Thứ năm, 25/04/2024, 11:42 AM
Đầu tư   •   Thứ ba, 15/03/2022, 08:06 AM  •  15/03/2022, 08:06

Nhận định cổ phiếu ngày 15/3: HSG, PVS và PVT

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra trước phiên giao dịch ngày 15/3, bao gồm: HSG, PVS và PVT.

Nhận định cổ phiếu ngày 15/3: HSG, PVS và PVT

VCSC: Khuyến nghị phù hợp thị trường đối với cổ phiếu HSG, giá mục tiêu 40.800 đồng

Trong quý I năm tài chính 2022, lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cố đông thiểu số của Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) tăng 12% so với cùng kỳ nhờ sản lượng xuất khẩu tăng mạnh và giá thép tiếp tục ở mức cao, nhưng giảm 32% so với quý trước chủ yếu do biên lợi nhuận gộp giảm do chênh lệch thấp hơn giữa giá thép cuộn cán nóng (HRC) đầu vào và giá bán thép thành phẩm.

Trong năm tài chính 2022, VCSC dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cố đông thiểu số là 2,7 nghìn tỷ đồng (giảm 37% so với cùng kỳ). VCSC nâng dự báo tăng trưởng tổng sản lượng bán tôn mạ và ống thép lên 11% so với cùng kỳ so với mức không đổi so với cùng kỳ trước đây do kết quả kinh doanh quý I năm tài chính 2022 cao hơn dự kiến. Tuy nhiên, VCSC tiếp tục kỳ vọng giá HRC đầu vào cao sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.

Đáng chú ý, nhu cầu mạnh mẽ trên toàn cầu đối với các sản phẩm thép đã giúp doanh số xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong quý I năm tài chính 2022 (năm tài chính của HSG kết thúc vào ngày 30/09). HSG ghi nhận sản lượng bán tôn mạ tăng 32% so với cùng kỳ (507.400 tấn) trong quý I năm tài chính 2022 - thấp hơn nhẹ so với mức chung của toàn ngành (tăng 36% so với cùng kỳ) và chủ yếu do NKG (nhà sản xuất tôn mạ lớn thứ hai trong nước tính theo thị phần) tăng trưởng mạnh 76% so với cùng kỳ.

Mặt khác, sản lượng bán ống thép của HSG (88.700 tấn) giảm 30% so với cùng kỳ trong quý 1 năm tài chính 2022 do nhu cầu trong nước thấp. Ngoài ra, ống thép cũng khó xuất khẩu hơn so với thép tấm do tính cồng kềnh.

Trong năm tài chính 2022, VCSC cho rằng doanh số xuất khẩu sẽ giảm so với mức cơ sở cao của năm tài chính 2021 với sự phục hồi của thị trường trong nước nhờ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng sau khi hoạt động xây dựng trong nước được nối lại khi dịch COVID-19 được kiểm soát tại Việt Nam. Do đó, VCSC dự báo sản lượng bán tôn mạ của HSG đạt 2 triệu tấn (tăng 12% so với cùng kỳ; tăng trưởng doanh số trong nước/xuất khẩu đạt 16%/10% so với cùng kỳ) và sản lượng bán ống thép đạt 492.500 tấn (tăng 7% so với cùng kỳ) trong năm tài chính 2022.

Bên cạnh đó, biên lợi nhuận gộp của HSG đã giảm còn 12,5% trong quý I năm tài chính 2022 so với mức 15,7% trong quý IV năm tài chính 2021. VCSC cho rằng diễn biến này là do chênh lệch giữa giá HRC đầu vào và giá bán tôn mạ thành phẩm thấp hơn so với các quý trước dù giá bán tôn mạ thành phẩm vẫn ổn định. Do biên lợi nhuận gộp quý I năm tài chính 2022 thấp hơn kỳ vọng nên VCSC giảm dự báo đối với biên lợi nhuận năm tài chính 2022 của HSG còn 14,8% so với mức 15,6% như dự báo trước đây và 18,2% trong năm tài chính 2021.

Vì vậy, VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường đối với cổ phiếu HSG, giá mục tiêu 40.800 đồng/cổ phiếu, cao hơn 7,37% so với giá đóng cửa ngày 14/3/2022.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu HSG của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tại đây.

VNDirect: Khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu PVS, giá mục tiêu 35.500 đồng

Trong bối cảnh thị trường dầu thô thắt chặt do thiếu hụt đầu tư vào thượng nguồn, cuộc khủng hoảng Ukraine càng làm trầm trọng thêm tình trạng này, đẩy giá dầu Brent lên mức cao nhất kể từ 2008 (~130 USD/thùng).

Theo quan điểm của VNDirect, giá dầu sẽ dần cân bằng trở lại trong thời gian tới (quanh 100 USD/thùng) khi căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt và nguồn cung bổ sung đến từ Mỹ và Iran. Với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ thượng nguồn, Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) sẽ hưởng lợi gián tiếp từ việc giá dầu cao với độ trễ nhất định do các hợp đồng trong các mảng Xây lắp (M&C) và FSO/FPSO thường kéo dài nhiều năm, trong khi các mảng khác (Tàu dịch vụ, Căn cứ cảng) có thể được hưởng lợi sớm hơn nhờ sự phục hồi của giá dịch vụ.

Mới đây, PVN đã kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp hỗ trợ PVN trình Chính phủ đề xuất tham gia lĩnh vực năng lượng tái tạo (đặc biệt là điện gió ngoài khơi). Đáng chú ý, VNDirect thấy rằng PVS hiện là thành viên duy nhất của PVN có khả năng hoạt động trong lĩnh vực này sau khi đã bổ sung phát triển điện gió ngoài khơi vào lĩnh vực kinh doanh chính vào cuối năm 2021.

VNDirect tin rằng các mảng hoạt động kinh doanh của PVS sẽ được hưởng lợi khi hoạt động dầu khí phục hồi trở lại. Đặc biệt, giá dầu cao sẽ là động lực cho các đơn vị liên quan để tái khởi động các dự án lớn tại Việt Nam, có lợi cho mảng M&C của PVS. Ngoài ra, giá dầu cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho PVS trong việc gia hạn các hợp đồng thuê FSO/FPSO, củng cố hiệu quả hoạt động của các liên doanh FSO/FPSO kể từ 2022.

Nhìn chung, VNDirect kỳ vọng PVS sẽ đạt tăng trưởng kép lợi nhuận ròng là 26,7% trong năm 2022-24. Đáng chú ý, việc bổ sung phát triển điện gió ngoài khơi vào lĩnh vực kinh doanh chính vào cuối năm 2021 có thể mở ra một hướng kinh doanh mới cho công ty trong dài hạn.

Do đó, VNDirect khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu PVS, giá mục tiêu 35.500 đồng/cổ phiếu, cao hơn 2% so với giá đóng cửa ngày 14/3/2022.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu PVS của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect tại đây.

KBSV: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVT, giá mục tiêu 36.800 đồng

Luỹ kế cả năm 2021, Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (HoSE: PVT) ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.368 tỷ đồng (giảm 0,2% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 838 tỷ đồng (tăng 0,9% so với cùng kỳ). Kết quả kinh doanh đi ngang so với năm 2020 tới từ nhu cầu vận tải & vận hành FSO/FPSO chịu ảnh hưởng tiêu cực trong giai đoạn giãn cách xã hội; và phát sinh thêm chi phí hoạt động liên quan tới công tác phòng chống dịch Covid-19.

Với kế hoạch thận trọng đề ra cho năm 2021 với doanh thu đạt 6.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 404 tỷ đồng, PVT đã hoàn thành lần lượt 122,8% kế hoạch doanh thu và 207,4% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

Kết thúc năm 2021, biên lợi nhuận gộp của PVT ghi nhận mức tăng tích cực, từ 15,2% lên 17%, trong đó, biên lợi nhuận hai mảng chính là mảng vận chuyển tăng 2,2 điểm % lên 17,7% và mảng FPO/FPSO tăng 5,2 điểm % lên 29,4%. Mức tăng trưởng tích cực này nhờ vào các lý do: Sự đóng góp của 5 tàu mới vào đội tàu của PVT, nâng tổng số tàu lên 36 tàu, PVT đã hạch toán chi phí bảo dưỡng định kì của các tàu và chi phí khấu hao còn lại của tàu Athena (dự kiến sẽ thanh lý năm 2021 nhưng bị trễ do gặp khó khăn trong thủ tục) trong năm 2020 và giá thuê ngày của Đại Hùng Queen được PVN điều chỉnh tăng từ mức thấp năm 2020.

KBSV kì vọng với chiến dịch tiêm chủng được tiến hành nhanh chóng trên toàn cầu sẽ là động lực cho sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, theo đó là các hoạt động sản xuất, vận tải, du lịch… bình thường hóa giúp cho nhu cầu dầu khí gia tăng. Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), cung/cầu sẽ hồi phục hoàn toàn vào năm 2022, từ đó thúc đẩy nhu cầu tàu chở dầu và giá cước vận tải năng lượng cải thiện đáng kể.

KBSV đánh giá cao kế hoạch mở rộng đội tàu của PVT. Với vị thế đầu ngành, việc nâng số lượng tàu sẽ giúp cho triển vọng dài hạn của PVT được đảm bảo hơn nhờ vào các tàu mới chạy tuyến định hạn quốc tế với lợi thế chi phí nhân công rẻ hơn so với các chủ tàu nước ngoài. Trong năm 2021 PVT đã bổ sung vào đội tàu của mình thêm 4 tàu mới, trong đó bao gồm 3 tàu xăng dầu thành phẩm và 1 tàu VLGC. PVT có kế hoạch mua thêm 1 tàu VLGC trong nửa cuối năm 2021 nhưng KBSV cho rằng dịch COVID-19 làm trì hoãn quá trình mua tàu mới. Do đó, KBSV kỳ vọng PVT sẽ mua thêm 1 tàu VLGC nữa trong nửa cuối năm 2022 và có thể hoạt động hết công suất vào năm 2023.

Năm 2022, KBSV ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PVT sẽ lần lượt đạt 8.871 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ) và 1.093 tỷ đồng (tăng 30% so với cùng kỳ). Năm 2023, ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PVT sẽ lần lượt đạt 9.837 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ) và 1.086 tỷ đồng (giảm 0.6% so với cùng kỳ).

Vì vậy, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVT, giá mục tiêu 36.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng tăng 49,3% so với giá đóng cửa ngày 14/3/2022.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu PVT của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) tại đây.

Văn Kiên

Cổ phiếu chứng khoán, bất động sản nằm la liệt, VN-Index giảm 18 điểm

Đầu tư   •   Thứ bảy, 20/04/2024, 13:27 PM
Trong phiên hôm nay (19/4), với hơn 400 mã giảm giá trong đó cổ phiếu chứng khoán, bất động sản nằm la liệt khiến VN-Index giảm 18,16 điểm, tiếp đà trượt dốc trong những ngày qua, xuống còn 1.174,85 điểm.

Lợi nhuận Home Credit lao dốc 68%, về mức thấp kỷ lục

Đầu tư   •   Thứ bảy, 20/04/2024, 13:27 PM
Năm 2023, Công ty TNHH MTV Home Credit Việt Nam ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 375,3 tỷ đồng, giảm 68,4% so với năm 2022.

Cổ phiếu lao dốc đồng loạt, VN-Index mất hơn 13 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:57 AM
Áp lực xả hàng từ nhà đầu tư khiến sắc đỏ lan tràn hầu hết khắp thị trường. VN-Index chốt phiên mất 13,14 điểm, đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này.

Bột giặt NET muốn trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 50%

Đầu tư   •   Thứ tư, 03/04/2024, 09:43 AM
CTCP Bột giặt Net dự tính chi khoảng 112 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông sau một năm kinh doanh thuận lợi với kết quả cao kỷ lục.

IDI lên kế hoạch chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Đầu tư   •   Thứ hai, 01/04/2024, 16:39 PM
Ban lãnh đạo IDI đề xuất chia cổ tức năm 2022 và năm 2023 là 20% vốn điều lệ (hơn 455 tỷ đồng), lên kế hoạch lãi sau thuế 276 tỷ đồng.