Top 10 mã cổ phiếu ngành thực phẩm có vốn hoá lớn nhất
Giá trị sản xuất của Ngành sản xuất chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng 19,1% trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, thể hiện tầm quan trọng của ngành trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Đây cũng chính là nguyên nhân các cổ phiếu ngành thực phẩm nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư.
Tổng cục thống kê cho rằng số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm không nhiều (chiếm gần 1% tổng số doanh nghiệp cả nước) nhưng đây lại là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam, chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm. Vì thế, với một nước có quy mô dân số khá như Việt Nam, các công ty ngành thực phẩm lớn sẽ có được những lợi thế về quy mô sản xuất cũng như đảm bảo đầu ra. Các cổ phiếu ngành thực phẩm cũng hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng tăng trưởng tốt trong thời gian trở lại đây:
Sau đây là một vài cổ phiếu ngành thực phẩm mà nhà đầu tư có thể quan tâm:
1. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (HoSE: VNM)
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) có tiền thân là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, được thành lập vào năm 1976. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm sữa và các sản phẩm dinh dưỡng khác. VNM chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2003. VNM được niêm yết và giao dịch trên Sở Chứng khoán TP. HCM (HoSE) từ năm 2006.
Hiện nay, giá trị vốn hoá của Vinamilk đang đạt mức 145.460 tỷ đồng, ông Nguyễn Hạnh Phúc hiện đang đảm nhận chức chủ tịch HĐQT công ty.
Năng lực hiện có của công ty
VNM sở hữu vận hành 12 trang trại chuẩn GLOBAL G.A.P với tổng đàn hơn 130.000 con, và 13 nhà máy sữa đạt chứng nhận FSSC 22000. Sản phẩm của VNM được xuất khẩu trực tiếp đến 55 nước trên thế giới.
Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan.
Vị thế của công ty
Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản khu vực Trung Đông, Đông Nam Á...
Công ty đã phát triển hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với gần 200 nhà phân phối bao phủ hơn 240.000 điểm bán lẻ. Hiện có trên 3.250 siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc bán các sản phẩm VNM. Sản phẩm của VNM được xuất khẩu trực tiếp đến 55 nước trên thế giới
Tiềm năng của công ty
Tháng 8/2021, Vinamilk công bố đối tác liên doanh tại Philippines là Del Monte Philippines, Inc. (DMPI) - công ty con của Del Monte Pacific Limited và là một doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống hàng đầu tại Philippines
Tháng 4/2021, mô hình trang trại sinh thái thân thiện môi trường được Vinamilk (Green Farm) chính thức ra mắt. Đây là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu sữa tươi cao cấp làm nên sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm thanh nhẹ, thuần khiết.
Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 15,25
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 4,12
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 30,31%
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 20,7%
2. Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (UPCoM: MCH)
Công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng MaSan (MCH) có tiền thân là Công ty Cổ phần Công nghiệp - Thương mại Masan được thành lập vào năm 2000. MCH được giao dịch trên thị trường UPCOM từ đầu năm 2017.
Hiện nay, giá trị vốn hoá của công ty đang đạt mức 75.095 tỷ đồng, ông Trương Công Thắng hiện đang đảm nhận chức chủ tịch HĐQT công ty.
Năng lực hiện có của công ty
Công ty sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm và đồ uống bao gồm nước mắm, nước tương, tương ớt, mì ăn liền, cháo ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng và đồ uống đóng chai với các thương hiệu mạnh như: Omachi, Chinsu, Kokomi, Vinacafe, Wake-up, Tam Thái Tử, Nam Ngư, Wake-up 247.
Công ty đã sở hữu các ngành hàng chiếm thị phần như sau: Nước mắm 66%, nước tương 67%, mì ăn liền 21%, tương ớt 71% và cà phê hòa tan 35% tính đến cuối năm 2017. Công ty đã xây dựng một trong những hệ thống phân phối thực phẩm và đồ uống lớn nhất tại Việt Nam với gần 180.000 điểm bán lẻ sản phẩm thực phẩm, 160.000 điểm bán lẻ sản phẩm đồ uống, 3 trung tâm phân phối tại Miền Nam, Miền Trung và Miền Bắc.
MCH đang vận hành tổng cộng 15 nhà máy sản xuất thực phẩm và đồ uống đặt tại 10 tỉnh thành trên cả nước. Các nhà máy đều đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm gồm GMP và HACCP (Thực hành sản xuất tốt và kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm), ISO 9001 và ISO 22000 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm), và OHSAS 18001.
Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông, châu Á, Lào, và Campuchia. Nó hoạt động trong ngành công nghệ bao bì, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin và truyền thông, xây dựng, đầu tư, và các ngành công nghiệp khai thác mỏ.
Vị thế của công ty
Công ty đã xây dựng một trong những hệ thống phân phối thực phẩm và đồ uống lớn nhất tại Việt Nam với gần 180.000 điểm bán lẻ sản phẩm thực phẩm, 160.000 điểm bán lẻ sản phẩm đồ uống, 3 trung tâm phân phối tại Miền Nam, Miền Trung và Miền Bắc. MCH trở thành giải pháp "một đầu mối" cho khoảng 302 nhà phân phối khi có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản hàng ngày của người tiêu dùng.
Theo nghiên cứu của Kantar Worldpanel, Masan Consumer có 3 nhãn hàng lọt vào bảng xếp hạng top 10 các sản phẩm thực phẩm ở thị trường nông thôn, đó là nước mắm Nam Ngư, Tam Thái Tử và mì tôm Kokomi. Mức độ thâm nhập của MCH là 95,6% đối với thị trường 4 đô thị lớn và 97,8% ở thị trường nông thôn.
Tiềm năng của công ty
Masan MEATLife chuyển đổi hoàn toàn sang nền tảng thịt có thương hiệu. Mảng thịt heo và thịt gà gia tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng thông qua kênh WCM và các kênh thương mại hiện đại khác. Các phát kiến mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại.
Masan cho biết đang từng bước hiện thực hóa nền tảng vững chắc cho chiến lược Point of Life, mang đến hệ sinh thái trải nghiệm phục vụ nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí, chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng. Hiện tại, đến với các cửa hàng mini-mall của Masan, khách hàng đã có thể mua nhu yếu phẩm tại WinMart+, giao dịch tài chính qua Techcombank, mua thuốc và thực phẩm chức năng, thưởng thức trà, cà phê Phúc Long và sử dụng dịch vụ số Mobicast.
Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 13,32
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 4,01
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 34,79%
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 19,53%
3. Công ty Cổ phần Masan MeatLife (UPCoM: MML)
Công ty Cổ phần Masan MEATLife (MML), tiền thân là Công ty TNHH MTV Hoa Kim Ngân được thành lập năm 2011 với số vốn là 10 triệu đồng. Năm 2016, Công ty chính thức hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần.
Hiện nay, vốn hoá thị trường của công ty đang đạt mức 21,679 tỷ đồng, ông Danny Le hiện đang đảm nhận chức chủ tịch HĐQT công ty.
Năng lực hiện có của công ty
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là: Hoạt động đầu tư, tư vấn quản lý và hoạt động thương mại mua bán hàng hóa; Sản xuất, chế biến, gia công các sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản... MML là đơn vị thành viên của Tập đoàn Masan, do đó MML luôn nhận được sự hỗ trợ từ phía Tập đoàn về vốn, chiến lược kinh doanh, nâng cao thị phần, gia tăng công suất chế biến và đặc biệt là hệ thống kênh phân phối, đại lý.
Chuỗi giá trị thịt của MML được hoàn chỉnh theo mô hình 3F với 10 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tổng công suất 3 triệu tấn/năm, trang trại chăn nuôi heo kỹ thuật cao với sản lượng 230.000 con heo thịt mỗi năm và tổ hợp chế biến thịt heo công suất 1.4 triệu con/năm.
Vị thế của công ty
Là đơn vị thành viên của Tập đoàn Masan, do đó MML luôn nhận được sự hỗ trợ từ phía Tập đoàn về vốn, chiến lược kinh doanh, nâng cao thị phần, gia tăng công suất chế biến và đặc biệt là hệ thống kênh phân phối, đại lý...
Được tích hợp vào chuỗi bán lẻ VinCommerce (một Công ty khác của Tập đoàn Masan) với gần 2.500 siêu thị và cửa hàng VinMart/VinMart+, MEATDeli đang có lợi thế rất lớn về hệ thống phân phối, phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng.
Tiềm năng của công ty
MML đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng xây dựng hai Tổ hợp chế biến thịt MEAT Hà Nam và MEATDeli Sài Gòn - nơi chế biến ra sản phẩm thịt mát MEATDeli và các sản phẩm thịt chế biến.
Masan MEATLife là một doanh nghiệp xuất phát từ sản xuất và bán thức ăn chăn nuôi với sản phẩm mang thương hiệu Bio-zeem. Doanh nghiệp đang tích cực áp dụng mô hình 3F (Feed - Farm - Food). Mô hình này hướng tới đảm bảo nguồn nguyên liệu thịt được duy trì ở chất lượng cao và từ đó sẽ phân phối sang các hệ thống siêu thị tại Việt Nam như Winmart, Coopmart và các cửa hàng đại lý MeatDeli.
Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 18,52
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 4,29
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 18,72%
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 8,92%
4. Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS)
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS), tiền thân là Công ty Đường Quảng Ngãi, được cổ phần hóa vào năm 2005.
Hiện nay, giá trị vốn hoá thị trường của QNS đang ở mức 16.276 tỷ đồng, ông Trần Ngọc Phương hiện đang đảm nhận chức chủ tịch HĐQT công ty.
Năng lực hiện có của công ty
Công ty chuyên chế biến đường, mật, thực phẩm, đồ uống; sản xuất và kinh doanh nước khoáng và kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp và hoạt động xuất nhập khẩu. Mỗi năm Công ty tạo ra hơn 1 triệu sản phẩm sữa đậu nành phục vụ cho người tiêu dùng trong nước. Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy có công suất là 90 triệu lít/năm/nhà máy.
Ngoài ra, nhà máy Bia Dung Quất của Công ty có công suất lên đến 100 triệu lít/năm và nhà máy đường An Khê có công suất 10.000 tấn/năm. Công ty có hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước và xuất khẩu các mặt hàng bánh kẹo, bia và nước khoáng ra nước ngoài.
Vị thế của công ty
Công ty là doanh nghiệp dẫn đầu trong phân khúc sữa đậu nành với thị phần là 82,7%. Công ty có hơn 30 năm kinh nghiệm đối với hoạt động sản xuất mía đường. Nhà máy đường An Khê có công suất 18.000 tấn/năm.
Mỗi năm Công ty tạo ra hơn 1 triệu sản phẩm sữa đậu nành phục vụ cho người tiêu dùng trong nước. Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy có công suất là 90 triệu lít/năm/nhà máy. Ngoài ra, nhà máy Bia Dung Quất của Công ty có công suất lên đến 100 triệu lít/năm.Hoạt động kinh doanh của QNS trải rộng khắp lãnh thổ Việt Nam thông qua hệ thống phân phối của Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng xuất khẩu ra nước ngoài các sản phẩm như bánh kẹo, nước khoáng và bia.
Tiềm năng của công ty
Về mức nhu cầu, mức tiêu thụ đường của Việt Nam là 15kg/người, con số này hiện thấp hơn so với các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, theo dự báo mức tiêu thụ đường trung bình của Việt Nam sẽ tăng lên 20-25kg/người trong vài năm tới. Doanh thu của công ty cũng đang trở nên ổn định trong các năm qua, tăng chủ yếu nhờ sản lượng mía đường cao hơn nhờ thời tiết thuận lời (cụ thể, mưa nhiều hơn).
Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 10,89
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 2,25
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 17,45%
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 12,65%
5. Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (HoSE: SBT)
Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2007. SBT được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) từ năm 2008.
Giá trị vốn hoá thị trường của SBT hiện nay đang đạt 10.003 tỷ đồng, bà Huỳnh Bích Ngọc hiện đang là chủ tịch HĐQT công ty.
Năng lực hiện có của công ty
Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) có tiền thân là Công ty liên doanh giữa Tập đoàn Group Sucrecries Bourbon và Liên hiệp Mía đường II và Liên hiệp mía đường Tây Ninh được thành lập vào năm 1995. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đường và các sản phẩm phụ của quá trình sản xuất đường.
SBT hiện sở hữu 09 nhà máy luyện Đường từ Đường thô và Mía, trong đó có 4 Trung tâm luyện Đường thô lớn là TTCS, Biên Hòa - Ninh Hòa, Biên Hòa - Trị An, Biên Hòa - Đồng Nai với tổng công suất luyện Đường từ Đường thô khoảng 300.000 tấn Đường/năm.
Sản phẩm của công ty được phân phối qua các kênh siêu thị, đại lý, nhà phân phối trên khắp các tỉnh thành cả nước. Các sản phẩm đường của Công ty được cung cấp cho các khách hàng công nghiệp như Coca-Cola, Suntory Pepsi, Dược Hậu Giang, Dược Cửu Long, Pepsi, Red bull, Vinamilk, Acecook…
Bên cạnh đó, Công ty sở hữu 04 Nhà máy có Trung tâm Nhiệt điện có khả năng bán điện lên lưới điện quốc gia từ nguồn nguyên liệu sinh khối là bã mía với tổng công suất đạt 132 MW và lượng điện bán lên lưới hàng năm có thể đạt 170 triệu KWh.
Vị thế của công ty
Công ty đã xây dựng được vùng nguyên liệu có quy mô 58.600 ha, trong đó 10.200 ha 100% cơ giới hóa với công nghệ sản xuất hiện đại và đặc biệt là chiếm 1/4 diện tích vùng nguyên liệu cả nước, công suất ép mía 37.500 tấn mía/ngày và năng suất mía trung bình 70 tấn/ha.
Tiềm năng của công ty
Bên cạnh đó, SBT đã gia tăng các sản phẩm có biên lãi gộp tốt như đường Organic - đây cũng là sản phẩm cốt lõi mà SBT hướng đến trong dài hạn và chủ động điều phối nguồn nguyên vật liệu đầu vào với giá thành cạnh tranh thông qua GMC – Nhà thương mại hàng hóa quốc tế.
SBT đã ký kết biên bản ghi nhớ với Viện Kỹ thuật tiên tiến (IAE) đã để phát triển mô hình nhà máy phát điện sử dụng nhiên liệu tái tạo với tổng số vốn gần 24 triệu USD nhằm tăng hiệu quả sử dụng bã mía để phát điện trong công nghệ sản xuất đường; nâng cao hiệu quả tái chế năng lượng; và sản xuất carbon sinh học để lưu trữ và kinh doanh.
Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 16,74
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,03
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 2,39%
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 0,95%
6. Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (HoSE: KDC)
Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (KDC) có tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập vào năm 1993 và được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) từ năm 2015.
Hiện nay, vốn hoá thị trường của KDC đang đạt mức 13.713 tỷ đồng, ông Trần Kim Thành hiện đang đảm nhận chức chủ tịch HĐQT công ty.
Năng lực hiện có của công ty
Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh phân phối các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng như dầu ăn, kem, nước giải khát. KDC chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2002.
KDC hiện có 06 Nhà máy, bao gồm Nhà máy Thực phẩm Đông lạnh KIDO Frozen Food Bắc Ninh và Nhà máy Thực phẩm Đông lạnh KIDO Frozen Foods Củ Chi với tổng công suất 21 triệu lít sữa chua/năm và 24 triệu lít kem/năm, Nhà máy Dầu Tường An - Nghệ An và Nhà máy Dầu Tường An - Bà Rịa Vũng Tàu với tổng công suất 190.000 tấn/năm, Nhà máy Dầu VOCARIMEX với công suất 120.000 tấn/năm và Nhà máy Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè với công suất hơn 100.000 tấn/năm
Vị thế của công ty
KDC đã phát triển một mạng lưới phân phối bán lẻ rộng khắp cả nước với 281 nhà phân phối, 450.000 điểm bán lẻ ngành hàng khô và 70.000 điểm bán lẻ ngành hàng lạnh.
Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An đứng thứ 2 về thị phần dầu ăn tại Việt Nam. Công ty TNHH Thực phẩm Đông Lạnh KIDO nhiều năm liền giữ vững vị trí số 1 thị trường kem, thị phần lên 43,5%, trong đó thương hiệu Merino chiếm 24,8% và thương hiệu Celano chiếm 17,4% thị phần.
Tiềm năng của công ty
KDC mua lại thành công 51% cổ phần của Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè (GHNB), giúp KDC hợp nhất thị trường dầu ăn và củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành dầu ăn tại Việt Nam.
Theo báo cáo nghiên cứu của Euromonitor, tiềm năng tăng trưởng của các ngành hàng mà tập đoàn Kido đang phát triển tạo nên sự khác biệt với dư địa tăng trưởng doanh thu bình quân 2020-2025 đạt mức tăng trưởng ổn định.
Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 20,78
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,96
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 8,09%
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 4,47%
7. Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP)
Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) có tiền thân là Công ty TNHH Các Sản Phẩm Sữa Quốc Tế được thành lập vào năm 2004 và được được giao dịch trên thị trường UPCoM từ tháng 01/2021.
Hiện nay, giá trị vốn hoá của IDP đang đạt mức 8.723 tỷ đồng, ông Tô Hải hiện đang là chủ tịch HĐQT công ty.
Năng lực hiện có của công ty
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến kinh doanh các sản phẩm từ sữa. IDP chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2005. Công ty đã và đang phát triển các sản phẩm với các nhãn hiệu như: 100% sữa tươi Ba Vì, Sữa chua nông trại Ba Vì, Sữa tươi LiF (Love'in Farm), Sữa bắp non LiF, Sữa chua ăn LiF, LIF Kun. Nguồn nguyên liệu sữa tươi của Công ty chủ yếu từ nguồn sữa tươi của các hộ nông dân nông trại bò sữa tại Ba Vì (Hà Nội), nhằm tận dụng những lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và các điều kiện thuận lợi khác cho việc chăn nuôi bò sữa của vùng.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các loại sữa thanh trùng và tiệt trùng, các loại sữa chua uống với nhiều hương vị khác nhau và các dòng sản phẩm trải dài cho nhiều đối tượng từ trẻ em đến thanh thiếu niên và người lớn.
Vị thế của công ty
Nguồn nguyên liệu sữa tươi của Công ty chủ yếu từ nguồn sữa tươi của các hộ nông dân nông trại bò sữa tại Ba Vì (Hà Nội), nhằm tận dụng những lợi thế về khí hậu thổ nhưỡng và các điều kiện thuận lợi khác cho việc chăn nuôi bò sữa của vùng.
Ngoài ra, nguồn nguyên liệu sữa bột được nhập khẩu chủ yếu từ các thị trường New Zealand, Mỹ và Úc. Về hương vị, các hương liệu được lấy từ các nhà cung cấp tại Việt Nam.
Tiềm năng của công ty
Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước dự kiến đạt 1 tỷ lít, đáp ứng 38% nhu cầu tới năm 2020 và 1,4 tỷ lít, đáp ứng 40% nhu cầu năm 2025. IDP sẽ hưởng lợi trực tiếp từ điều này.
Công ty đã thông qua kế hoạch đầu tư dự án Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế - Chi nhánh Bình Dương. Theo đó, dự án dự kiến triển khai tại Lô C-13A-CN Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương với mục đích để chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng.
Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 10,53
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 5,56
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 77,86%
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 32,09%
8. Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC)
Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) có tiền thân là Công ty Nông sản Hà Bắc được thành lập vào năm 1996. Ngày 26/07/2019, DBC chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE).
Giá trị vốn hoá của công ty đang đạt mức 5.381 tỷ đồng với ông Nguyễn Như So đang là chủ tịch HĐQT công ty.
Năng lực hiện có của công ty
Năm 2005, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Tập đoàn có hoạt động kinh doanh trong ngành nông nghiệp, tham gia vào sản xuất và bán buôn thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, hợp đồng chăn nuôi, chế biến thực phẩm, bao bì, bất động sản và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Công ty là một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước.
Công ty đang sử dụng một mô hình chế biến khép kín có tên 3F (Farm-Feed-Food) và phát triển một số nhà bán lẻ như siêu thị và cửa hàng tạp hóa.
DBC còn được biết đến như một nhà chế biến thực phẩm chính từ gia cầm, cá và lợn và là nhà phát triển các khu đô thị và các khu công nghiệp vừa và nhỏ. Tập đoàn hiện có 6 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đang hoạt động, có tổng công suất thiết kế trên 1.000.000 tấn/năm, chiếm 60% doanh thu của Tập đoàn; chủ yếu tập trung tại thị trường Miền Bắc và Miền Trung.
Vị thế của công ty
Công ty có 09 thương hiệu thức ăn chăn nuôi gồm: DABACO, TOPFEEDS, NASACO, GROWFEEDS, KHANGTIVINA, KINH BẮC, NUTRECO, SUNSHIHE VÀ S-STAR, mỗi thương hiệu có nhiều loại sản phẩm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy cầm ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau.
Thương hiệu lợn giống, gà giống Dabaco có tính nhận diện cao trên thị trường khi cung cấp các sản phẩm có năng suất và chất lượng cao. Hiện công ty đang đứng đầu cả nước về quy mô đàn nái với khoảng 40.000 con. Trong đó, Công ty sở hữu trại lợn giống hạt nhân qui mô lớn bậc nhất cả nước với 5.000 con nái. Các loại lợn giống gốc như Duroc, Pietrian, Landrace, Yorkshire đều được công ty nhập khẩu trực tiếp từ Canada, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Mỹ, Đài Loan
Công ty đang sở hữu hệ thống phân phối toàn quốc với khoảng 2.000 đại lý cấp một. Các khu vực tập trung nhiều đại lý nhất là khu Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Đồng Bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Tiềm năng của công ty
Theo VCBS, mô hình 3F vận hành hiệu quả sẽ giúp Công ty giảm thiểu được những rủi ro từ thị trường bên ngoài. Ngoài ra, thị trường các sản phẩm chăn nuôi tiếp tục diễn biến thuận lợi sẽ là một tín hiệu tốt cho việc mở rộng thị trường của Dabaco.
Hệ thống phân phối mạnh giúp cho hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi của Công ty diễn ra thuận lợi hơn.
Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 3,23
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,14
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 18,66%
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 7,91%
9. Công ty Cổ phần Tập đoàn Pan (HoSE: PAN)
Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN) có tiền thân là Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình, được thành lập vào năm 1998 với vốn điều lệ ban đầu là 250 triệu đồng và được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) từ năm 2010.
Hiện tại, vốn hoá của PAN đang ở mức 4.418 tỷ đồng, ông Nguyễn Duy Hưng hiện đang là chủ tịch HĐQT công ty.
Năng lực hiện có của công ty
Công ty nắm giữ cổ phần chi phối tại những công ty có các uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, thực phẩm và phân phối. Thông qua các công ty con và công ty liên kết, PAN cung cấp các sản phẩm về nông nghiệp và thực phẩm như giống cây trồng, thủy hải sản, thực phẩm tiện lợi, thực phẩm hàng ngày, các sản phẩm nông dược, khử trùng, và kiểm soát dịch hại.
Hệ thống sản xuất, phân phối rộng khắp cả nước, với trên 3.000 đại lý phân phối vật tư nông nghiệp, hợp tác sản xuất với trên 60.000 hộ nông dân trên quy mô diện tích gần 50.000 héc ta.
Vị thế của công ty
Công ty là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực Nông nghiệp và Thực phẩm ở Việt Nam cung cấp các sản phẩm nông sản và thực phẩm đóng gói cho thị trường nội địa và các thị trường khác trên thế giới.
Trong lĩnh vực thực phẩm, Tập đoàn PAN sở hữu mạng lưới phân phối thị trường nội địa rộng khắp với hơn 200 nhà phân phối lớn, bao phủ trên 145.000 điểm bán hàng trên khắp đất nước. Ngoài ra, sản phẩm của Tập đoàn PAN được xuất khẩu đi trên 40 nước trên thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada, Châu Âu...
Tiềm năng của công ty
Sau nhiều năm gây dựng, hiện tại PAN là tập đoàn duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ sinh thái nông nghiệp – thực phẩm khép kín hiện đại quy mô lớn, là cơ sở để Tập đoàn thực thi chiến lược “nâng tầm nền nông nghiệp Việt Nam”.
Tập đoàn PAN là một trong những công ty tiên phong về phát triển bền vững. Cổ phiếu PAN tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững (VNSI) trong kỳ soát xét tháng 07/2020. Đây là một lợi thế của Tập đoàn khi tiếp cận các nguồn vốn xanh.
Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 14,74
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,57
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 4,29%
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 2,23%
10. Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu (UPCoM: MCM)
Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (MCM) có tiền thân là Nông trường Quân đội Mộc Châu được thành lập vào năm 1958 và được giao dịch trên thị trường UPCoM từ tháng 12/2020.
Hiện nay, giá trị vốn hoá của MCM đang ở mức 5.236 tỷ đồng, bà Mai Kiều Liên hiện đang là chủ tịch HĐQT công ty.
Năng lực hiện có của công ty
Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa, cung cấp con giống bò sữa, sản xuất chế biến các sản phẩm từ sữa và sản xuất thức ăn chăn nuôi. MCM chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2005. Công ty phát triển các sản phẩm sữa tươi, sữa chua tiệt trùng mang thương hiệu Mộc Châu.
MCM hiện sở hữu đàn bò sữa hơn 2.000 con bò sữa tại trang trại và 24.500 con thông qua việc liên kết chặt chẽ với hơn 500 hộ nông dân chăn nuôi bò sữa. Bên cạnh đó, Công ty còn sở hữu 03 trung tâm giống bò sữa. Năng suất bình quân đạt trên 25 lít sữa/con/ngày.
Công ty sở hữu vận hành nhà máy với dây chuyền chế biến được nhập khẩu từ Tetrapak (Thụy Điển), đóng gói tự động hóa và hoàn toàn vô trùng, công suất 100.000 hộp/giờ, trung bình sản xuất 200 tấn/ ngày, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và HACCP 2003
Vị thế của công ty
Bộ phận Phân tích của SSI ước tính MCM hiện chiếm 2,7% thị phần sữa tại Việt Nam. Riêng tại thị trường miền Bắc, ước tính MCM chiếm khoảng 18% thị phần.
Tiềm năng của công ty
Nhu cầu về sữa của người Việt Nam rất cao và dự báo sẽ tiếp tục tăng. Lượng tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam đạt 27-28 lít mỗi năm vào năm 2020, khi tốc độ tăng trưởng đạt 9%/năm.
Theo các chuyên gia BVSC, khả năng kiểm soát chi phí của Mộc Châu Milk được cải thiện rõ rệt sau khi Vinamilk tham gia vào quản trị. Ngoài ra, BVSC nhìn nhận, Mộc Châu Milk chưa tận dụng hoàn toàn được lợi thế về chuỗi cung ứng và thương hiệu, phần lớn do chưa được đầu tư hiệu quả trong thời kỳ cổ đông cũ. Sau khi có sự góp mặt của Vinamilk trong bộ máy quản trị, Mộc Châu Milk đã loại bỏ một số mảng kinh doanh không cốt lõi và đưa ra kế hoạch đầu tư và tái cấu trúc.
Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 16,45%
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 2,32%
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 20,69%
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 17,2%