Thứ bảy, 06/04/2024, 21:53 PM
Đầu tư   •   Thứ ba, 22/02/2022, 08:23 AM  •  22/02/2022, 08:23

Nhận định cổ phiếu ngày 22/2: VPB, PLX và PDR

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra trước phiên giao dịch ngày 22/2, bao gồm: VPB, PLX và PDR.

Nhận định cổ phiếu ngày 21/2: VPB, PLX và PDR

KBSV: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPB, giá mục tiêu 44.700 đồng

Quý IV/2021, hoạt động kinh doanh của VPB có tín hiệu hồi phục sau 3 quý năm 2021 bị ảnh hưởng bởi làn sóng dịch bệnh. Thu nhập lãi thuần quý IV/2021 đạt 12.498 tỷ đồng (tăng 14% so với quý trước, giảm 2,5% so với cùng kỳ), trong đó thu nhập lãi thuần của ngân hàng mẹ tăng 17,2% so với cùng kỳ trong khi thu nhập lãi thuần của FE Credit giảm 22,8% so với cùng kỳ. Thu nhập ngoại lãi đạt 2.548 tỷ đồng (giảm 4,2% so với quý trước, tăng 29,5% so với cùng kỳ) khiến tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 11.070 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ.

Chi phí dự phòng trích lập ở mức cao nhất trong nhiều quý gần đây, đạt 5.371 tỷ đồng (tăng 7,9% so với quý trước, tăng 24,4% so với cùng kỳ) khiến lợi nhuận trước thuế quý IV/2021 đạt 2.845 tỷ đồng (tăng 5,4% so với quý trước, giảm 21,5% so với cùng kỳ). Lũy kế 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 14.580 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ.

Tăng trưởng tín dụng quý IV/2021 được đẩy mạnh sau khi nới lỏng giãn cách (tăng 10% so với cùng quý, tăng 18,7% so với cùng kỳ) với dư nợ tín dụng của ngân hàng mẹ tăng 7,7% so với quý trước trong khi tăng trưởng của FE Credit đạt 20,8% so với quý trước, cải thiện mạnh mẽ so với các quý trước.

Biên lãi ròng (NIM) quý IV/2021 giảm quý thứ 4 liên tiếp, đạt 7,63% (giảm 58bps so với quý trước, giảm 105bps so với cùng kỳ) trong đó NIM ngân hàng mẹ đạt 5,09% (giảm 24 bps so với quý trước) với lãi suất đầu ra bình quân giảm mạnh bất chấp lãi suất đầu vào được cải thiện. Trong khi đó, NIM của FECredit đạt 20,35%, giảm 203bps so với quý trước với lãi đầu ra bình quân giảm 258bps so với quý trước.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ quý IV/2021 đạt 1.196 tỷ đồng (tăng 51,3% so với quý trước, tăng 15,8% so với cùng kỳ) trong đó lãi từ dịch vụ thanh toán tăng 9% so với cùng kỳ và lãi phí bảo hiểm giảm 12,6% so với cùng kỳ. Thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư và kinh doanh duy trì mức cao, đạt 798 tỷ đồng, tăng 170,4% so với cùng kỳ giúp NOII quý IV/2021 đạt 2.548 tỷ đồng, tăng 29,5% so với cùng kỳ. NOII/TOI đạt 23%, giảm 322bps so với quý trước.

Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng trong quý IV/2021 do ảnh hưởng từ dịch bệnh, đạt 4,47%, tăng 47bps so với quý trước. Trong kỳ, VPB trích lập 5.371 tỷ đồng (tăng 7,9% so với quý trước, tăng 24,4% so với cùng kỳ); Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của VPB cải thiện tốt, đạt 60,9%, tăng 11,95 điểm % so với 3 quý năm 2021. Tổng dư nợ tái cơ cấu tính đến hết quý IV/2021 đạt khoảng 16,1 nghìn tỷ đồng (tăng 1,3% so với quý trước), tương đương 4,2% tổng dư nợ tín dụng trong đó 11,3 nghìn tỷ đến từ ngân hàng mẹ và 4,8 tỷ đến từ FECredit. VPB hiện đã trích lập 1.176 tỷ đồng, tương đương khoảng 30% tổng trích lập cho phần nợ tái cơ cấu này. Theo thông tin từ VPB, nhóm khách hàng có nợ tái cơ cấu bắt đầu có dòng tiền để thực hiện nghĩa vụ nợ trở lại trong quý IV năm 2022, kì vọng các khoản nợ này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng tài sản sau khi ghi nhận trở lại vào nợ xấu sau tháng 6/2022 theo thông tư 14/2021.

KBSV dự phóng tăng trưởng tín dụng đạt 22,6% trong năm 2022, tăng 383bps phản ánh kì vọng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhờ phục hồi kinh tế sau dịch. KBSV ước tính NIM 2022 giảm 19 bps so với cùng kỳ, đạt 7,44% phản ánh lãi suất đầu vào bình quân tăng. Dự phóng thận trọng nợ xấu đạt 5%, tăng 53 bps so với cùng kỳ do ghi nhận các khoản nợ tái cơ cấu theo thông tư 14. Chi phí trích lập dự phòng dự kiến tiếp tục ở mức cao, đạt 20.363 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ. KBSV dự báo lợi nhuận sau thuế ngân hàng mẹ năm 2022 đạt 16.149 tỷ đồng, tăng 24,1% so với cùng kỳ.

Do đó, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPB, giá mục tiêu 44.700 đồng/cổ phiếu, cao hơn 24,51% so với giá đóng cửa ngày 21/2/2022.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu VPB của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam tại đây.

VCSC: Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu PLX, giá mục tiêu 66.000 đồng

Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (PLX) công bố kết quả kinh doanh năm 2021 với doanh thu đạt 170 nghìn tỷ đồng (tăng 36,5% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 2,8 nghìn tỷ đồng (tăng 207,2% so với cùng kỳ) nhờ diễn biến giá dầu thuận lợi hơn trong năm 2021 so với năm 2020 dù sản lượng bán giảm.

Trong quý IV năm 2021, doanh thu tăng 57,9% so với cùng kỳ nhờ giá xăng dầu tăng khoảng 55% - 60% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giảm 36,3% so với cùng kỳ chủ yếu do sản lượng bán thấp hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số quý IV năm 2021 tăng 7 lần so với quý trước sau khi bị ảnh hưởng bởi các biện pháp giãn cách xã hội vào quý III năm 2021.

Kết quả kinh doanh này thấp hơn nhẹ so với kỳ vọng của VCSC khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021 lần lượt hoàn thành 103,1% và 90,0% dự báo tương ứng, VCSC cho rằng do sản lượng bán thấp hơn dự kiến trong quý IV năm 2021.

Ngoài ra, theo báo cáo gần đây từ ndh.vn, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (NSR) đã giảm hiệu suất hoạt động từ 100% còn 80% vào tháng 1 năm 2022 do khó khăn tài chính và có thể ngừng hoạt động vào tháng 2 năm 2022 nếu tình hình không được cải thiện. Tin tức này có tác động tiêu cực đến PLX vì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tìm nguồn cung đầu vào của công ty.

Vì vậy, VCSC khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PLX, giá mục tiêu 66.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng tăng 10,18% so với giá đóng cửa ngày 21/2/2022.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu PLX của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tại đây.

MASVN: Khuyến nghị mua vào cho cổ phiếu PDR với giá mục tiêu 116.500 đồng

PDR đã có một quý IV cực kỳ khởi sắc trong năm 2021 khi ghi nhận 1.228 tỷ đồng doanh thu (giảm 13% so với cùng kỳ) nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 751 tỷ đồng (tăng 49% so với cùng kỳ) chủ yếu nhờ vào chuyển nhượng khu chung cư cao tầng dự án Phân khu số 4 và phần còn lại của khu thấp tầng của dự án Phân khu số 9 thuộc dự án khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội.

Tính cả năm 2021, PDR đã ghi nhận 3.620 tỷ đồng doanh thu (giảm 7% so với cùng kỳ) và 1.860 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 53% so với cùng kỳ), trở thành top 5 doanh nghiệp bất động sản có lợi nhuận trước thuế trên 2.000 tỷ đồng. Tính đến nay, Phát Đạt đã thực hiện 33% tổng kế hoạch lợi nhuận trước thuế 14.270 tỷ đồng trong giai đoạn 2019 – 2023.

Trong năm 2022, MASVN kỳ vọng Phát Đạt sẽ có 1 năm tăng tốc với việc bàn giao sản phẩm tại một số dự án trọng điểm như dự án Astral City tại Bình Dương, khu cao tầng tại dự án Nhơn Hội, và dự án Phước Hải tại Vũng Tàu. MASVN dự phóng PDR sẽ đạt 11.031 tỷ đồng doanh thu (tăng 204% so với cùng kỳ) và 2.947 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 54,8% so với cùng kỳ).

Đáng chú ý, Phát Đạt tiếp tục tập trung phát triển, đa dạng hóa danh mục bất động sản dân dụng với các tiêu chí: có đầy đủ pháp lý, nằm vị trí đắc địa và có thể triển khai nhanh. Hiện nay, PDR đang tập trung tại 2 khu vực, khu vực duyên hải miền Trung (bao gồm Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định), và khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (gồm có Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu). Bên cạnh đó, công ty cũng phát triển thêm bất động sản nghỉ dưỡng tại các trung tâm du lịch như Phú Quốc, Đà Nẵng.

Mảng bất động sản khu công nghiệp tiếp tục được kỳ vọng là một mũi nhọn khác của Phát Đạt khi công ty trong thời gian vừa qua tích cực phát triển nhiều dự án tại các tỉnh thành như Quảng Ngãi có Khu công nghiệp – dịch vụ – đô thị Phát Đạt – Dung Quất với tổng diện tích 1.152 ha. Phát Đạt cũng đặt mục tiêu phát triển thêm quỹ đất khu công nghiệp đến 2023 lên gần 6000 ha tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng và Đồng Tháp.

Ngoài ra, Phát Đạt cũng đang tập trung phát triển mảng nhà xưởng/logistics nhằm đáp ứng nhu cầu được dự báo sẽ tăng mạnh trong tương lai khi kinh tế phục hồi trở lại. Công ty đặt mục tiêu hình thành hệ thống nhà xưởng, cung cấp giải pháp logistics trọn vẹn cho khách hàng, đặc biệt tại các vùng kinh tế trọng điểm, sân bay và cảng biển.

Do đó, MASVN khuyến nghị mua vào cho cổ phiếu PDR với giá mục tiêu là 116.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng tăng 27,74% so với giá đóng cửa ngày 21/2/2022.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu PDR của Công ty Chứng khoán Mirae Asset tại đây.

Văn Kiên

Bột giặt NET muốn trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 50%

Đầu tư   •   Thứ tư, 03/04/2024, 09:43 AM
CTCP Bột giặt Net dự tính chi khoảng 112 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông sau một năm kinh doanh thuận lợi với kết quả cao kỷ lục.

IDI lên kế hoạch chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Đầu tư   •   Thứ hai, 01/04/2024, 16:39 PM
Ban lãnh đạo IDI đề xuất chia cổ tức năm 2022 và năm 2023 là 20% vốn điều lệ (hơn 455 tỷ đồng), lên kế hoạch lãi sau thuế 276 tỷ đồng.

FPT dự kiến chia cổ tức 20% bằng tiền mặt

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:48 PM
FPT sẽ chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, trong đó công ty đã chi trả 10% trong năm vừa qua và dự kiến sẽ trả 10% còn lại sau khi ĐHCĐ phê duyệt.

KBSV: Xác suất chỉ số VN-Index vượt đỉnh đang giảm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:47 PM
Sự suy yếu của lực cầu và sự thiếu nhóm dẫn dắt sẽ khiến cho xác suất vượt đỉnh của chỉ số VN-Index ngày càng giảm và rủi ro đảo chiều ngày càng tăng.

"Cổ phiếu vua" bứt tốc, VN-Index tăng hơn 16 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:39 PM
Sắc xanh gần như bao trùm bảng giao dịch điện tử hôm nay khi toàn sàn HoSE có 379 mã tăng giá. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục kéo VN-Index tăng mạnh, vượt mốc 1.270 điểm.