Thứ tư, 24/04/2024, 14:09 PM
Đầu tư   •   Thứ năm, 13/01/2022, 09:54 AM  •  13/01/2022, 09:54

Nhận định cổ phiếu ngày 13/1: VEA, KBC và BID

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra trước phiên giao dịch ngày 13/1, bao gồm VEA, KBC và BID.

Nhận định cổ phiếu ngày 13/1: VEA, KBC và BID

SSI: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VEA, giá mục tiêu 55.000 đồng

Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (UPCoM: VEA) hiện nắm sở hữu cổ phần đáng kể ở các nhà sản xuất ô tô xe máy tại Việt Nam (30% Honda, 25% Toyota, và 25% Ford). 

Năm 2021 đã ghi nhận kết quả kinh doanh kém khả quan đối với toàn ngành cũng như VEA. Cụ thể, doanh số ô tô ảm đạm do ảnh hưởng của làn sóng bùng phát Covid thứ 3 và thứ 4 tại Việt Nam, nhưng nhanh chóng hồi phục trong các tháng cuối năm. Do đợt bùng phát dịch bệnh kéo dài, doanh số bán ô tô 9 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 198.000 chiếc (giảm 3% so với cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên, sau khi mở cửa trở lại trong quý IV, doanh số ô tô đã có sự hồi phục mạnh, với ước tính 156.000 xe bán ra trong quý (tăng 16% so với cùng kỳ năm trước), giúp doanh số cả năm 2021 ước tính đạt 354.000 chiếc (tăng 5% so với cùng kỳ năm trước). Sự phục hồi này còn được hỗ trợ bởi Thông tư 103/2021/ND-CP gần đây của Chính phủ, giảm 50% phí trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước trong giai đoạn 6 tháng từ ngày 1/12/2021.

Theo ước tính của Hiệp hội Linh kiện điện tử thế giới (ECIA), thời gian hoàn thành cho một đơn đặt hàng linh kiện chip ô tô ở thời điểm tháng 12/2021 đã kéo dài tới 5 tháng (gần 22 tuần), gấp đôi thời gian đặt hàng bình thường trước dịch Covid do vấn đề thiếu hụt chip toàn cầu. Trong giai đoạn này, nhiễu hãng xe đã phải cắt giảm 5% đến 10% sản lượng sản xuất, hoặc tạm hoãn ra mắt các mẫu xe mới. Tuy nhiên cho dù doanh số giảm, nhiều công ty ô tô lại có lợi nhuận tăng mạnh.

Tuy nhiên, bỏ qua những bất ổn trong ngắn hạn, SSI tin rằng triển vọng 2022 có thể tươi sáng hơn với khả năng phục hồi tương đối chắc chắn.Với 70% dân số Việt Nam đã được tiêm vaccine mũi 2 tính đến cuối năm 2021, và các biến thể Covid mới có khả năng sẽ ít gây rủi ro tới sức khỏe hơn, vì thế tác động từ việc giãn cách xã hội sẽ ít nghiêm trọng hơn năm 2021.

VinFast gần đây đã công bố sẽ dừng dần hoạt động sản xuất xe xăng đến cuối năm nay để tập trung vào xe điện. Hiện tại, xe xăng của VinFast chiếm gần 11% thị phần ô tô trong nước, do đó tạo nhiều cơ hội cho các hãng xe khác phát triển và giành vị thế dẫn đầu. Ngoài ra, do VinFast là một trong những công ty có khả năng cạnh tranh cao về giá, việc thương hiệu này rời thị trường có thể giúp giảm bớt đáng kể áp lực cạnh tranh giảm giá đối với các hãng xe khác.

Theo dự báo của IHS Markit và Fitch Ratings, số lượng xe sản xuất trong năm 2022 trên toàn cầu sẽ ước tính giảm trung bình khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2021, do tình trạng thiếu cung chip dự kiến tiếp diễn đến cho đến nửa cuối năm 2022. Nhiều công ty ô tô đã tăng giá bán mẫu xe mới trong 2021 ước tính việc này sẽ có tác động rõ ràng tới thị trường ô tô trong 2022. Cả nhà sản xuất ô tô và đại lý phân phối sẽ hưởng lợi từ chênh lệch cung cầu trong ngắn hạn này.

Từ các yếu tố trên, SSI cho rằng các liên doanh ô tô của VEA sẽ là những công ty có lợi thế lớn. Năm 2022, ước tính lợi nhuận công ty liên doanh (Honda, Toyota, Ford) tăng 13% sau khi giảm 21% trong năm 2020 và tăng nhẹ 5% trong 2021.

Ban lãnh đạo VEA ước tính tiếp tục trả cổ tức cao 4.500 đồng/ cổ phiếu trong 2022. Mặc dù cổ tức thấp hơn trung bình các năm gần đây do được chi trả từ lợi nhuận 2020 của các công ty liên doanh (một năm tương đối khó khăn), lợi suất cổ tức trên thị giá vẫn hấp dẫn ở mức 10% theo giá hiện tại và sẽ dần quay lại mức cao hơn trong năm sau khi lợi nhuận hồi phục.

Mở phiên giao dịch 13/1, cổ phiếu VEA ở mức 42.500 đồng, thấp hơn 29% so với giá mục tiêu mà SSI đưa ra.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu VEA của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI tại đây.

ACBS: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu KBC, giá mục tiêu 75.084 đồng

Mặc dù các tỉnh phía Bắc có khu công nghiệp của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - Công ty Cổ phần (HoSE: KBC) là Bắc Ninh, Hải Phòng và Bắc Giang đã nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của vi rút trong sóng Covid thứ 4 nhưng kết quả kinh doanh quý III năm 2021 của KBC vẫn thấp hơn kỳ vọng với doanh thu thuần đạt 325 tỷ đồng (tăng 61% so với năm trước) và lỗ 59 tỷ đồng, gấp gần 7 lần so với quý III năm 2020 do không có đóng góp từ việc cho thuê đất tại các khu công nghiệp Tràng Duệ và Quang Châu.

Trong 9 tháng năm 2021, doanh thu thuần đạt hơn 3.000 tỷ đồng (tăng 231% so với năm trước) và lợi nhuận sau sau thuế tăng lên 733 tỷ đồng (tăng 660% so với cùng kỳ năm trước), lần lượt hoàn thành 47% và 37% kế hoạch nhờ 82,6 ha đất công nghiệp cho thuê tại các khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh, Quang Châu, Tân Phú Trung, Tràng Duệ, 4,5 ha đất ở bàn giao tại khu đô thị Tràng Duệ và 5,4 ha nhà xưởng.

Theo Ban lãnh đạo KBC, trong đại hội cổ đông sắp tới, công ty sẽ thảo luận về giao dịch bán sỉ 50 ha/năm với giá trị từ 10.000 đến 12.000 tỷ đồng tại Khu đô thị Tràng Cát. Dự án này đang trong giai đoạn san lấp và dự kiến bàn giao từ năm 2022. Bên cạnh đó, KBC đang đề xuất đầu tư 5 cụm công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên với tổng diện tích 375 ha, trong đó 3 cụm công nghiệp Kim Động (75 ha), Chính Nghĩa (75 ha), Đặng Lễ (75 ha) đã được phê duyệt vào cuối tháng 12/2021.

Cũng vào cuối tháng 12/2021, Phó Thủ tướng đã phê duyệt bổ sung khu công nghiệp Bình Giang 2 (303,27 ha), khu công nghiệp Thanh Hà 2 (250 ha) và khu công nghiệp Kim Thành 2 (437,24 ha) vào quy hoạch đất công nghiệp của tỉnh Hải Dương. Như vậy, tổng diện tích đất công nghiệp của KBC tại Hải Dương tăng hơn 553 ha lên hơn 853 ha, bao gồm khu công nghiệp Bình Giang (453,27 ha) và khu công nghiệp Thanh Hà (400 ha).

Vì thế, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) dự tính kết quả kinh doanh sẽ tăng trưởng vượt bậc vào năm 2022 với doanh thu ước đạt 14.382 tỷ đồng (tăng 209% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế ước tính đạt 5.063 tỷ đồng (tăng 312% so với năm trước) chủ yếu nhờ 222 ha đất công nghiệp được bàn giao tại khu công nghiệp Quang Châu, Tân Phú Trung, Nam Sơn Hạp Lĩnh và 39 ha tại các khu đô thị Phúc Ninh, Tràng Duệ, Tràng Cát.

Các nhà đầu tư cũng nên lưu ý về tình hình dịch bệnh phức tạp, chi phí giải phóng mặt bằng tăng. Ngoài ra, thị trường bất động sản công nghiệp tại Hải Phòng ngày càng cạnh tranh gay gắt khi công ty bất động sản lớn nhất Vinhomes (HoSE: VHM) đang mở rộng sang phân khúc công nghiệp với diện tích thương phẩm tại Hải Phòng là 1.182 ha.

Mở phiên 13/1, giá cổ phiếu KBC ở mức 58.900 đồng, thấp hơn 27% so với giá mục tiêu mà ACBS đưa ra.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu KBC của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) tại đây.

Agriseco: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BID, giá mục tiêu 50.000 đồng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HoSE: BID) hiện là ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất hệ thống. Mới đây, BID đã cập nhật một số thông tin về kết quả kinh doanh năm 2021 cho thấy sự tăng trưởng khả quan và kế hoạch 2022 khá tích cực.

Trong quý cuối năm, tín dụng của BID đã tăng tích cực lên mức 11,8% so với 9,2% trong quý III năm 2021 và sử dụng gần hết hạn mức được Ngân hàng Nhà nước cấp (12%). Nhờ vậy, lợi nhuận 2021 của BID đã đạt kế hoạch được giao đầu năm (khoảng 13.000 tỷ đồng). Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) kỳ vọng trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng của BID tiếp tục khả quan khi nền kinh tế dần trở về bình thường và xu hướng chuyển dịch bán lẻ đang dần được đẩy mạnh.

Biên lãi ròng (NIM) trong quý III năm 2021 tăng lên 2,97% do tốc độ giảm của lãi suất huy động mạnh hơn lãi suất cho vay, nhưng lại giảm so với quý trước (3,28%) do BID đã thực hiện các chính sách hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch Covid. Agriseco kỳ vọng NIM thời gian tới sẽ được cải thiện nhờ việc đẩy mạnh ngân hàng số giúp CASA (lượng tiền gửi không kỳ hạn) tăng và BID có thể giảm áp lực hạ lãi suất cho vay khi dịch dần được kiểm soát. Theo kế hoạch đại hội cổ đông đề ra đầu năm, ngân hàng cũng dự kiến phát hành riêng lẻ/ chào bán ra công chúng thêm 341,5 triệu cổ phiếu giúp tăng vốn chủ sở hữu. Qua đó, sẽ giúp BID gia tăng hệ số an toàn vốn CAR và mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.

Nhờ việc tích cực xử lý nợ xấu trong thời gian qua, tỷ lệ nợ xấu (NPL) hết quý IV năm 2021 của BID đã giảm mạnh còn 0,81% từ mức 1,76% đầu năm và 1,61% trong quý III năm 2021. Cùng với đó, BID đã chủ động tăng cường trích lập dự phòng nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao nhất từ trước tới nay 235% tạo bộ đệm vững chắc về tài sản và cơ hội hoàn nhập trong tương lai.

Mở phiên 13/1, giá cổ phiếu BID ở mức 42.150 đồng, thấp hơn 19% so với giá mục tiêu mà Agriseco đưa ra.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu BID của Công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) tại đây.

Cổ phiếu chứng khoán, bất động sản nằm la liệt, VN-Index giảm 18 điểm

Đầu tư   •   Thứ bảy, 20/04/2024, 13:27 PM
Trong phiên hôm nay (19/4), với hơn 400 mã giảm giá trong đó cổ phiếu chứng khoán, bất động sản nằm la liệt khiến VN-Index giảm 18,16 điểm, tiếp đà trượt dốc trong những ngày qua, xuống còn 1.174,85 điểm.

Lợi nhuận Home Credit lao dốc 68%, về mức thấp kỷ lục

Đầu tư   •   Thứ bảy, 20/04/2024, 13:27 PM
Năm 2023, Công ty TNHH MTV Home Credit Việt Nam ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 375,3 tỷ đồng, giảm 68,4% so với năm 2022.

Cổ phiếu lao dốc đồng loạt, VN-Index mất hơn 13 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:57 AM
Áp lực xả hàng từ nhà đầu tư khiến sắc đỏ lan tràn hầu hết khắp thị trường. VN-Index chốt phiên mất 13,14 điểm, đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này.

Bột giặt NET muốn trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 50%

Đầu tư   •   Thứ tư, 03/04/2024, 09:43 AM
CTCP Bột giặt Net dự tính chi khoảng 112 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông sau một năm kinh doanh thuận lợi với kết quả cao kỷ lục.

IDI lên kế hoạch chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Đầu tư   •   Thứ hai, 01/04/2024, 16:39 PM
Ban lãnh đạo IDI đề xuất chia cổ tức năm 2022 và năm 2023 là 20% vốn điều lệ (hơn 455 tỷ đồng), lên kế hoạch lãi sau thuế 276 tỷ đồng.