Ngành ngân hàng: Kỳ vọng bước vào giai đoạn phát triển mới
Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo phân tích cổ phiếu CTG của Công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) tại đây.
Nội dung tóm tắt:
"Thu nhập lãi thuần có thể sẽ tăng trưởng tích cực hơn do kỳ vọng cầu tín dụng hồi phục trở lại và NIM sẽ giữ ổn định.
Tăng trưởng tín dụng kỳ vọng hồi phục trong Q4 vànăm 2022. Làn sóng dịch Covid trong Q3 khiến nhiều thành phố lớn phải thực hiện giãn cách, nhiều hoạt động kinh doanh phải tạm dừng khiến cho nhu cầu tín dụng của nền kinh tế giảm thấp. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng trong Q4/2021 sẽ phục hồi tích cực khi các hoạt động kinh tế dần trở về bình thường. Tín dụng đã có dấu hiệu tăng trở lại vào T10: Chỉ trong 3 tuần cuối T10, tổng tín dụng đã tăng tích cực 1,28% so với tốc độ trung bình khoảng 0,48%/tháng Q3 và 1,07%/tháng 6T đầu năm
Do có tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao, chất lượng tài sản tốt,tỷ lệ dư nợ tín dụng/huy động (LDR) thấp cùng các cam kết cắt giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng, một số ngân hàng được NHNN nới room tín dụng cao Q3 vừa qua có nhóm ngân hàng TMCP như TPB, TCB, MSB, MBB, ACB, VIB và nhóm NH quốc doanh có VCB. So sánh với hạn mức được NHNN cấp trong năm 2020, chúng tôi kỳ vọng trong Q4 cuối năm, đây sẽ là những ngân hàng có sức bật tốt về tăng trưởng tín dụng so với phần còn lại của ngành và sẽ được NHNN tiếp tục nới room tín dụng.
Dự báo NIM toàn ngành nhìn chung có thể đi ngang do lãi suất huy động đầu vào ít có dư địa để giảm thêm bởi lãi suất thực sau khi điều chỉnh lạm phát đang rất thấp trong khi các ngân hàng đang tiếp tục chịu áp lực giảm lãi suất cho vay để giảm thêm để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng Covid
Tuy nhiên, kỳ vọng về NIM sẽ có sự phân hóa: NIM có thể mở rộng tại các ngân hàng tạo dựng được hệ sinh thái đa dạng (như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) và đẩy mạnh phát triển công nghệ số, chuyển đổi số, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, giúp tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và giảm chi phí huy động vốn.
Thu dịch vụ kỳ vọng sẽ tiếp tục xu hướng tăng saudịch. Tỷ trọng doanh thu dịch vụ 9 tháng đầu năm trong tổng thu nhập duy trì trong khoảng 10-12%. Một số ngân hàng có tỷ trọng cao như: MSB (32%), STB (18%),VIB (17%), TCB (16%). Chúng tôi đánh giá triển vọng gia tăng nguồn thu ngoài lãi của các ngân hàng còn rất tích cực do nguồn đóng góp chính là mảng kinh doanh bảo hiểm còn nhiều dư địa tăng trưởng với tỷ lệ thâm nhập và phí bảo hiểm bình quân vẫn ở mức thấp. Thống kê cho thấy, đến năm 2020, mới chỉ có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ trong khi con số này ở các quốc gia phát triển lên tới khoảng 90%. Ngoài ra, trong các năm tới, các ngân hàng sẽ tiếp tục được ghi nhận các khoản phí trả trước phân bổ từ các thương vụ ký kết độc quyền với các công ty bảo hiểm. Điều này sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng và sự ổn định của lợi nhuận các ngân hàng".