Cổ phiếu CTG: Quý 3 lợi nhuận khả quan hơn quý 2
Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo phân tích cổ phiếu CTG của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT tại đây.
Nội dung tóm tắt:
"Lợi nhuận tăng nhẹ trong Q3/21
Thu nhập lãi thuần (NII) Q3/21 tăng 8,7% svck nhờ tăng trưởng tín dụng 12,6% svck và cải thiện NIM 22 điểm cơ bản svck. Tuy nhiên, thu nhập ngoài lãi (NonII) giảm nhẹ 2% svck khi thu nhập từ hoạt động thu hồi nợ xấu giảm 34,3% svck do giãn cách xã hội trong Q3/21. Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh (TOI) tăng 6,5% svck đạt 12.255 tỷ đồng khi chi phí hoạt động giảm nhẹ 2,7% svck. Chi phí dự phòng Q3/21 tăng 14,2% svck, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 222,0% svck trong Q2/21. Kết quả, LN ròng Q3/21 tăng 5,3% svck đạt 2.460 tỷ đồng, khả quan hơn hơn mức giảm 38,2% svck trong Q2/21.
Chất lượng tài sản ảnh hưởng khi dịch bệnh kéo dài
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng lên mức 1,67% vào cuối Q3/21 từ mức 1,24% cuối Q2/21 và 0,94% cuối Q4/20. Chúng tôi nhận thấy nợ xấu nhóm 4 tăng vọt 522% svck trong khi nợ xấu nhóm 5 giảm 15% svck tại cuối Q3/21. Kết quả, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm 118,6% svck tại cuối Q3/21 từ mức 129,0% cuối Q2/21 và 132,0% cuối Q4/20. Tỷ lệ xóa nợ tăng lên 1,00% trong 9T21 từ mức 0,94% trong 9T20 và 0,69% trong năm 2020.
Chúng tôi giảm dự phóng 2021 khi chi phí dự phòng cao hơn dự kiến
Tăng trưởng tín dụng đạt 6,3% sv đầu năm trong 9T21, cao hơn mức 1,8% trong 9T20, chủ yếu do cho vay tăng 6,8% sv đầu năm và 13,2% svck (tăng mảng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ & FDI). Chi phí dự phòng tăng vọt 22,2% svck đạt 14.004 tỷ đồng, cao hơn mức dự báo cũ của chúng tôi. Kết quả, LN ròng 9T21 tăng 34,2% svck đạt 11.172 tỷ đồng, tương đương 66,4% dự báo cũ của chúng tôi. Chúng tôi chỉ điều chỉnh chi phí dự phòng trong năm 2021 nhằm phản ánh tác động của dịch Covid-19 và chi phí dự phòng thực tế cao hơn so với dự kiến trong 9T21. Bên cạnh đó, chúng tôi giữ nguyên dự báo trong năm 2022 - 2023 khi đánh giá nền kinh tế phục hồi từ năm 2022. Kết quả, LN ròng 2021 giảm 21,2% so với dự báo cũ.
Giữ khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 41.700 đồng
Giảm giá mục tiêu về mức 41.700 đồng/cp (+0,7% giá mục tiêu cũ) khi thay đổi dự phóng 2021 và áp dụng P/B cho năm 2022. Giá mục tiêu dựa trên định giá thu nhập thăng dư (Chi phí vốn: 13%, Tăng trưởng dài hạn: 4%) và P/B năm 2022 là 1,6x với tỷ trọng bằng nhau. Tiềm năng tăng giá là NIM hoặc tín dụng tăng cao hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá là chi phí vốn cao hơn dự kiến.
Mặc dù NIM giảm về mức 2,79% trong Q3/21 từ mức 3% trong Q2/21, NIM 9T21 vẫn tăng 47 điểm cơ bản lên mức 3,2%. Chi phí sử dụng vốn (CoF) 9T21 giảm 130 điểm cơ bản về mức 3,31% khi ngân hàng hạ lãi suất tiền gửi từ 0,4 – 1,3% tất cả các kỳ hạn. Kết quả, NII 9T21 tăng 24,1% svck đạt 31.393 tỷ đồng, đạt 78,6% dự báo cả năm của chúng tôi.
Thêm vào đó, Non-II 9T21 tăng 14,4% svck đạt 7.869 tỷ đồng chủ yếu do thu nhập từ thu hồi nợ xấu tăng 60,3% svck.
Tuy nhiên, chi phí dự phòng 9T21 tăng 22,2% svck đạt 14.004 tỷ đồng trong khi tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giảm xuống 28,9% từ mức 32,2% trong 9T20. Kết quả, LN ròng 9T21 tăng 34,2% svck đạt 11.172 tỷ đồng – cao thứ 2 trong số các ngân hàng có vốn nhà nước niêm yết trên sàn."