Thứ năm, 07/03/2024, 21:44 PM
Tài chính cá nhân   •   Thứ ba, 24/05/2022, 19:07 PM  •  24/05/2022, 19:07

Top 10 mã cổ phiếu ngành nhựa đáng chú ý trên sàn chứng khoán

Các cổ phiếu ngành nhựa nhận được nhiều sự quan tâm nhờ thị trường rộng lớn và nhu cầu sử dụng nhựa đa dạng trong đời sống.

Cổ phiếu ngành nhựa nhận được nhiều đánh giá lạc quan từ phía Chính phủ và nhà đầu tư

Theo Bộ Công Thương, ngành nhựa đang có tốc độ phát triển nhanh, được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam. Sự tăng trưởng đó xuất phát từ thị trường rộng, tiềm năng lớn và đặc biệt là vì ngành nhựa Việt Nam mới chỉ ở bước đầu của sự phát triển so với thế giới và sản phẩm nhựa được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, bao gồm sản phẩm bao bì nhựa, sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng, sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao. Nhờ đó, các cổ phiếu ngành nhựa nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư.

Sau đây là danh sách cổ phiếu ngành nhựa có vốn hoá lớn nhất thị trường:

NTP tập trung vào sản xuất các loại sản phấm: u.PVC, ống HDPE, ống nhựa PPR

1. Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP)

Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong thành lập năm 1960. Năm 2005, Công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh thành Công ty Cổ phần. Ngày 11/12/2006, NTP chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Hiện nay, vốn hoá thị trường của Công ty Cổ phần Nhựa Tiền Phong đang đạt mức 5.183 tỷ đồng, ông Đặng Quốc Dũng đảm nhận chức chủ tịch HĐQT công ty. 

Năng lực hiện có của công ty

Năm 2005, Công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh thành Công ty Cổ phần. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là sản xuất các sản phẩm ống nhựa như u.PVC, ống HDPE, ống nhựa PPR và các sản phẩm phụ tùng như: PVC, HDPE, PPR phục vụ cho ngành xây dựng, cấp thoát nước với hệ thống nhà máy gồm 5 phân xưởng sản xuất và 1 phân xưởng cơ điện.

Thị trường được tập trung phần lớn tại Miền Bắc, một phần tiêu thụ tại Miền Trung và khu vực TP. HCM.

Vị thế của công ty

Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là một hai thương hiệu lớn nhất trong ngành sản xuất ống nhựa, chiếm thị phần lớn nhất thị trường miền Bắc với 60% thị phần. Tính trên toàn quốc, công ty chiếm thị phần lớn nhất khoảng 30% và 100% với mặt hàng ống nhựa chịu nhiệt.

Nhựa Tiền Phong hiện nay sở hữu 03 nhà máy hoạt động hết công suất ngày đêm tại Hải Phòng, Nghệ An và Bình Dương với tổng năng lực sản xuất khoảng 190.000 tấn/năm. Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp, bao gồm 9 trung tâm phân phối. Ngoài ra, công ty có 300 đại lý và trên 16.000 điểm bán hàng trên toàn thị trường.

Tiềm năng của công ty

Theo VCBS, mạng lưới phân phối rộng và phủ khắp cả nước luôn là một lợi thế vô cùng lớn của Nhựa Tiền Phong, đồng thời cũng là chỗ dựa vững chắc cho việc bán hàng, phát triển doanh thu và sản lượng tiêu thụ của Nhựa Tiền Phong. Các chủng loại sản phẩm ống nhựa PVC, PEHD, PPR mang thương hiệu Nhựa Tiền Phong đã được sử dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp… không chỉ tại Việt Nam mà còn tại thị trường nước ngoài như Lào, New Zealand, Hồng Kong,....... Do vậy, công ty đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại 5 nước :Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanmar.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 12,4

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,84

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 18,58%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 10,58%

AAA hiện đang là doanh nghiệp sản xuất túi nylon có quy mô lớn nhất khi quản lý vận hành 07 nhà máy sản xuất

2. Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (HoSE: AAA)

Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (AAA) có tiền thân là Công ty TNHH Anh Hai Duy được thành lập vào năm 2002 và được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) từ cuối năm 2016.

Hiện nay, giá trị vốn hoá thị trường của Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh đang đạt mức 3.917 tỷ đồng, ông Phạm Ánh Dương đang đảm nhận chức chủ tịch HĐQT công ty. 

Năng lực hiện có cả công ty

Công ty là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất trong ngành với 07 nhà máy sản xuất bao bì có tổng công suất 108.000 tấn/năm và 01 nhà máy sản xuất phụ gia CaCO3 An Phát - Yên Bái có công suất 222.000 tấn/năm. So với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước khác như Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên (công suất khoảng 1.000 tấn/tháng), Công ty Cổ phần Nhựa Tú Phương (công suất khoảng 800 tấn/tháng) và một số doanh nghiệp liên doanh khác ở Phía Nam (công suất dao động từ 500 – 700 tấn/tháng).

Vị thế của công ty

Tại Việt Nam, AAA hiện đang là doanh nghiệp sản xuất túi nylon có quy mô lớn nhất khi quản lý vận hành 07 nhà máy sản xuất bao bì với tổng công suất 108.000 tấn/năm và 01 nhà máy sản xuất phụ gia CaCO3 An Phát - Yên Bái với công suất 222.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, Công ty còn tham gia đầu tư, phát triển và kinh doanh dịch vụ hạ tầng khu công nghiệp tại Khu công nghiệp kỹ thuật cao An Phát (An Phat Complex).

Hiện nay, 98% sản phẩm của được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với các thị trường chủ yếu là Châu Âu, Nhật Bản, Úc.

Tiềm năng của công ty

Bao bì nhựa của Việt Nam có ưu thế cạnh tranh tốt so với nhiều quốc gia châu Á khác như Trung Quốc và Thái Lan nhờ việc bãi bỏ thuế chống bán phá giá lên sản phẩm Việt Nam khi xuất sang châu Âu.

Theo SBSI, AAA được hưởng lợi lớn từ vị trí địa lý của các khu công nghiệp, khu công nghiệp mới của An Phát có nhiều lợi thế trong bối cảnh thiếu hụt đất công nghiệp tại tỉnh. Cụ thể, trong số 21 khu công nghiệp được phê duyệt quy hoạch tại tỉnh Hải Dương, hiện chỉ có 11 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (tổng diện tích 1.560ha), trong đó có 10 khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy trên 85% (khu công nghiệp còn lại là khu công nghiệp Cộng Hòa 200ha).

Như vậy, nếu tính cả quỹ đất 112ha khu công nghiệp Tân Trường mở rộng có khả năng vận hành năm 2021, quỹ đất trống sẵn sàng cho thuê tại Hải Dương giai đoạn 2021-2022 không còn nhiều, sẽ là lợi thế cho khu công nghiệp An Phát Complex 1 (khu công nghiệp Quốc Tuấn An Bình đổi tên, mới được cấp GCN đăng ký đầu tư ngày 5/3/2021) khi đưa vào hoạt động năm 2022.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 11,97

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,72

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 6,12%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 3,12%

BMP chiếm khoảng 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực phía Nam

3. Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP)

Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) có tiền thân là Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh thành lập năm 1977 và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2004.

Hiện nay, giá trị vốn hoá của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đang ở mức 4.584 tỷ đồng, ông Sakchai Patiparnpreechavud đang đảm nhận chức chủ tịch HĐQT công ty. 

Năng lực hiện có của công ty

Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm ống PVC cứng, PEHD (ống gân và ống trơn), phụ tùng ống, bình phun thuốc trừ sâu, nón bảo hộ lao động và các sản phẩm nhựa kỹ thuật khác. Công ty hiện sở hữu và vận hành 04 nhà máy sản xuất tại TP. HCM, Bình Dương, Long An và Hưng Yên với tổng công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm.

Vị thế của công ty

Theo SCG Research, BMP chiếm khoảng 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực phía Nam, khoảng 5% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Bắc, và chiếm khoảng 28% thị phần ống nhựa trong cả nước. Công ty đã xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước với gần 1.900 nhà phân phối.

Tiềm năng của công ty

Ban lãnh đạo tin rằng BMP có thể chi trả cổ tức tốt hơn mức lợi nhuận thực hiện trong tương lai, chủ yếu dựa trên vị thế tiền mặt ròng dồi dào; dòng tiền mạnh và kế hoạch đầu tư capex năm 2022 (dự kiến ở mức 100 tỷ để tăng cường hơn nữa việc tự động hóa trong các hoạt động sản xuất của Công ty, thấp hơn đáng kể so với mức 200-300 tỷ các năm trước).

Theo VCSC, ngành nhựa, cụ thể là ngành ống nhựa vẫn sẽ chịu sự cạnh tranh cao trong những năm tới do rào cản gia nhập ngành thấp. Tuy nhiên, với vị thế là công ty có thị phần lớn nhất miền Nam cũng như cả nước, BMP hoàn toàn có đủ cơ sở để duy trì khả năng sinh lợi và cổ tức của mình.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 21,15

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,87

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 8,99%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 7,3%

Lĩnh vực hoạt động chính của DNP là sản xuất các sản phẩm ống nhựa, phụ tùng ống nhựa PVC và các loại phụ tùng

4. Công ty Cổ phần DNP Holding (HNX: DNP)

Công ty Cổ phần DNP Holding (DNP) tiền thân là Công ty Diêm Đồng Nai thành lập năm 1993 và chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần từ năm 2004.

Hiện nay, vốn hoá của Công ty Cổ phần DNP Holding đang ở mức 2.437 tỷ đồng, ông Vũ Đình Độ đang giữ chức Chủ tịch HĐQT công ty. 

Năng lực hiện có của công ty

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản xuất các sản phẩm ống nhựa, phụ tùng ống nhựa PVC và phụ tùng phụ kiện để lắp ống nhựa phục vụ cho các công trình xây dựng, cấp thoát nước, điện lực. Sản phẩm Công ty chia làm 2 nhóm: Ống nhựa uPVC, HDPE và các phụ tùng lắp đặt đóng góp trên 80% doanh thu, các sản phẩm diêm, quần áo, chiếm khoảng 10%. Sản lượng của công ty đạt 4,000 tấn/năm tương đương 4% cả thị trường.

Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ rộng lớn từ các tỉnh miền Trung đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực TP. HCM và Đồng Nai. Công ty hiện đang sở hữu 1 xí nghiệp nhựa, 1 xí nghiệp Xây dựng, 1 xí nghiệp Bao bì, 1 Phân xưởng Diêm và 6 dây chuyền sản xuất ống nhựa được cung cấp từ nước ngoài như Đức, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Vị thế của công ty

DNP được đánh giá là doanh nghiệp có quy mô vừa (với sản lượng tiêu thụ 4.000 tấn/năm chiếm tỷ lệ khoảng 4% thị phần ống nhựa xây dựng cả nước) so với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước (sau các doanh nghiệp như Công ty Nhựa Tiền Phong (25.000 tấn), Công ty Nhựa Bình Minh (21.000 tấn), Công ty Nhựa Đạt Hoà (12.000 tấn), Công ty Nhựa Minh Hùng (10.000 tấn), Công ty Nhựa Đệ Nhất (7.000 tấn) và Công ty Nhựa Tân Tiến (5.000 tấn).

Tiềm năng của công ty

DNP là một trong 5 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm ống nhựa uPVC (21mm-500mm) và HDPE (25mm-1.000mm). Sản phẩm ống nhựa đang dần thay thế cho các loại ống làm từ các loại vật liệu truyền thống như kim loại, bê tông.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 269,74

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,62

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 0,43%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 0,12%

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của NNG là sản xuất, cung ứng bao bì PET và phôi nhựa

5. Công ty Cổ phần Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Ngọc Nghĩa (UPCoM: NNG)

Công ty Cổ phần Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Ngọc Nghĩa, tiền thân là công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Ngọc Nghĩa, được thành lập vào tháng 06/1993. Tháng 05/2007, công ty đã tiến hành cổ phẩn hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Nhựa Ngọc Nghĩa. Công ty bắt đầu niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCOM từ tháng 03/2015.

Hiện nay, vốn hoá thị trường của công ty đạt 1.264 tỷ đồng, ông La Bùi Hoàng Nghĩa đang nhận chức chủ tịch HĐQT công ty. 

Năng lực hiện có của công ty

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất, cung ứng bao bì PET và phôi nhựa. Công ty hiện là một trong những nhà sản xuất PET lớn nhất tại Việt Nam với 3 nhà máy sản xuất PET, năng lực sản xuất hơn 7 tỷ đơn vị sản phẩm/ năm. NNG hiện là doanh nghiệp hàng đầu cả nước và trong khu vực Đông Nam Á về sản xuất và cung ứng bao bì PET với doanh thu hàng năm đạt khoảng 1.800 tỷ đồng. Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Úc.

Vị thế của công ty

Công ty là đơn vị cung cấp bao bì PET cho các đối tác lớn như Vinamilk, Unilever Asia, Unilever Việt Nam, Cocacola. Công ty đạt tiêu chuẩn duy trì quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO90 01-2008 và FSSC 22K/GFSI. Hiện nay công ty là một trong những nhà sản xuất PET lớn nhất tại Việt Nam. 3 nhà máy sản xuất PET bao gồm nhà máy tại Bắc Ninh, nhà máy tại TP. HCM và nhà máy tại Tây Ninh. Tổng sản lượng hơn 7 tỷ đơn vị sản phẩm/năm.

Tiềm năng của công ty

Công ty tiếp tục ký kết những hợp đồng dài hạn với các đối tác kinh doanh Unilever, Coke, Pepsi, Vinamilk. Doanh nghiệp là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực vung cấp bao bì PET trong nước. Ngành bao bì PET vẫn đang tăng trưởng tốt, ước tính tốc độ tăng trưởng đạt 10%-15%/năm.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): -27,33

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,2

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: -4,38%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): -2,46%

TDP hiện quản lý vận hành 03 Nhà máy sản xuất bao bì hạt nhựa tái chế

6. Công ty Cổ phân Thuận Đức (HoSE: TDP)

Công ty Cổ phần Thuận Đức (TDP) được thành lập vào năm 2007. TDP trở thành công ty đại chúng từ tháng 07/2018.

Hiện nay, vốn hoá thị trường của TDP đang ở mức 1.565 tỷ đồng, ông Nguyễn Đức Cường đang nhận chức chủ tịch HĐQT. 

Năng lực của công ty

Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ polypropylene, nổi bật là hạt nhựa tái chế và bao bì PP. TDP hiện quản lý vận hành 03 Nhà máy sản xuất bao bì hạt nhựa tái chế với công suất: Nhà máy 1A, 1B công suất 14.000 tấn hạt/năm, 7.000 tấn bao bì/năm; Nhà máy 2 công suất 66 triệu túi xuất khẩu/năm; Nhà máy 3 công suất 13.000 tấn manh/năm.

Vị thế của công ty

Các sản phẩm hạt nhựa, bao bì PP, PP shopping bags của Công ty hiện có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của các thị trường khắt khe như Nhật Bản, Mỹ, EU…

Tiềm năng của công ty

Theo VCBS, bao bì nhựa của Việt Nam có ưu thế cạnh tranh tốt so với nhiều quốc gia châu Á khác như Trung Quốc và Thái Lan nhờ việc bãi bỏ thuế chống bán phá giá lên sản phẩm Việt Nam khi xuất sang châu u. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty trên thị trường thế giới là các doanh nghiệp của Trung Quốc. Tuy nhiên hiện nay nhà nước Trung Quốc đã cấm sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa siêu mỏng, do đó các khách hàng cũ của các doanh nghiệp này đang dần chuyển hướng sang thị trường Việt Nam.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 18,03

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 2,09

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 12,76%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 3,76%

DAG hiện chiếm 20-25% thị phần nhựa vật liệu xây dựng toàn quốc

7. Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (HoSE: DAG)

Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á có tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Nhựa Đông Á được thành lập năm 2001. Năm 2006, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. DAG được Nêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) từ năm 2010.

Hiện nay, vốn hóa thịt trường của công ty đang đạt mức 441 tỷ đồng, ông Vương Trí Dũng hiện đang nhận chức chủ tịch HĐQT của công ty. 

Năng lực hiện có của công ty

Sản phẩm của Công ty chủ yếu là các sản phẩm nhựa dùng trong công nghiệp xây dựng và quảng cáo gồm các mặt hàng sản phẩm truyền thống (tấm ốp trần, cửa nhựa và nẹp trang trí), sản phẩm cửa uPVC và thanh profile, sản phẩm bạt hi flex. DAG hiện chiếm 20-25% thị phần nhựa vật liệu xây dựng toàn quốc, trong đó chiếm 35-40% thị phần sản phẩm thanh Profile uPVC miền Bắc. Công ty có hệ thống mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước với hơn 300 đại lý phân phối tập trung chủ yếu tại miền Bắc và miền Trung.

Vị thế của công ty

DAG hiện chiếm 20-25% thị phần nhựa vật liệu xây dựng toàn quốc, trong đó chiếm 35-40% thị phần sản phẩm thanh Profile uPVC miền Bắc. Sản phẩm cửa Smartwindow chiếm thị phần khoảng 10%. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty là EuroWindows, Vinaconex, Sông Đà, Tân Đô, EBM... Sản phẩm của công ty tập trung vào phân đoạn thị trường có thu nhập trung bình còn EuroWindows tập trung chủ yếu vào phân đoạn thị trường có thu nhập cao.

Tiềm năng của công ty

Công ty cho biết sẽ áp dụng công nghệ, phương pháp sản xuất mới để đẩy mạnh quá trình sản xuất các sản phấm: Tấm ốp trần; cửa uPVC có lõi thép gia cường nhãn hiệu SmartFloor, Tấm PVSmart; Thanh Profile uPVC ; tấm PP (Danpla): tấm Fomex; tấm Mica…Công ty cũng đánh giá cao nhu cầu đối với các mặt hàng này.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 75,2

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,66

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 0,87%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 0,31%

8. Công ty Cổ phần Bao bì nhựa Tân Tiến (UPCoM: TTP)

Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến có tiền thân là Việt Nam Nhựa Dẻo Công Ty, được thành lập vào năm 1966. TTP được giao dịch trên thị trường UPCOM từ tháng 03/2017.

Vốn hoá thị trường của công ty đang đạt mức 540 tỷ đồng và ông Cho Jum Kun đang đảm nhận chức chủ tịch HĐQT công ty.

Năng lực hiện có của công ty

Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và mua bán sản phẩm bao bì và vật tư, nguyên phụ liệu ngành nhựa. TTP chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ năm 2004. Công ty có 01 nhà máy chế bản, 02 nhà máy bao bì và 01 chi nhánh tại Hà Nội. Sản phẩm chủ yếu của TTP là bao bì nhựa phức hợp gia công cho các đơn vị sản xuất khác, trong đó bao bì thực phẩm và hàng tiêu dùng chiếm 80%.

Ngoài ra, Công ty triển khai in gia công cho một số đơn vị khác. TPP đã xây dựng và duy trì được mối quan hệ khách hàng lớn như Unilever Việt Nam, Ajinomoto, Vedan, Miwon, Acecook, Trung Nguyên, Kinh Đô, Bayer Vietnam, Vinamilk.

Vị thế của công ty

Công ty được VCBS đánh giá là một trong những đơn vị đầu ngành bao bì mềm của Việt Nam, Tân Tiến luôn đi tiên phong trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và đầu tư, đổi mới công nghệ. Cùng với Công ty Liksin, Tân Tiến là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đã đầu tư dây chuyền sản xuất trục in hoàn chỉnh theo công nghệ hiện đại, đạt chất lượng cao tương đương các nước Tây u. Dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín thuộc hàng tiên tiến nhất Việt Nam được đầu tư từ các nước có ngành công nghiệp nhựa phát triển.

Tiềm năng của công ty

Ngành in nhãn hàng bao bì thuộc nhóm ngành công nghiệp phụ trợ, có liên hệ mật thiết với hoạt động phân phối và xuất khẩu hàng hóa của các ngành khác, đặc biệt là ngành hàng tiêu dùng. Nhu cầu tiêu dùng cũng như thương mại, quảng bá thương hiệu luôn luôn là thiết yếu của nền kinh tế thị trường. Do vậy, ngành in nhãn hiệu bao bì luôn có tiềm năng phát triển ngay cả khi nền kinh tế những khó khăn nhất định.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): -48,37

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,55

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: -1,13%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): -0,74%

Vốn hoá thị trường của VNP đã đạt mức 528,47 tỷ đồng tính đến tháng 4/2022

9. Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam (UPCoM: VNP)

Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam, tiền thân của công ty Nhựa Việt Nam được thành lập năm 1976. Ngày 18/08/2015, VNP chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM.

Vốn hoá thị trường của công ty đang đạt mức 332 tỷ đồng, bà Lê Ngọc Diệp hiện đang đảm nhận chức chủ tịch HĐQT công ty. 

Năng lực hiện có của công ty

Hoạt động sản xuất chính của công ty là sản xuất sản phẩm từ nhựa bao gồm bao bì, phụ tùng, linh kiện bằng nhựa. Sản phẩm chính của công ty bao gồm bao bì mềm, bao bì rỗng, két đựng chai bia, nước giải khát, và sản phẩm nhựa dân dụng. Hiện nay VNP chủ yếu kinh doanh và cung ứng các loại hạt nhựa nguyên sinh như hạt PE, PP, PVC, PET; nhựa tái chế như PC, PE, PP, ABS và các loại phụ gia cho nhựa PVC...

Vị thế của công ty

Hiện tại, trung bình mỗi năm Công ty cung ứng cho thị trường khoảng 20.000 tấn nhựa các loại, chiếm 5% tổng sản lượng cung ứng của toàn thị trường, đứng trong Top 10 các doanh nghiệp lớn cung ứng nguyên liệu nhựa trên thị trường.

Tiềm năng của công ty

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), ngành bao bì nhựa được dự báo sẽ tăng trưởng 20-25% so với cùng kỳ. Sản phẩm ngành nhựa không chỉ tiêu thụ tại thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ, Campuchia và EU. Và VNP sẽ hưởng lợi trực tiếp từ việc này.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 4,36

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 1,12

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 32,86%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 16,63%

Giá trị vốn hoá thị trường của RDP đã đạt 878,35 tỷ đồng tính đến tháng 4/2022

10. Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding (HoSE: RDP)

Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding (RDP), tiền thân là Liên hiệp các xí nghiệp Cao su Viễn Đông được thành lập trong những năm đầu của thập niên 60 thế kỉ XX và được cổ phần hóa năm 2005. Ngày 22/09/2009, RDP chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Hiện nay, vốn hoá thị trường của RDP đang đạt 463 tỷ đồng, ông Hồ Đức Lam hiện đang giữ chức chủ tịch HĐQT công ty. 

Năng lực hiện tại của công ty

Công ty là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất nhựa, đặc biệt là PVC và tấm lợp tại Việt Nam. Công ty hiện có 4 nhà máy bao gồm nhà máy Nhựa 1, nhà máy Nhựa Hóc Môn, nhà máy Tiên Sơn và nhà máy Bao bì Củ Chi. Hệ thống sản xuất của công ty có năng suất sản xuất màng in 2 triệu m2/năm; màng thổi PE 15.000 tấn/năm; Giả da 20 triệu m/năm; Tôn ván 8 triệu m/năm; Áo mưa 5 triệu áo/năm..

Vị thế của công ty

Là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất nhựa, đặc biệt là PVC và tấm lợp. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm của công ty trong lĩnh vực kinh doanh bao bì là 25-40%. Công ty chiếm khoảng 65% thị phần cho sản phẩm tấm lợp PVC, 55% thị phần cho sản phẩm màng mỏng PVC, 35% thị phần PE, EVA, 20% sản phẩm giả da – vải tráng; 12% bao bì phức hợp và 10% thị phần sản phẩm gia công.

Tiềm năng của công ty

Công ty đã hoàn thành dự án đầu tư vào nhà máy Tiên Sơn tại Bắc Ninh. Ước tính dự án sẽ góp phần duy trì mức lợi nhuận hàng năm ổn định khoảng 6,9% doanh thu.

Về mặt hình ảnh, Nhựa Rạng Đông đã trở thành Thương hiệu Quốc gia. Là đơn vị sản xuất nhiều mặt hàng uy tín thuộc ngành Nhựa, chất dẻo. Cơ cấu tổ chức phục vụ cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Không chỉ mở rộng kênh phân phối trên toàn quốc, Nhựa Rạng Đông liên tục phát triển thị trường xuất khẩu qua các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Trung Đông, Nigeria, Thái Lan, Myanmar và các nước trong cộng đồng châu u.

Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): 13,68

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách: 0,88

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) năm 2021: 6,78%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA): 1,5%

Huy Hoàng

Khối ngoại gom 2 cổ phiếu bất động sản hôm 4/3

Đầu tư   •   Thứ ba, 05/03/2024, 10:41 AM
Nhà đầu tư ngoại tiếp tục mua ròng hơn trăm tỷ đồng trên HOSE hôm 4/3, trong đó hoạt động giải ngân tập trung ở hai cổ phiếu bất động sản là KBC và DIG.

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đạt hơn 56.000 tỷ đồng

Tài chính cá nhân   •   Thứ ba, 05/03/2024, 10:40 AM
Tính đến hết tháng 2/2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 56.420 tỷ đồng, đạt 15% dự toán, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Hải quan.

Bình Định kêu gọi các tập đoàn Thái Lan đầu tư vào sản xuất và dịch vụ

Đầu tư   •   Thứ sáu, 01/03/2024, 16:37 PM
Tỉnh Bình Định kêu gọi các tập đoàn tại Thái Lan như Bangkok Assay Office, C.P… đầu tư và mở rộng đầu tư vào nhà máy xử lý nước thải, hợp tác nông nghiệp cũng như dịch vụ du lịch, thương mại tại địa phương miền Trung này.

Điều khoản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: Con dao hai lưỡi?

Bảo hiểm   •   Thứ sáu, 01/03/2024, 16:36 PM
Điều khoản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giúp công ty bảo hiểm giải thoát khỏi nghĩa vụ bồi thường khi người được bảo hiểm tử vong trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, nếu không áp dụng hợp lý, công ty bảo hiểm sẽ đánh mất niềm tin của khách hàng và gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và uy tín của công ty. Bài viết này sẽ phân tích một trường hợp loại trừ bảo hiểm gây tranh cãi gần đây.

Thanh Hóa sắp có “siêu dự án” nhiệt điện LNG 2,4 tỷ USD

Đầu tư   •   Thứ sáu, 01/03/2024, 16:35 PM
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa họp và chính thức thống nhất chủ trương đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện LNG Nghi Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Đây là "siêu dự án" 2,4 tỷ USD lớn thứ 3 tại tỉnh Thanh Hóa.