Thứ bảy, 20/04/2024, 10:33 AM
Đầu tư   •   Thứ ba, 11/01/2022, 09:46 AM  •  11/01/2022, 09:46

Nhận định cổ phiếu ngày 11/1: BID, TDH và GDT

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra trước phiên giao dịch ngày 11/1, bao gồm BID, TDH và GDT.

Nhận định cổ phiếu ngày 11/1: BID, TDH và GDT

MBS: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BID, giá mục tiêu 44.400 đồng

Lũy kế 9 tháng năm 2021, lơi nhuận sau thuế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) đạt gần 8.600 tỷ đồng, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập lãi thuần đạt hơn 12.200 tỷ đồng trong quý III năm 2021, tăng 33,5% so với quý III năm 2020. Mặc dù BID đã đưa ra các gói hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, biên lãi ròng (NIM) vẫn duy trì ở mức ổn định (3,05%) và tổng thu nhập hoạt động 9 tháng năm 2021 đạt hơn 15.200 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ 2020.

Đáng chú ý, BID đã xóa thêm hơn 5.400 tỷ đồng nợ xấu trong quý III năm 2021 và tăng chi phí dự phòng lên thêm hơn 7.500 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 30/09/2021 về mức 1,61%, giảm 0,15% so với thời điểm cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ nhóm 2 chỉ còn 1,1%, giảm 0,02% trong khi tỷ lệ trích lập dự phòng/Tổng dư nợ đạt 0,73% so, tăng 0,03% so với 31/12/2020. Nhìn chung, chất lượng tài sản của BID đã được cải thiện rõ rệt trong năm 2021, khi lũy kế 9 tháng năm 2021, BID đã xóa bỏ hơn 12,2 ngàn tỷ đồng nợ xấu và trích lập dự phòng thêm khoảng 23 ngàn tỷ đồng, dư nợ vay tái cơ cấu tăng gần gấp đôi trong quý III năm 2021.

Trong quý III năm 2021, BID đã phát hành thêm hơn 7,4 ngàn tỷ đồng trái phiếu cấp 2 để nâng vốn, lượng trái phiếu cấp 2 phát hành mới này cao hơn 19,5% so với cùng kỳ. Thêm vào đó, BID cũng đã chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu vào 24/12/2021, với lượng cổ phiếu phát hành thêm lên tới gần 10.400 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 50,5 ngàn tỷ đồng. Trước khi phát hành, vốn điều lệ của BID đang đứng thứ 3 toàn ngành ở mức hơn 40 ngàn tỷ đồng, sau CTG (hơn 48 ngàn tỷ đồng) và VCB (gần 44,5 ngàn tỷ đồng). Đợt tăng vốn này dự kiến sẽ hỗ trợ rất lớn cho đà tăng trưởng của ngân hàng cũng như đáp ứng biên độ an toàn vốn tốt hơn trong thời gian tới.

Năm 2021 chứng kiến cuộc đua tăng vốn điều lệ giữ các ngân hàng. Bước sang năm 2022, hoạt động nâng vốn điều lệ cũng như cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR) trong thời gian qua, cùng với sự “bình thường mới” của các tỉnh thành và gói hỗ trợ kinh tế được dự kiến triển khai trong thời gian tiếp theo sẽ giúp nhu cầu sản xuất kinh doanh dần phục hồi và mở rộng, tác động tích cực lên tăng trưởng tín dụng cũng như đem lại kỳ vọng cao hơn cho sự phát triển của ngành ngân hàng. Lãi suất huy động được dự báo sẽ có sự tăng nhẹ trong cuối năm 2022, tuy nhiên lãi suất cho vay của các ngân hàng được đoán cũng sẽ có sự cải thiện sau khoảng thời gian hỗ trợ cho các doanh nghiệp, khiến NIM của các ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao như hiện tại.

Cuối năm 2021, BID đã tăng vốn điều lệ thành công lên hơn 50 nghìn tỷ đồng, vươn lên đứng đầu toàn ngành ngân hàng. Ngoài ra, tính đến thời điểm cuối tháng 9 năm 2021, tổng tài sản của BID cũng dẫn đầu 27 ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán.

Vì vậ,y MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BID, giá mục tiêu 44.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn 14,28% so với giá ngày 10/1/2022.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu BID của Công ty Cổ phần Chứng khoán Chứng khoán MB (MBS) tại đây.

MASVN: Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu TDA, giá mục tiêu 61.100 đồng

Từ năm 2017 đến nay, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á (TDA) luôn giữ vững thị phần nội địa ở vị trí thứ 2. Trong đó, chúng tôi đánh giá rất cao khả năng gia tăng thị phần nội địa của TDA trong giai đoạn 2017 – 2020. Đây là giai đoạn các công ty ngành thép và tôn mạ của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh thương mại (Báo cáo ngành tôn mạ FY20).

Về kênh xuất khẩu, TDA xuất khẩu cho khoảng 44 thị trường trên toàn cầu. Trong đó, thị trường Bắc Mỹ có biên lợi nhuận cao nhất do giá cao hơn 20-30% so với thị trường châu Á. Đặc biệt, MASVN đánh giá rất cao khả năng thay đổi cơ cấu doanh thu của TDA trong năm 2021 khi đã tăng tỷ trọng sản lượng xuất khẩu từ 31% năm 2020 lên 63% năm 2021. Như đã giải thích ở trên, việc vừa xây dựng hệ thống bán lẻ nội địa lẫn linh hoạt trong xuất khẩu sẽ giúp TDA có sự ổn định trong sản xuất trong trường hợp việc đánh thuế phòng vệ thương mại xảy ra.

Nhờ đó, bất chấp làn sóng dịch Covid lần 3 và 4, thị phần nội địa của TDA vẫn duy trì ở mức 15%, trong đó thị phần phía Nam đạt 20%, giữ vững vị trí thứ 2 chỉ sau HSG, vốn có công suất sản xuất là 2.2 triệu tấn, gấp 3 lần công suất hiện tại của TDA.

MASVN dự phóng sản lượng nội địa và xuất khẩu của TDA trong năm 2022 lần lượt đạt 421.200 tấn (tăng 80% so với cùng kỳ) và 398.580 tấn (giảm 27% so với cùng kỳ), tương ứng với tổng sản lượt đạt 819.780 tấn (tăng 5,1% so với cùng kỳ). Trong đó, biên lợi nhuận gộp ở mức 12% (so với 13% năm 2021) do không có lợi nhuận đột biến từ thị trường xuất khẩu. Doanh thu và lợi nhuận dự phóng năm 2022 lần lượt đạt 17.018 tỷ (giảm 15,9% so với cùng kỳ) và 873 tỷ (giảm 29% so với cùng kỳ).

Bước sang năm 2023, dự phóng doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 22.269 tỷ (tăng 30,9% so với cùng kỳ) và 1.366 tỷ (tăng 57% so với cùng kỳ). Năm 2023 chúng tôi kỳ vọng sẽ là năm bắt đầu chu kỳ tăng trưởng mới cho TDA với kỳ vọng lợi nhuận ròng sẽ vượt đỉnh năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng đến hết 2030.

Do đó, MASVN khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu TDA, giá mục tiêu 61.100 đồng/cổ phiếu.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu TDA của Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) tại đây.

VCSC: Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu GDT, giá mục tiêu 62.500 đồng

Công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành (GDT) đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ cho năm 2021, trong đó doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt giảm 15% và 30%. Doanh thu và lợi nhuận giảm do dịch COVID-19 làm gián đoạn hoạt động sản xuất của công ty trong nửa cuối 2021 - đặc biệt là vào quý III năm 2021 khi GDT tạm ngừng sản xuất vì gặp khó khăn trong việc bố trí “3 tại chỗ” cho nhân viên.

Đáng chú ý, doanh thu xuất khẩu từ các thị trường chính ở Châu Á giảm 19% trong khi doanh thu từ Châu Âu giảm 5% trong năm 2021. Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ tăng gần gấp 3 lần so với mức cơ sở thấp của năm trước. VCSC cho rằng doanh thu của GDT từ các thị trường phương Tây cao hơn so với Châu Á là do xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc cũng như việc GDT đạt được chứng chỉ ESG mới vào năm 2020, điều này đã giúp GDT có được khách hàng mới ở Mỹ và EU.

Tính đến hiện tại, GDT đã nhận được tổng số đơn đặt hàng của khách hàng trị giá 7 triệu USD dự kiến sẽ giao trong 6 tháng đầu năm 2022. Con số này lớn hơn nhiều so với con số 4,3 triệu USD vào đầu năm 2021. Nhờ xu hướng tích cực trong đơn hàng và các gián đoạn do COVID-19 dự kiến giảm dần, GDT dự kiến doanh thu sẽ tăng mạnh trong năm 2022.

Vì vậy, VCSC khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu GDT, giá mục tiêu 62.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng tăng 13% so với giá đóng cửa ngày 10/1/2021.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu GDT của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tại đây.

Văn Kiên

Cổ phiếu lao dốc đồng loạt, VN-Index mất hơn 13 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:57 AM
Áp lực xả hàng từ nhà đầu tư khiến sắc đỏ lan tràn hầu hết khắp thị trường. VN-Index chốt phiên mất 13,14 điểm, đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này.

Bột giặt NET muốn trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 50%

Đầu tư   •   Thứ tư, 03/04/2024, 09:43 AM
CTCP Bột giặt Net dự tính chi khoảng 112 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông sau một năm kinh doanh thuận lợi với kết quả cao kỷ lục.

IDI lên kế hoạch chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Đầu tư   •   Thứ hai, 01/04/2024, 16:39 PM
Ban lãnh đạo IDI đề xuất chia cổ tức năm 2022 và năm 2023 là 20% vốn điều lệ (hơn 455 tỷ đồng), lên kế hoạch lãi sau thuế 276 tỷ đồng.

FPT dự kiến chia cổ tức 20% bằng tiền mặt

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:48 PM
FPT sẽ chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, trong đó công ty đã chi trả 10% trong năm vừa qua và dự kiến sẽ trả 10% còn lại sau khi ĐHCĐ phê duyệt.

KBSV: Xác suất chỉ số VN-Index vượt đỉnh đang giảm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:47 PM
Sự suy yếu của lực cầu và sự thiếu nhóm dẫn dắt sẽ khiến cho xác suất vượt đỉnh của chỉ số VN-Index ngày càng giảm và rủi ro đảo chiều ngày càng tăng.