Chủ nhật, 24/11/2024, 12:31 PM
Đầu tư   •   Thứ sáu, 31/12/2021, 08:46 AM  •  31/12/2021, 08:46

Nhận định cổ phiếu ngày 31/12: QTP, MCH và FRT

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra trước phiên giao dịch ngày 31/12, bao gồm QTP, MCH và FRT.

Nhận định cổ phiếu ngày 31/12: QTP, MCH và FRT

MBS: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu QTP, giá mục tiêu 22.800 đồng

Sản lượng điện sản xuất trong quý III của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) tăng 34% so với cùng kỳ, sản lượng điện 9 tháng đầu năm đạt 5,3 tỷ kwh, sản lượng điện thương phẩm đạt 4,8 tỷ kwh, hoàn thành 74% kế hoạch cả năm. 

Bên cạnh đó. doanh thu 9 tháng đạt 6.238 tỷ đồng, bằng 93% cùng kỳ năm trước và hoàn thành 75% kế hoạch năm. Đặc biệt nhờ tiết giảm chi phí khấu hao, chi phí lãi vay, trong khi sản lượng điện tốt lên, Lợi nhuận trước thuế đạt 421 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ 40 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020 và vượt 25% kế hoạch cả năm.

Công ty Chứng khoán MBS nhận định nhà máy đang trong quá trình hoạt động ổn định, duy trì sản lượng cao, gia tăng hiệu quả kinh doanh. Cụ thể, dự kiến sản lượng điện sản xuất trong năm 2021 vượt kế hoạch 7,17 tỷ kwh. Năm 2022, công ty có thể đạt sản lượng từ 7,2 đến 7,3 tỷ kwh do nhu cầu điện tăng, nguồn thuỷ điện dự báo bị hạn chế do thời tiết, trong khi một số nhà máy nhiệt điện than trong khu vực gặp sự cố kỹ thuật.

Từ năm 2020 khi nhà máy QN1 cơ bản khấu hao xong phần máy móc thiết bị, chi phí khấu hao của công ty được điều chỉnh và giảm tương đối lớn từ mức gần 2.000 tỷ/ năm về mức 1.100 tỷ/năm. Từ 2022, chi phí khấu hao tiếp tục giảm thêm khoảng 250 tỷ đồng. Cùng với đó, chi phí lãi vay cũng giảm xuống khi công ty cơ bản sẽ trả xong nợ vay dài hạn trong năm 2022.

Ngoài ra, công ty sẽ được hưởng lời từ việc tăn nhu cầu tiêu thu điện hồi phục trong năm 2022. Cụ thể, nhu cầu điện có khả năng tăng 9 đến 10% sau khi có mức tăng chậm dưới 4% trong năm 2021. Trong dài hạn đến năm 2025, nhu cầu tiêu thụ điện vẫn được dự báo ở mức từ 8,6% đến 9,4%/năm, là cơ hội để công ty tiếp tục phát triển ổn định.

MBS đưa ra dự báo sản lượng điện cả năm sẽ đạt mức 7,2 tỷ kwh, hoàn thành 100% kế hoạch năm. Tổng doanh thu cả năm đạt mức 9.265 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 750 tỷ đồng, thu nhập mỗi cổ phần đạt 1.584 đồng. Kết hợp phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu và so sánh P/E-P/B, giá trị cổ phiếu QTP được xác định ở mức 22.800 đồng/cổ phiếu.

Mở phiên 31/12, giá cổ phiếu QTP ở mức 18.900 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 21% so với giá mục tiêu mà MBS đưa ra.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu QTP của Công ty Chứng khoán MB (MBS) tại đây.

KBSV: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MCH, giá mục tiêu 151.200 đồng

Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (UPCoM: MCH) là công ty con của Tập đoàn Masan (HoSE: MSN), đồng thời là một công ty với vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng. MCH sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng và đặc biệt được hưởng lợi nhờ hệ sinh thái rộng của tập đoàn.

Doanh thu 9 tháng năm 2021 đạt 18.694 tỷ đồng (tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước) so với cùng kỳ năm 2020 (16.359 tỷ đồng). Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp sau 9 tháng đầu năm 2021 đạt 41,1% (tăng 0,4 điểm % so với mức 40,7% cùng kỳ 2020). Tình hình tài chính của MCH cũng rất lành mạnh với tỷ lệ tiền và tương đương tiền ở mức ổn định, đi kèm với chính sách trả cổ tức tiền mặt qua các năm.

Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự phóng doanh thu thuần của MCH đạt 27.749 tỷ đồng (tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 4.920 tỷ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ năm trước). Cho năm 2022, KBSV kỳ vọng MCH đạt doanh thu 32.181 tỷ đồng (tăng 15,9%) và lợi nhuận sau thuế sẽ tăng mạnh trong năm 2022 đạt 5.840 tỷ đồng (tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước). Dựa vào triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, giá mục tiêu 151.200 đồng/cổ phiếu, cao hơn 32,6% mức giá đóng cửa ngày 29/12/2021.

Nhóm hàng gia vị tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng từ năm 2020. Luỹ kế 9 tháng năm 2021, tăng trưởng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, các nhóm hàng nhỏ nước mắm, tương ớt và hạt nêm tăng trưởng lần lượt 14,1%, 23,5% và 8,5% so với cùng kỳ 2020. Trái lại, doanh thu từ nước tương giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, sau 9 tháng 2021, nhóm ngành gia vị vẫn đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào tổng doanh thu của MCH (32,5%), theo sau là ngành hàng thực phẩm tiện lợi (32% tỷ trọng).

Ngành hàng thực phẩm tiện lợi, với sản phẩm chủ đạo là mì ăn liền đã có tốc bộ bứt phá mạnh mẽ trong quý III 2021 (tăng 58,1% so với cùng kỳ năm trước), qua đó thúc đẩy cho tăng trưởng luỹ kế 9 tháng 2021 đạt 23,7% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng tốt này chủ yếu do nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng tăng mạnh trong thời gian vừa qua khi dịch bệnh Covid-19 tại các thành phố lớn diễn ra trong hầu hết các tháng quý III.

Do tình hình dịch bệnh phức tạp, đặc biệt tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận phải chịu giãn cách kéo dài dẫn tới các hàng quán ăn, các hoạt động thể thao/văn hoá ngoài trời không được diễn ra đã khiến cho doanh thu từ đồ uống (bao gồm đồ uống đóng chai và cà phê hoà tan) chỉ tăng trưởng 5,4% so với cùng kỳ năm trước sau 9 tháng 2021. Cụ thể, phân khúc đồ uống dinh dưỡng tăng 62,1%, nước tăng lực tăng 1,4% và cà phê giảm 8,4%.

Tuy nhiên, trong quý IV 2021, MCH được kỳ vọng rằng doanh thu từ ngành hàng đồ uống sẽ được phục hồi khi các hoạt động kinh tế bắt đầu hồi phục nhờ gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội. Ngoài ra, ngành hàng này cũng được kỳ vọng tăng trưởng trong cuối năm nhờ mở rộng danh mục sản phẩm, ra mắt các sản phẩm mới. Đối với ngành hàng thịt chế biến, tốc độ tăng trưởng 9 tháng 2021 tiếp tục được duy trì gần tương đương mức tăng trưởng trong nửa đầu 2021. Cụ thể, luỹ kế 9 tháng 2021 ngành hàng này tăng trưởng 51,7% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ước tính của KBSV, trong giai đoạn 2016 đến 2020 mỗi năm MCH chi xấp xỉ 2 nghìn tỷ đồng cho các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi các sản phẩm của họ. Mặc dù tỷ lệ chi phí quảng cáo/doanh thu tương đối cao trong hai năm 2016, 2017, MCH vẫn không có tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt trong giai đoạn này. Tuy nhiên, giai đoạn 2018 đến 2021 chỉ ra rằng các hoạt động quảng cáo của họ đã đem lại hiệu quả tốt hơn, qua đó giúp tăng trưởng doanh thu tích cực hơn giai đoạn 2016 đến 2017.

Trong năm 2021, KBSV dự phóng doanh thu thuần của MCH đạt 27.749 tỷ đồng (tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 4.920 tỷ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ năm trước). Cho năm 2022, công ty chứng khoán này kỳ vọng MCH đạt doanh thu 32.181 tỷ đồng (tăng 15,9%) và lợi nhuận sau thuế sẽ tăng mạnh trong năm 2022, đạt 5.840 tỷ đồng (tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước).

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu MCH của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) tại đây.

VCSC: Khuyến nghị kém khả quan đối với cổ phiếu FRT, giá mục tiêu 86.900 đồng

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT), gọi tắt là FPT Retail được thành lập từ năm 2012 tại Việt Nam, là một thành viên của Tập đoàn FPT. Hiện nay, FPT Retail đang sở hữu 2 chuỗi bán lẻ là FPT Shop và F.Studio By FPT.

Trong năm 2021, doanh thu của FPT Shop được dự báo tăng mạnh nhờ nhu cầu laptop tăng mạnh để làm việc và học tập từ xa cũng như iPhone. VCSC ước tính các danh mục này chiếm gần 70% doanh thu của FPT Shop trong năm 2021. Tuy nhiên, FPT Shop sẽ tăng trưởng chậm hơn do sự cạnh tranh gay gắt từ MWG, bao gồm cả việc triển khai chuỗi TopZone có nguy cơ ảnh hưởng đến doanh thu từ các sản phẩm Apple của FRT.

Công ty đang được hưởng lợi từ tiến độ triển khai cửa hàng và khả năng sinh lời của Long Châu vượt kỳ vọng; nhu cầu cao hơn dự kiến của người tiêu dùng đối với hàng hóa ICT - đặc biệt là laptop và iPhone; các sáng kiến tăng trưởng hiệu quả cho các cửa hàng điện thoại di động, như từng bước bổ sung các danh mục mới.

VCSC cho rằng Long Châu hiện là chuỗi nhà thuốc hàng đầu tại Việt Nam về doanh số thuốc với thị phần khoảng 10%. Lợi nhuận của Long Châu đang có tiến triển khả quan khi chuỗi nhà thuốc này đang trên đà ghi nhận lợi nhuận ròng dương trong năm 2021. Tình hình này khiến ban lãnh đạo tự tin đặt mục tiêu mở 300 đến 350 cửa hàng mới mỗi năm trong 3 năm tiếp theo. Số lượng cửa hàng đã đạt khoảng 400 vào tháng 11/2021. Ngoài ra, VCSC cho rằng thị phần của Long Châu sẽ đạt khoảng 25% đến 29% trong 10 năm tới. Dự báo biên lợi nhuận ròng của Long Châu sẽ giảm từ 0,9% vào năm 2021 còn 0,4% vào năm 2022 do số lượng cửa hàng mới cao cũng như kế hoạch tăng cường đầu tư cơ bản vào marketing, logistic và công nghệ thông tin.

VCSC cho rằng FRT hiện có định giá phù hợp với P/E năm 2022 và 2023 dự phóng lần lượt là 19,9 lần và 18,0 lần, so sánh với các con số tương ứng của MWG là 13,9 lần và 11,6 lần.

Mở phiên 31/12, giá cổ phiếu FRT ở mức 104.500 đồng.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu FRT của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tại đây.

Huy Hoàng

FSC: Rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn ở mức cao

Đầu tư   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:14 PM
Chỉ báo tâm lý tăng lên gần vùng lạc quan quá mức hôm 28/5, dấu hiệu cho thấy rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn cao, theo FSC.

VN-Index "bay màu" gần 9,1 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:13 PM
VN-Index giảm gần 9,1 điểm (tương đương 0,71%) xuống còn 1.272,6 điểm. Toàn sàn HoSE có 260 mã giảm so với 182 mã tăng và 61 mã đi ngang.

Cổ phiếu AAH giảm sàn sau 7 phiên tăng trần

Đầu tư   •   Thứ sáu, 17/05/2024, 10:34 AM
Thị giá cổ phiếu AAH đã tăng trần một mạch từ ngày 8/5 đến 15/5, rồi giảm sàn xuống mức 5.900 đồng trong ngày 16/5.

Chỉ số VN-Index có thể tiếp tục lên ngưỡng 1.250 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 17/05/2024, 10:03 AM
TPB dự báo chỉ số VN-Index có thể tiếp tục tiến lên ngưỡng kháng cự 1.250, song BSC nhận định áp lực chốt lãi có thể xuất hiện ở ngưỡng này.

VN-Index giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Đầu tư   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:58 PM
Kết phiên giao dịch 26/4, chỉ số VN-Index tăng 4,55 điểm, giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ.