Thứ bảy, 20/04/2024, 14:13 PM
Đầu tư   •   Thứ hai, 25/10/2021, 14:25 PM  •  25/10/2021, 14:25

Cổ phiếu LPB: Khuyến nghị KHẢ QUAN, giá mục tiêu 28.900 đồng/cổ phiếu

Báo cáo phân tích cổ phiếu LPB của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC).

Cổ phiếu LPB: Khuyến nghị KHẢ QUAN, giá mục tiêu 28.900 đồng/cổ phiếu

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo phân tích cổ phiếu LPB của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tại đây.

Tóm tắt nội dung:

"Chi phí dự phòng tăng mạnh trong quý 3, nhưng đà tăng đã được hình thành từ nửa đầu năm

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) đã công bố KQKD 9 tháng đầu năm 2021 với LN trước dự phòng (PPOP) đạt 3,7 nghìn tỷ đồng (+78,9% YoY) và lợi nhuận ròng là 2,2 nghìn tỷ đồng (+59,7% YoY), lần lượt hoàn thành 75,7% và 81,3% dự báo 2021 của chúng tôi . LNST tăng chủ yếu do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 33,8% YoY, (2) thu nhập phí thuần (NFI) tăng 52,9% YoY, (3) lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối tăng 85,9% YoY (từ mức cơ sở thấp), (4 ) lãi 7 tỷ đồng từ đầu tư chứng khoán so với khoản lỗ 62 tỷ đồng trong 9 tháng 2020, và (5) chi phí HĐKD (OPEX) tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn đáng kể so với mức tăng của tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) là 34,9%; các khoản này bị ảnh hưởng một phần bởi chi phí dự phòng tăng 176% YoY. So với quý 3/2020, LNST quý 3/2021 chỉ tăng nhẹ lên 611 tỷ đồng (+3,7% YoY) chủ yếu do chi phí dự phòng tăng 157% YoY. Chúng tôi sẽ cần thảo luận với LPB về dư nợ cho vay được tái cơ cấu lại trong quý 3/2021 cũng như bất kỳ khả năng hình thành nợ xấu nào trong các quý tương lai do tác động của COVID-19, theo đánh giá của ngân hàng. Tại thời điểm này, chúng tôi cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo hiện tại của chúng tôi cho lợi nhuận năm 2021 của LPB, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

NIM tiếp tục có xu hướng thuận lợi YoY nhưng giảm so với quý trước (QoQ) do các biện pháp hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh đợt dịch COVID-19 thứ tư, theo quan điểm của chúng tôi. LPB báo cáo NIM 9 tháng đầu năm 2021 đạt 3,54% (+35 điểm cơ bản YoY), chủ yếu là nhờ (1) chi phí huy động (COF) giảm 62 điểm cơ bản YoY cao hơn mức giảm 25 điểm cơ bản YoY của lợi suất tài sản sinh lãi (IEA) và (2) tốc độ của tăng trưởng cho vay trong 9 tháng đầu năm 2021 cao hơn so với tăng trưởng huy động (lần lượt là 10,88% và 2,47%). Chúng tôi cho rằng xu hướng thuận lợi của NIM 9 tháng 2021 YoY là do (1) độ trễ của mức giảm lãi suất cho vay so với mứcgiảm lãi suất huy động sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) giảm trần lãi suất huy động vào năm 2020 và (2) LPB tiếp tục chuyển hướng sang khách hàng bán lẻ. Tính theo cơ sở QoQ, NIM giảm 24 điểm cơ bản chủ yếu do (1) lợi suất IEA giảm 22 điểm cơ bản mà chúng tôi cho rằng chủ yếu là do các chương trình cắt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng trong quý 3 năm 2021 theo lời kêu gọi của NHNN và (2) COF tăng 5 điểm cơ bản.

Tăng trưởng NFI thuần trong quý 3/2021 chững lại nhưng kết quả 6 tháng đầu năm 2021 mạnh mẽ giúp giữ mức tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2021 ở mức 2 chữ số. LPB đã báo cáo mức tăng trưởng 1 chữ số trong quý 3/2021 với NFI thuần tăng 5,3% YoY, đây là mức tăng trưởng YoY thấp nhất trong 4 năm qua. Chúng tôi cho rằng tăng trưởng NFI thuần trong quý 3/2021 chững lại là do doanh số bancasurrance giảm do việc giãn cách xã hội ở Hà Nội và miền Nam. Tuy nhiên, tăng trưởng NFI thuần trong 9 tháng năm 2021 vẫn duy trì ở mức cao 52,9% YoY nhờ KQKD trong nửa đầu năm tăng mạnh. Thu nhập ngoài lãi (NOII) 9 tháng 2021 đạt 703 tỷ đồng (+45,6% YoY), ngoài đóng góp từ tăng trưởng NFI thuần - là nhờ (1) lãi từ giao dịch ngoại hối tăng 85,9% YoY (từ mức cơ bản thấp) và (2) 7 tỷ đồng lãi từ đầu tư chứng khoán so với khoản lỗ 62 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2020.

Chi phí dự phòng 9 tháng đầu năm 2021 tăng 176% YoY lên 887 tỷ đồng, mà chúng tôi cho rằng chủ yếu liên quan đến chi phí dự phòng bổ sung cho các khoản vay được tái cơ cấu theo Thông tư 03.

Các chỉ số chính thức về chất lượng tài sản đi ngang trong quý 3/2021. Tỷ lệ nợ xấu quý 3 năm 2021 là 1,42% (+8 điểm cơ bản QoQ và -22 điểm cơ bản YoY). Tỷ lệ bao phủ nợ (LLR) quý 3/2021 tăng lên 98,2% (+2 điểm % QoQ và +25 điểm % YoY). Lãi dự thu trên IEA trong quý 3/2021 giảm còn 2,62% (-6 điểm cơ bản QoQ và -38 điểm cơ bản YoY). Trong khi đó, nợ Nhóm 2 trên khoản vay gộp tăng nhẹ lên 0,86% (+5 điểm cơ bản QoQ và +12 điểm cơ bản YoY). LPB đã dùng 5 tỷ đồng dự phòng để xử lí nợ xấu trong quý 3/2021. Tính đến 9 tháng đầu năm 2021, LPB đã sử dụng 194 tỷ đồng dự phòng để xử lí nợ xấu - tương đương với tỷ lệ xử lý nợ trên khoản vay gộp là 0,21%".


Theo Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC)

Lợi nhuận Home Credit lao dốc 68%, về mức thấp kỷ lục

Đầu tư   •   Thứ bảy, 20/04/2024, 13:27 PM
Năm 2023, Công ty TNHH MTV Home Credit Việt Nam ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 375,3 tỷ đồng, giảm 68,4% so với năm 2022.

Cổ phiếu lao dốc đồng loạt, VN-Index mất hơn 13 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:57 AM
Áp lực xả hàng từ nhà đầu tư khiến sắc đỏ lan tràn hầu hết khắp thị trường. VN-Index chốt phiên mất 13,14 điểm, đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này.

Bột giặt NET muốn trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 50%

Đầu tư   •   Thứ tư, 03/04/2024, 09:43 AM
CTCP Bột giặt Net dự tính chi khoảng 112 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông sau một năm kinh doanh thuận lợi với kết quả cao kỷ lục.

IDI lên kế hoạch chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Đầu tư   •   Thứ hai, 01/04/2024, 16:39 PM
Ban lãnh đạo IDI đề xuất chia cổ tức năm 2022 và năm 2023 là 20% vốn điều lệ (hơn 455 tỷ đồng), lên kế hoạch lãi sau thuế 276 tỷ đồng.

FPT dự kiến chia cổ tức 20% bằng tiền mặt

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:48 PM
FPT sẽ chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, trong đó công ty đã chi trả 10% trong năm vừa qua và dự kiến sẽ trả 10% còn lại sau khi ĐHCĐ phê duyệt.