Lịch sử giá cổ phiếu SJM và những thông tin cần biết
Cổ phiếu SJM của công ty nào?
Cổ phiếu SJM của Công ty Cổ phần Sông Đà 19 được giao dịch trên sàn chứng khoán UPCoM.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Sông Đà 19 (SJM)
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng.
Địa chỉ: Tầng 3, số nhà 8, ngõ 7, đường Chiến Thắng, Phường Văn Quán, Q.Hà Đông, Hà Nội.
Điện thoại: 043 787 6376
Fax: 043 787 63 75
Website: http://songda19.com.vn
Mã chứng khoán: SJM
Ngày giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM: 29/05/2014
Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty Cổ phần Sông Đà 19 là Xí nghiệp xây dựng trang trí nội thất được thành lập từ khi giải phóng năm 1975 thuộc liên hiệp xây dựng số 2, sau này đổi tên thành Công ty xi măng vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng.
Ngày 26 tháng 6 năm 1997, Bộ Xây dựng có quyết định số 387/QĐ về việc thành lập Công ty xây dựng trang trí nội thất Sông Đà 19 thuộc Tổng công ty Sông Đà trên cơ sở Xí nghiệp xây dựng trang trí nội thất thuộc Công ty xi măng vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng.
Ngày 18 tháng 6 năm 2003, Bộ xây dựng có quyết định số 869/QĐ/BTX của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển Công ty thành Công ty cổ phần Sông Đà 19 và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 3203000128 do sở kế hoạch đầu tư TP Đà Nẵng cấp ngày 15 tháng 7 năm 2003. Từ đây Công ty Cổ phần Sông Đà 19 chính thức hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 3.000.000.000 đồng.
Tháng 12 năm 2007, Công ty được Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận nguyên tắc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ngày 09 tháng 01 năm 2008 đã được chấp thuận chính thức với mã cổ phiếu là SJM theo quyết định số 03/GCN-TTGDHN.
Tháng 5 năm 2009, Công ty chuyển trụ sở chính từ 12 Hồ Xuân Hương, Quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng đến Tầng 1, ĐN3, Nhà CT9, KĐT mới Mỹ Đình, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Ngày 15 tháng 1 năm 2011, Công ty được ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng với số lượng cổ phiếu phát hành thêm là 3.500.000 cổ phiếu.
Ngày 15 tháng 6 năm 2011, Công ty được trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán thay đổi lần thứ nhất số 02/2008/GCNCP-VSD-1. Chứng nhận tổng số chứng khoán đã đăng ký của Công ty là 5.000.000 cổ phiếu với tổng giá trị chứng khoán đăng ký là 50.000.000.000 đồng.
Ngày 26/03/2014, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội quyết định hủy niêm yết cổ phiếu của Công ty từ ngày 25/04/2014. Ngày 20/05/2014, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu của Công ty trên sàn UPCoM.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu SJM nhất?
Khối lượng cổ phiếu SJM đang niêm yết trên sàn UPCoM là đang niêm yết: 5.000.000 cổ phiếu.
Cổ đông Mai Quốc Bảo hiện đang là người đang nắm giữ nhiều cổ phiếu SJM nhất với 1.201.694 cổ phiếu, tương đương với 24,03% tỷ lệ sở hữu. Kế sau là cổ đông Nguyễn Việt Dũng với 1.100.000 cổ phiếu, tương ứng 22% cổ phần công ty. Ông Bảo hiện đang nắm giữ chức Tổng giám đốc và là thành viên HĐQT công ty. Thứ ba là cổ đông Lưu Thị Mai đang nắm giữ 242.700 cổ phiếu SJM tương ứng với 4,85% cổ phần.
Lịch sử giá cổ phiếu SJM qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu SJM
Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2008 đến năm 2014, giá cổ phiếu SJM trải qua các đợt biến động giá mạnh với độ dốc cao. Giá cổ phiếu giảm mạnh gần 79% từ lúc lên sàn tới tháng 12 năm 2008 trước khi tăng nhanh trở lại và kết thúc sóng tăng vào tháng 10 năm 2009, rồi lại giảm cho tới khi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội quyết định hủy niêm yết cổ phiếu của Công ty từ ngày 25/04/2014.
Kể từ tháng 5/2014, cổ phiếu SJM được niêm yết trên sàn UPCoM. Giá cổ phiếu SJM duy trì mức tăng chậm nhưng ổn định trong nhiều năm và gần đây có dấu hiệu tăng tốc.
Giá cổ phiếu SJM vào ngày 11/10/2021 là 8.200 đồng/cổ phiếu.
Giá cổ phiếu SJM thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu SJM thấp nhất là 600 đồng/cổ phiếu vào ngày 04/06/2018 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu SJM cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu SJM cao nhất là 42.220 đồng/cổ phiếu vào ngày 21/01/2008 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu SJM không?
Tình hình kinh doanh của SJM
Tổng tài sản của công ty trong năm 2020 là 31.674.159.870 đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Mặt khác, doanh thu thuần của SJM tăng mạnh, cụ thể ghi nhận vào 31/12/2020, doanh thu thuần công ty đạt mức 31.674.159.870 đồng, tăng 341% so với 2019.
Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh giảm 204%, lợi nhuận khác giảm 141%, lợi nhuận trước thuế giảm 196%.
Tại ngày 31/12/2020, toàn bộ số lượng cổ phần của Công ty đều thuộc loại chuyển nhượng tự do. Công ty không có cổ phiếu niêm yết tại nước ngoài,
Năm 2020, Công ty lỗ 1.642.579.635 đồng, đồng chủ yếu do lỗ từ hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS): 580.009.256 đồng và trong năm Công ty đạt Doanh thu thấp do không có công ăn việc làm nhưng vẫn phải thực hiện chi trả chi phí quản lý: 948.446.716 đồng.
Trong những năm qua, Công ty gặp rất nhiều khó khăn do không có dự án, công trình gối đầu, các công trình từ trước đã thi công xong. Mặt khác, công tác nghiệm thu thanh quyết toán tại các công trình dù đã được lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm. Đối với các khoản dở dang và công nợ phải thu, Công ty đã thành lập bộ phận thu vốn do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo các bộ phận thu hồi công nợ và tập trung đặc biệt vào các công trình có giá trị như Dự án Nam Xa La, Thăng Long - Victory, Thuỷ điện Lai Châu… nhưng vẫn rất chậm chễ, trong khi đó duy trì bộ máy để phục vụ công tác thu hồi vốn.
Tính đến 31/12/2020, tổng nợ của Công ty là 26,976 tỷ đồng, bằng 85,16% tổng nguồn vốn. Trong đó, Nợ ngắn hạn chiếm 100% trong tổng nợ là do tình hình thu hồi vốn tại các công trình chậm, các nguồn tín dụng bị hạn chế làm cho tăng công nợ phải trả khách hàng và các khoản công nợ khác.
Lũy kế 9 tháng năm 2021, SJM không ghi nhận doanh thu thuần. Lợi nhuận trước thuế đạt 3,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2020 lỗ 559 triệu đồng.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu SJM?
Sàn UPCoM hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu SJM tại ngày 09/11/2021 là 8.200 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 820.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của SJM
Các mục tiêu chủ yếu:
Sắp xếp, cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư dài hạn trong đó xem xét thoái một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư vào các Công ty liên kết;
Giữ mối liên hệ tốt với Chủ đầu tư nhằm phát triển thêm các công trình mới trong lĩnh vực thi công;
Tiếp tục tạo niềm tin và duy trì tốt mối quan hệ với các tổ chức tín dụng là đối tác chiến lược, để duy trì nguồn vốn vay tín dụng ổn định đáp ứng nhu cầu vốn thi công các công trình;
Tập trung công tác thu hồi công nợ thông qua việc thúc đẩy mạnh hoạt động của bộ phận thu hồi công nợ, đặc biệt tập trung vào việc thu hồi công nợ các dự án tại khu vực miền trung và có biện pháp mạnh để giải quyết nợ khó đòi;
Tính toán phân bổ hợp lý các nguồn vốn trong từng thời gian cụ thể cho từng công trình, dự án nhằm đạt hiệu quả cao nhất
Chiến lược phát triển trung, dài hạn:
Xây dựng kế hoạch tìm kiếm việc làm trong giai đoạn tiếp theo trên cơ sở nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh tế của các vùng¸ ngành, địa phương;
Công ty chú trọng tập trung lĩnh vực hoạt động sở trường là xây lắp, nhận thầu thi công các công trình xây dựng trong và ngoài nước qua đó tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, đồng thời tăng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động này;
Đẩy mạnh mảng đầu tư và hợp tác đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, đánh giá đây là mảng sẽ có lợi nhuận trong tương lai lớn nhất.
Thành lập và sắp xếp lại các Phòng nghiệp vụ nhằm đưa công ty trở thành Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực và mang lại hiệu quả cao thông qua việc triển khai thêm các lĩnh vực mới