Cổ phiếu MSB: Dự phòng gia tăng khiến lợi nhuận sụt giảm trong quý 3/2021
Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo phân tích cổ phiếu MSB của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam tại đây.
Tóm tắt nội dung:
"MSB tổ chức buổi gặp gỡ nhà đầu tư ngày 05/11 để công bố KQKD 9T2021.
LNST của CĐCT mẹ đạt 809 tỷ đồng (-49% QoQ/ nhưng +46% YoY) trong Q3/2021. Kết quả giảm sâu so với quý trước chủ yếu là do thu nhập phí ròng thấp, trong khi dự phòng tăng. LNST của CĐCT mẹ trong 9T2021 tăng vọt +148% YoY, đạt 3,3 nghìn tỷ đồng.
Thu nhập lãi ròng Q3/2021 đạt 1,6 nghìn tỷ đồng (+10% QoQ/ +24% YoY). Thu nhập lãi ròng 9T2021 là 4,5 nghìn tỷ đồng (+38 YoY). Chi phí huy động vốn (COF) giảm -1,2ppt so với năm 2020, đạt 2,41% trong 9T2021 với tỷ lệ CASA cao, đạt 31% (+2ppt YTD). Như vậy, tỷ lệ NIM 9T2021 đạt 3,72% (+37bps YTD).
Thu nhập phí ròng Q3/2021 đạt 251 tỷ đồng (-88% QoQ/ +46% YoY). Kết quả sụt giảm so với quý trước do mức cơ sở cao, vì thu nhập phí ròng Q2/2021 gồm có khoản phí trả trước từ thương vụ banca độc quyền với Prudential. Thu nhập phí ròng 9T2021 đạt 2,4 nghìn tỷ đồng (+393% YoY).
Lãi từ kinh doanh/đầu tư chứng khoán Q3/2021 đạt 191 tỷ đồng (so với khoản lỗ 337 tỷ trong Q2/2021 / +38x YoY). Trong 9T2021, lãi từ kinh doanh chứng khoán giảm -48% YoY, còn 182 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động Q3/2021 đạt 714 tỷ đồng (-34% QoQ/ +2% YoY). Chi phí hoạt động trong 9T2021 là 2,5 nghìn tỷ đồng (+11% YoY). Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) 9T2021 là 32,7% (-14ppt YoY).
Dự phòng tăng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sụt giảm. Dự phòng Q3/2021 tăng vọt +143% QoQ / +50% YoY, đạt 587 tỷ đồng. Dự phòng 9T2021 là 1,0 nghìn tỷ đồng (+17% YoY).
Ngân hàng sẽ thoái vốn 100% FCCOM (công ty tài chính tiêu dùng của ngân hàng) với quy mô giao dịch ước tính đạt 100 triệu USD. Ngân hàng kỳ vọng sẽ ghi nhận 1,8 nghìn tỷ đồng (khoảng 80 triệu USD) lợi nhuận từ việc bán FCCOM.
Tỷ lệ NPL (theo thông tư 02) là 1,31% (-31bps YTD) tính đến cuối Q3/2021. Tỷ lệ LLR đạt 62% (+8ppt YTD), thấp hơn so với trung vị ngành là 74%.
Tổng dư nợ tái cơ cấu là 1,8 nghìn tỷ đồng tính đến cuối Q3/2021 (tương đương 1,8% tổng dư nợ cho vay Q3/2021), phần lớn đến từ mảng cho vay bất động sản (74%), theo sau đó là vận tải (16%).
Nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn Q3/2021 là 17%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng giới hạn của NHNN là 40%. Tỷ lệ LDR là 65%, thấp hơn so với quy định của NHNN là 85%. Tỷ lệ CAR là 11,2%.
Quan điểm
MSB có chất lượng khá tốt, MSB xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng CAMEL Q2/2021 của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cập nhật bảng xếp hạng này trong thời gian tới.
Dự phòng gia tăng khiến lợi nhuận sụt giảm trong Q3/2021, nhưng chúng tôi cho rằng đây là một chiến lược thận trọng để hạn chế sự suy giảm của chất lượng tài sản. Chúng tôi kỳ vọng ngân hàng sẽ gia tăng tỷ lệ LLR, do tỷ lệ LLR của ngân hàng vẫn còn khá thấp.
MSB không thuộc danh sách khuyến nghị của chúng tôi, vì vậy chúng tôi chưa có khuyến nghị chính thức nào đối với cổ phiếu này. Tuy nhiên, mức định giá của ngân hàng khá cao so với ngành. MSB đang giao dịch tương ứng với P/B 2021E đạt 3,5x, cao hơn so với trung vị ngành là 2,0x; ROE kỳ vọng năm 2021E của MSB tương ứng với mức trung vị ngành (nguồn: Bloomberg)."