đẩy tăng trưởng trung hạn của VHM cho đến năm 2027. 

Các khu công nghiệp có thể hỗ trợ thêm cho triển vọng lợi nhuận của VHM. Cụ thể, theo ban lãnh đạo, các cụm khu công nghiệp ở Quảng Ninh và Hải Phòng dự kiến sẽ nhận được phê duyệt về nguyên tắc trong những tháng tới trong khi các chương trình marketing cho các khách hàng thuê công nghiệp tiềm năng sẽ được triển khai vào đầu năm 2022. Hiện VCSC chưa tính đến tiềm năng phát triển khu công nghiệp khi kế hoạch thâu tóm các khu công nghiệp chưa được công bố và một khoảng đóng góp nhỏ từ các khu công nghiệp vào lợi nhuận dự báo năm 2022 (dưới 5%, theo ban lãnh đạo).

VCSC dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2022 sẽ đạt 35 nghìn tỷ đồng (tăng 5% so với năm 2021) chủ yếu nhờ đóng góp từ các dự án lớn hiện tại (Ocean Park, Smart City và Grand Park) và doanh thu dự kiến từ các đại dự án sắp tới (Wonder Park và Dream City).

Đối với năm 2022, Smart City được kỳ vọng sẽ duy trì doanh số bán buôn và bán lẻ trong khi Ocean Park và Grand Park hoàn tất giai đoạn mở bán trước. Việc mở bán Wonder Park và Dream City được cho rằng sẽ hỗ trợ giá trị hợp đồng bán hàng năm 2022 của VHM đạt 83 nghìn tỷ đồng (tăng 26% so với năm 2021).

Tại giá mục tiêu được đề ra, VHM sẽ được giao dịch với P/E năm 2021 và 2022 lần lượt là 14 và 13,5 lần và gần ngang bằng với mức P/E của các công ty trong ngành. P/B năm 2021/2022 là 3,8/3 lần với ROE năm 2021/2022 mạnh mẽ là 32,1%/25,1% cùng tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu thấp là 8% tính đến cuối quý 3/2021.

Mở phiên 9/12, giá cổ phiếu VHM ở mức 81.000 đồng, thấp hơn 32% so với giá mục tiêu mà VCSC đưa ra.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu VHM của Công ty Chứng khoán Bản Việt tại đây.

VNDirect: Khuyến nghị tích cực đối với PVS, giá mục tiêu 31.200 đồng/cổ phiếu

Mặc dù doanh thu của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) trong 9 tháng năm 2021 giảm 34,5% so với cùng kỳ xuống 9,651 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 60% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận ròng của PVS chỉ giảm 9,9% xuống 518 tỷ đồng nhờ thu nhập từ các liên doanh FSO/FPSO tăng mạnh (tăng 306% so với cùng kỳ lên 506 tỷ đồng).

Theo đà tăng của giá dầu, VNDirect tin rằng PVS sẽ đạt được các hợp đồng gia hạn cho các FSO/FPSO (Lam Sơn, Ruby), đảm bảo nguồn thu nhập chất lượng cao cho công ty trong những năm tới.

Đối với năm 2021, VNDirect cũng dự báo lợi nhuận ròng tăng trưởng 16% nhờ vào sự đóng góp vững chắc từ các liên doanh FSO/FPSO và sự phục hồi của tất cả các hoạt động kinh động kinh doanh chính trong quý IV năm 2021. Đặc biệt là mảng Cơ khí và Xây lắp (M&C) khi dịch bệnh từng bước được kiểm soát và PVS tăng ghi nhận doanh thu từ dự án mới.

Cụ thể, VNDirect cho rằng mảng Cơ khí và Xây lắp sẽ được lợi nhờ vào hợp đồng mới tại dự án Gallaf Batch 3, và khai thác các dự án năng lượng tái tạo nhằm đa dạng hóa hoạt động M&C với việc ký kết Thỏa thuận ưu tiên (PSA) cung cấp hai trạm biến áp ngoài khơi tại dự án điện gió Hai Long ở Đài Loan.

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu được dự phóng giảm 6,5% so với cùng kỳ, phản ánh khối lượng công việc thấp hơn dự kiến tại tất cả các hoạt động kinh doanh chính trong 9 tháng 2021 do sự bùng phát của biến thể Delta. Tuy nhiên, với đà tăng mạnh của giá dầu, lợi nhuận ròng của công ty được dự báo mức tăng trưởng đạt 23,9% trong 2022-23.

P/E mục tiêu được dự đoán trong năm 2022 là 15,4 lần. Động lực chính tăng giá đến từ sự phục hồi của giá dầu hiện tại. Rủi ro giảm giá là giá dầu thấp hơn dự kiến và sự chậm trễ hơn nữa trong việc trao thầu các dự án.

Mở phiên 9/12, giá cổ phiếu PVS ở mức 26.500 đồng, thấp hơn 12% so với giá mục tiêu mà VNDirect đưa ra.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu PVS của Công ty Chứng khoán VNDirect tại đây.

VCSC: Khuyến nghị khả quan đối với IMP, giá mục tiêu 81.900 đồng/cổ phiếu

Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định các gián đoạn do dịch COVID-19 hạ nhiệt so với năm 2021, doanh thu từ sản phẩm tự sản xuất được dự báo tăng trường ở mức lần lượt đạt 50%/29% trong năm 2022/2023, so với mức 1% vào năm 2021 nhờ chi tiêu cho dược phẩm cao hơn - đặc biệt là trong kênh bệnh viện - và giá trị trúng thầu cao vào kênh bệnh viện của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP).

VCSC dự báo biên lợi nhuận gộp của mảng sản phẩm tự sản xuất của IMP sẽ tăng từ 41,0% vào năm 2020 lên 44,0% vào năm 2024. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) được dự báo sẽ tăng từ 16,3% vào năm 2020 lên 31,5% vào năm 2024. Hoạt động tại các nhà máy EU-GMP (cơ sở sản xuất thuốc được ban hành bởi Cơ quan quản lý dược Châu Âu (EMA)) của IMP được dự báo sẽ cải thiện từ khoảng 25% vào năm 2020 lên khoảng 65% vào năm 2024.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, IMP đã trúng thầu 1,4 nghìn tỷ đồng giá trị hợp đồng trong gói thầu kênh bệnh viện. 96% số tiền này đến từ các loại thuốc bậc 1 và 2 - bậc cao nhất về chất lượng thuốc trong bệnh viện. Theo quan điểm của VCSC, bất chấp những khó khăn hiện tại từ COVID-19, thực tế là giá trị trúng thầu của IMP trong 9 tháng năm 2021 đã tương đương với 150% giá trị trúng thầu của năm 2020 là chỉ báo tốt cho tăng trưởng trung hạn của công ty.

Kênh bệnh viện - hiện chiếm khoảng 75% chi tiêu cho dược phẩm tại Việt Nam - sẽ vượt mức tăng trưởng chung của toàn ngành được hỗ trợ bởi độ phủ sóng của bảo hiểm y tế toàn dân ngày càng mở rộng và các quy định chặt chẽ hơn về bán thuốc theo đơn tại các nhà thuốc. Vì thế, doanh thu được dự báo từ kệnh bệnh viện của IMP sẽ đạt tăng trưởng CAGR khoảng 55% trong giải đoạn 2021-2024

Tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E) trong năm 2021 được dự báo đạt 27,2x. Trong năm 2022 và 2023, P/E được dự báo lần lượt đạt 17,2x và 13,2x.

Mở phiên 9/12, giá cổ phiếu IMP ở mức 77.000 đồng, thấp hơn 6% so với giá mục tiêu mà VCSC đưa ra.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu IMP của Công ty Chứng khoán Bản Việt tại đây.

Huy Hoàng

Cổ phiếu lao dốc đồng loạt, VN-Index mất hơn 13 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:57 AM
Áp lực xả hàng từ nhà đầu tư khiến sắc đỏ lan tràn hầu hết khắp thị trường. VN-Index chốt phiên mất 13,14 điểm, đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này.

Bột giặt NET muốn trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 50%

Đầu tư   •   Thứ tư, 03/04/2024, 09:43 AM
CTCP Bột giặt Net dự tính chi khoảng 112 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông sau một năm kinh doanh thuận lợi với kết quả cao kỷ lục.

IDI lên kế hoạch chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Đầu tư   •   Thứ hai, 01/04/2024, 16:39 PM
Ban lãnh đạo IDI đề xuất chia cổ tức năm 2022 và năm 2023 là 20% vốn điều lệ (hơn 455 tỷ đồng), lên kế hoạch lãi sau thuế 276 tỷ đồng.

FPT dự kiến chia cổ tức 20% bằng tiền mặt

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:48 PM
FPT sẽ chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, trong đó công ty đã chi trả 10% trong năm vừa qua và dự kiến sẽ trả 10% còn lại sau khi ĐHCĐ phê duyệt.

KBSV: Xác suất chỉ số VN-Index vượt đỉnh đang giảm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:47 PM
Sự suy yếu của lực cầu và sự thiếu nhóm dẫn dắt sẽ khiến cho xác suất vượt đỉnh của chỉ số VN-Index ngày càng giảm và rủi ro đảo chiều ngày càng tăng.