Nhận định cổ phiếu ngày 22/4: DRC, NT2 và VHC
VCBS: Khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu DRC, giá mục tiêu 40.300 đồng
Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (HoSE: DRC) nhận được những đánh giá tích cực nhờ vào sản lượng tiêu thụ kỳ vọng tăng trưởng khi nhu cầu thị trường tốt sau dịch và hưởng lợi từ đối thủ tại 3 thị trường xuất khẩu chính là Brazil, Mỹ và Malaysia bị áp Thuế CBPG. Thị trường Brazil tăng trưởng ổn định hơn, tại thị trường Mỹ gia tăng sự canh tranh lốp từ Thái Lan có nguồn gốc từ Trung Quốc hơn so với 2 năm trước đây.
Thời gian tồn kho bình quân của DRC tăng mạnh từ cuối quý II năm 2021 từ 75 ngày lên mức cao 97 ngày với giá trị 720 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 50%/tổng giá trị tồn kho vào cuối quý IV năm 2021 (thành phẩm khoảng 37% và các loại hàng tồn kho khác chiếm khoảng 13%). Diễn biến giá cao su SMR 20 trái chiều với giá của Latex. Các hãng lốp chủ yếu sử dụng mủ SMR10-20, SVR10 có diễn biến giá tương đồng với mủ SMR20
Từ giữa năm ngoái DRC đã tích cực tích trữ hàng tồn kho khi giá cao su thiên nhiên vẫn biến động trong khung 1.610-1.850 USD/tấn. Đây là giải pháp ngắn hạn của DRC nhằm duy trì biên lãi gộp nhằm tránh tình trạng tăng giá nhựa vật liệu. Trong năm 2022 tiếp tục kéo dài trước thềm dự báo hồi phục của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến giá cao su tự nhiên tiếp tục tăng cao trong nửa đầu năm 2022.
Doanh thu thuần trong năm 2021 tăng trưởng 20,1% chủ yếu nhờ cả Radial và Bias đều tăng trưởng cao tương ứng 25% và 26% so với năm trước. Doanh thu thuần đạt 4.379,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 290,8 tỷ đồng (tăng 13,5%). Biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ 17,1% so với mức 16,4% của năm ngoái. Do diễn biến trái ngược nhau giữa 2 mảng lốp, biên lốp radial tăng 5 điểm % lên 16,1% trong khi lốp bias lại giảm 6,7% đạt mức 18,4%.
Về thị trường nội địa, do các đợt phong tỏa do dịch Covid 19 và giãn cách xã hội nên sản lượng radial và bias không có thay đổi nhiều. Cụ thể, sản lượng radial giảm 0,2% và bias tăng nhẹ 4,8% so với năm 2021. DRC xuất khẩu khá tốt tỷ trọng tăng từ 46%/tổng doanh thu thuần năm 2021 lên mức 53% chủ yếu từ gia tăng tại thị trường Châu Mỹ. Chia theo địa lý thì cả sản lượng lốp Radial và Bias đều ổn định.
Trong quý I năm 2022, thị trường xuất khẩu tăng cao chiếm 57%, nội địa chiếm 43%, so với năm ngoái tỷ trọng cân bằng 50-50. Do biên gộp của thị trường xuất khẩu thấp hơn nội địa rất nhiều nên doanh thu tăng trưởng cao từ xuất khẩu không đảm bảo lợi nhuận sẽ tăng trưởng theo.
Biên lợi nhuận được kỳ vọng đạt 16,8%, giảm so với mức 17,1% của năm ngoái do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao trong khi khả năng chuyển chi phí sang cho người tiêu dùng của DRC thấp hơn. DRC có khả năng giá tăng giá bán tại nội địa cao hơn do bán hàng cho nhà phân phối là chính, trong khi tại thị trường xuất khẩu với chi phí vận chuyển gia tăng thì nhà nhập khẩu sẽ xem xét có chấp nhận mức tăng giá của DRC so với các hãng lốp thay thế khác hay không.
Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu DRC của Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS) tại đây.
VDSC: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NT2, giá mục tiêu 29.200 đồng
Công ty Cổ phần Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2) ghi nhận doanh thu tăng 23% so với cùng kỳ lên 1.635 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 40% so với cùng kỳ còn 121 tỷ đồng trong quý IV năm 2021. Lợi nhuận chạm mức thấp nhất trong 8 năm do công ty gặp phải nhiều khó khăn bao gồm sản lượng hợp đồng thấp và giá bán giảm. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 6.150 tỷ đồng và 534 tỷ đồng, tăng 1% và giảm 15% so với năm trước.
Sản lượng quý IV năm 2021 chỉ ở mức sản lượng hợp đồng do giá khí đốt tự nhiên tăng cao và thủy điện được gây khó cho NT2 chào được giá trên thị trường phát điện cạnh tranh. Sản lượng thực phát là 825 triệu kWh, tăng 15% so với cùng kỳ, trong khi sản lượng hợp đồng (Qc) là 804 triệu kWh, giảm 21% so với cùng kỳ và chiếm 97% tổng sản lượng.
Trong khi doanh thu tăng 23% so với cùng kỳ đạt 1.635 tỷ đồng, chủ yếu là do giá khí tăng (giá nguyên liệu là khí thiên nhiên được tính vào giá bán Pc, lợi nhuận sau thuế giảm 40% so với cùng kỳ còn 121 tỷ đồng do trong quý IV năm 2020, NT2 ghi nhận khoản chênh lệch FX và được đền bù sản lượng hợp đồng
Trong 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận sau thuế được đánh giá sẽ tăng trưởng 142% so với cùng kỳ đạt 337 tỷ đồng nhờ sản lượng hợp đồng tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều cơ hội kiếm lời trên thị trường phát điện cạnh tranh nhờ giá bán cao (do tình trạng thiếu hụt than, nguyên liệu đầu vào cho điện than). Cùng với nền thấp trong quý II năm 2021 (24 tỷ đồng), VDSC dự phóng lợi nhuận sau thuế quý II năm 2022 sẽ tăng trưởng đáng kể.
Hiện nay, nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than đang thiếu hụt. Vấn đề này bắt đầu từ tháng 3 do thiếu lao động khai thác than, theo đại diện của TKV và Đông Bắc, giá than thế giới tăng cao do khủng hoảng năng lượng toàn cầu khiến việc nhập khẩu than trở nên khó khăn khi không trúng được các gói thầu nhập khẩu. VDSC cho rằng vấn đề này khó có thể được giải quyết nhanh chóng vì các quy trình phức tạp của công ty nhà nước. Điều này sẽ dẫn đến sản lượng từ nhóm nhà máy nhiệt điện than giảm và tạo thuận lợi đối với các nhà máy nhiệt điện khí như NT2.
Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu NT2 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) tại đây.
ACBS: Cập nhật hoạt động kinh doanh đối với cổ phiếu VHC
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) đã công bố tăng công suất cấp đông tại nhà máy Vĩnh Phước và Thanh Bình, đồng thời nâng cấp cải tiến các dây chuyền sản xuất trong năm 2021, từ đó giúp VHC đạt 1.000 tấn nguyên liệu/ngày. Nhằm duy trì tỷ lệ tự cung ổn định ở mức 70%, VHC sẽ mở rộng diện tích vùng nuôi thêm 100-150 ha.
Đầu năm 2022, VHC cũng đã đầu tư nhà máy thức ăn chăn nuôi Feed One với tổng công suất 400.000 tấn / năm (giai đoạn 1 là 350.000 tấn / năm) với tổng chi phí đầu tư 800 tỷ đồng. Nhà máy Feed One dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào 6 tháng cuối năm 2022.
Cuối cùng, để duy trì chuỗi cung ứng tích hợp và bền vững, VHC đang đầu tư vào một trại giống mới có diện tích 90ha để tăng khả năng truy xuất nguồn gốc và tỷ lệ sống sót. Công suất sẽ là 3,2 tỷ cá bột, 1,6 tỷ cá hương và 30 triệu con giống hàng năm. VHC đã ra mắt thương hiệu BasaMaster vào năm 2021, cung cấp các sản phẩm cá tra của VHC tại một số siêu thị và đại siêu thịtại các thị trường xuất khẩu chính (17/19 siêu thị chính ở Mỹ) và tại Việt Nam thông qua kênh trực tuyến và siêu thị.
VHC đã thành lập công ty con Nông Sản Thực Phẩm Thành Ngọc (sở hữu 70%) vào năm 2021, thực hiện dự án trồng trọt và chế biến rau củ quả. Dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022. Sản phẩm chính là rau quả đông lạnh, hoa quả sấy chân không và nước trái cây cô đặc. Ngoài ra, Vinh Technology gần đây đã đầu tư vào Shiok Meats ở Singapore sử dụng công nghệ nông nghiệp tế bào thay vì động vật.
Công ty cũng đầu tư vào công ty Entobel công nghệ sinh học sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho cá. VHC cũng là số ít trang trại nuôi cá tra ở Việt Nam có tỷ lệ tiêm phòng bệnh cao cho cá giống, giúp phòng ngừa dịch bệnh và có tỷ lệ sống sót cao hơn.
VHC đã đầu tư khoảng 200 tỷ đồng xây dựng 2 block nhà gồm 136 căn hộ và 44 shophouse. Nhờ đó, VHC có thể áp dụng “3 tại chỗ” trong đợt thứ 4 của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam vào quý III năm 2021.
Công ty đang có kế hoạch xây thêm 4 block với 280 căn hộ và 2 bãi đậu xe. Quỹ đất cho dự án này đã có sẵn và doanh nghiệp không cần thêm chi phí mua hoặc thuê đất. Khu chung cư nằm đối diện nhà máy VHC và theo đại diện VHC, nhà ở sẽ được cấp cho các nhân viên thâm niên như một phần phúc lợi. Bên cạnh đó, VHC sẽ cân nhắc cho thuê shophouse để bù đắp chi phí.