Chủ nhật, 21/04/2024, 00:07 AM
Đầu tư   •   Thứ bảy, 27/11/2021, 21:43 PM  •  27/11/2021, 21:43

Lịch sử giá cổ phiếu DCM và những thông tin cần biết

Giá cổ phiếu DCM có xu hướng tăng từ khi được giao dịch trên sàn HoSE. Từ cuối tháng 3/2020 đến nay, giá cổ phiếu DCM có mức tăng gấp khoảng 7 lần.

Lịch sử giá cổ phiếu DCM và những thông tin cần biết

Cổ phiếu DCM là của công ty nào?

Cổ phiếu DCM của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau được giao dịch trên sàn chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau

Mã niêm yết: DCM.

Tên Công ty: Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau.

Tên tiếng Anh: PetroVietNam Ca Mau Fertilizer Joint Stock Company.

Tên viết tắt: PVCFC.

Vốn điều lệ: 5.294.000.000.000 đồng.

Giấy chứng nhận ĐKDN số: 2001012298.

Trụ sở chính: Lô D, Khu công nghiệp Phường 1, Đường Ngô Quyền, Phường 1, TP. Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.

Điện thoại: (84 - 290) 3.819.000

Fax: (84 - 290) 3.590.501

Văn phòng TP. HCM: Lầu 18, Tòa nhà Petroland, Số 12 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. HCM.

Điện thoại: (84 - 28) 54.170.555

Fax: (84 - 28) 54.170.550

Website: www.pvcfc.com.vn

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 2008: Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức được khởi công xây dựng.

Năm 2011: Ngày 09/03/2011, Thành lập Công ty TNHH MTV Phân Bón Dầu Khí Cà Mau (Trực thuộc Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam).

Năm 2012: Ra mắt sản phẩm mang thương hiệu “Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng”. Đạt sản lượng 500.000 tấn sau 10 tháng hoạt động.

Năm 2013:  Đạt sản lượng 1 triệu tấn sau 15 tháng vận hành.

Năm 2014: Tổ chức IPO thành công với 128.951.300 cổ phiếu của PVCFC đã được đấu giá hết giúp PVCFC trở thành thương vụ IPO lớn nhất trong năm 2014.

Năm 2015: Đạt sản lượng 3 triệu tấn sau 4 năm hoạt động.

PVCFC chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần, niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM với mã cổ phiếu DCM.

Ra mắt dòng sản phẩm phân bón cao cấp N.HUMATE +TE.

Năm 2016: Đạt sản lượng hơn 4 triệu tấn sau 5 năm hoạt động.

Ra mắt lần lượt 2 dòng sản phẩm chức năng cao cấp là N46.PLUS, N46.NANO C+.

Năm 2017: Chính thức phân phối bộ 7 sản phẩm vượt trội cung cấp trọn bộ dinh dưỡng cho cây trồng.

Năm 2018: Cán mốc sản lượng 5 triệu tấn.

Năm 2019: Cán mốc 6 triệu tấn Urê.

Năm 2020: Đạt doanh thu kỷ lục 7.666 tỷ đồng. Sản lượng xuất khẩu kỷ lục trên 300 nghìn tấn. Cán mốc 7 triệu tấn Urê.

Mở rộng thương hiệu từ “Đạm Cà Mau” sang “Phân Bón Cà Mau”.

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu DCM nhất?

Khối lượng cổ phiếu DCM đang được niêm yết trên sàn giao dịch là 529.400.000 cổ phiếu.

Cổ đông đang nắm giữ nhiều cổ phiếu DCM nhất hiện nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với 400.023.057 cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ sở hữu 75,56%. Cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu DCM thứ hai là Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Tài chính Dầu khí với tỷ lệ sở hữu 8,52%. Tiếp theo là Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVCB Capital) với tỷ lệ sở hữu 4,97%.

Lịch sử giá cổ phiếu DCM qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu DCM

Lịch sử giá cổ phiếu DCM. Nguồn đồ thị:TVSI

Giá cổ phiếu DCM tạo ấn tượng trong 2 năm gần đây. Trước đó, trong khoảng thời gian dài từ năm 2016 đến 30/03/2020, giá cổ phiếu DCM nhìn chung diễn biến không thực sự khả quan. Sau đó, đặc biệt là từ ngày tháng 7/2021 đến nay, giá cổ phiếu DCM tăng mạnh với mức tăng trưởng gấp khoảng 7 lần so với mức đáy cuối tháng 3/2020.

Giá cổ phiếu DCM cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu DCM cao nhất là 39.200 đồng/cổ phiếu vào ngày 16/11/2020 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu DCM thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu DCM thấp nhất là 4.840 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/03/2020 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu DCM không?

Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau

Năm 2020, lần đầu tiên trên hành trình 9 năm, Nhà máy đã đạt được mức sản lượng sản xuất 934,77 nghìn tấn urê quy đổi, đạt 104% kế hoạch, đạt 107% so với cùng kỳ năm 2019.

Sản lượng tiêu thụ urê quy đổi đạt 1.008,56 nghìn tấn, đạt 112% so với kế hoạch, đạt 119% so cùng kỳ năm 2019. PVCFC đã nỗ lực tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu đi các nước như Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Brazil. Tổng sản lượng xuất khẩu năm 2020 đạt gần 300 nghìn tấn.

Tổng doanh thu ước đạt 7.700 tỷ đồng, đạt 112,9% so với kế hoạch, bằng 106% so cùng kỳ năm 2019.

Lợi nhuận trước thuế ước đạt 716,53 tỷ đồng, đạt 140,8% so với kế hoạch, bằng 156% so cùng kỳ năm 2019.

Mặc dù nhu cầu tiêu thụ trong nước sụt giảm tại hầu hết các khu vực do hạn mặn, thiếu nước… nhưng PVCFC vẫn giữ vững được thị phần tiêu thụ tại các thị trường mục tiêu. Đẩy mạnh xuất khẩu để xâm nhập và từng bước chiếm lĩnh thị phần tại các khu vực Châu Á khác như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ và Brazil…

Dự án đầu tư sản xuất phân bón phức hợp từ urê nóng chảy công suất 300.000 tấn/năm: Tổng tiến độ dự án chậm 1,11% so với kế hoạch do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên nhà bản quyền không thể trực tiếp tham gia tại dự án mà chỉ phối hợp hướng dẫn từ xa. Hiện tại dự án đã tiến hành chạy thử tạo hạt ở chế độ tải thấp 50% và tiếp tục rà soát theo ý kiến của Nhà bản quyền, đánh giá các điểm sửa đổi sau quá trình chạy thử để điều chỉnh trước khi chạy lại.

Luỹ kế 9 tháng năm 2021, doanh thu thuần của Công ty tăng 14% lên 6.048 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, Công ty đạt lãi ròng 819 tỷ đồng, tăng 78% so với 9 tháng năm 2020.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu DCM?

Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu DCM tại ngày 16/11/2021 là 39.200 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 3.920.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của DCM

Vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau hiệu quả, an toàn, ổn định tối ưu công suất. Triển khai nhanh đưa vào sử dụng các chương trình/đề án tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nghiên cứu đa dạng hóa nguồn nguyên, nhiên liệu cho sản xuất urê tăng tính linh hoạt, chủ động và bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vận hành và khai thác hiệu quả phân xưởng NPK, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. Tập trung công tác phát triển thị trường, hệ thống phân phối và tăng độ nhận biết về NPK Cà Mau tại các thị trường mục tiêu, đặc biệt phát triển hiệu quả ở thị trường Tây Nam Bộ.

Xây dựng mô hình kinh doanh mới để gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh nghiên cứu và sớm đưa ra thị trường các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, phù hợp với định hướng chiến lược và lợi thế cạnh tranh của công ty.

Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị Công ty trên cơ sở vận dụng các thông lệ tốt nhất để đảm bảo khai thác các nguồn lực hiệu quả, tạo ra các giá trị bền vững cho Công ty.

Vũ Trang

Cổ phiếu chứng khoán, bất động sản nằm la liệt, VN-Index giảm 18 điểm

Đầu tư   •   Thứ bảy, 20/04/2024, 13:27 PM
Trong phiên hôm nay (19/4), với hơn 400 mã giảm giá trong đó cổ phiếu chứng khoán, bất động sản nằm la liệt khiến VN-Index giảm 18,16 điểm, tiếp đà trượt dốc trong những ngày qua, xuống còn 1.174,85 điểm.

Lợi nhuận Home Credit lao dốc 68%, về mức thấp kỷ lục

Đầu tư   •   Thứ bảy, 20/04/2024, 13:27 PM
Năm 2023, Công ty TNHH MTV Home Credit Việt Nam ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 375,3 tỷ đồng, giảm 68,4% so với năm 2022.

Cổ phiếu lao dốc đồng loạt, VN-Index mất hơn 13 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:57 AM
Áp lực xả hàng từ nhà đầu tư khiến sắc đỏ lan tràn hầu hết khắp thị trường. VN-Index chốt phiên mất 13,14 điểm, đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này.

Bột giặt NET muốn trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 50%

Đầu tư   •   Thứ tư, 03/04/2024, 09:43 AM
CTCP Bột giặt Net dự tính chi khoảng 112 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông sau một năm kinh doanh thuận lợi với kết quả cao kỷ lục.

IDI lên kế hoạch chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Đầu tư   •   Thứ hai, 01/04/2024, 16:39 PM
Ban lãnh đạo IDI đề xuất chia cổ tức năm 2022 và năm 2023 là 20% vốn điều lệ (hơn 455 tỷ đồng), lên kế hoạch lãi sau thuế 276 tỷ đồng.