Thứ sáu, 22/11/2024, 07:22 AM
Đầu tư   •   Thứ bảy, 16/10/2021, 10:28 AM  •  16/10/2021, 10:28

Cập nhật ngành thép: Báo cáo triển vọng quý IV/2021

Báo cáo cập nhật ngành thép của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS).

Cập nhật ngành thép: Báo cáo triển vọng quý IV/2021

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo cập nhật ngành thép của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) chi tiết tại đây.

Nội dung tóm tắt:

"1. BIẾN ĐỘNG GIÁ THÉP VÀ NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO

Giá thép đã chững lại sau nhịp tăng liên tục từ đầu năm

Giá thép đã tăng liên tục từ đầu năm cho đến tháng 5/2021 do sự gián đoạn về cung ứngthép trên toàn cầu. Hiện tại, giá thép đã đi vào giai đoạn chững lại sau nhịp tăng từ đầu năm và duy trì ở mức 660 USD/tấn với thép thanh và 900 USD/tấn với thép HRC.

Giá nguyên liệu đầu vào ngành thép diễn biến trái chiều

Quặng sắt: sau khi tăng liên tục từ đầu năm thì giá quặng giảm mạnh từ đỉnh tháng 7 xuống còn 107 USD/tấn (về mức đầu năm 2021), do Trung Quốc tiến hành cắt giảm sảnxuất thép từ cuối tháng 7.

Than cốc: giá than liên tục tăng mạnh từ đầu năm, do nhu cầu kinh tế phục hồi vượt quádự báo, cùng với đó là việc Trung Quốc hạn chế nhập khẩu than từ Úc.

Thép phế: vẫn đi cùng xu hướng với giá thép hiện tại, đạt 451 USD/tấn.

2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THÉP

Tiêu thụ 7 tháng đầu năm tại thị trường Việt Nam

Sản lượng tiêu thụ thép nội địa trong 6 tháng đầu năm tiêu thụ khá tốt với tăng trưởng tiêu thụ +30,6% yoy. Tuy nhiên, bước sang tháng 7, với tình hình giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến hoạt động xây dựng và gây khó khăn trong tiêu thụ thép trong nước, đặc biệt là tại các tỉnh miền Nam

Xuất khẩu sắt thép tăng trưởng ấn tượng

Ngược với đà tiêu thụ ảm đạm tại thị trường trong nước thì thị trường xuất khẩu từ đầu năm tăngtrưởng rất ấn tượng, trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu các sản phẩm sắt thép đạt 4,1 triệu tấn(+78,2% yoy) và đạt 1,5 tỷ USD (+250% yoy). Động lực tăng trưởng đến chủ yếu từ việc xuất khẩu sang các nước Châu Âu và Mỹ.

3. SẢN XUẤT THÉP TRUNG QUỐC

Sản lượng sản xuất tăng

Sản lượng sản xuất của Trung Quốc đã tăng mạnh khi tỷ lệ huy động sản xuất liên tục tăng từ 86,4% năm 2019 lên 94,8% cho thời điểm hiện tại, bất chấp ảnh hưởng của COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ huy động đã giảm dần từ tháng 7 do các chính sách mới của Trung Quốc

Chính sách hướng tới bảo vệ môi trường tiến tới giảm nguồn cung thép

Sản xuất thép thuộc nhóm ngành phát thải carbon lớn trên thế giới. Trung Quốc với định hướng giảm phát thải carbon với mục tiêu cắt giảm thêm 13,5% tiêu thụ năng lượng/GDP và 18% lượng phát thải CO2/GDP cho giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng không khí (Olympic Blue) để chuẩn bị cho Thế Vận Hội mùa Đông 2022. Cụ thể các biện pháp như sau:

3/2021: 23 nhà sản xuất lớn tại Đường Sơn được yêu cầu cắt giảm sản lượng 30-50% trong năm 2021. Lệnh cắt giảm dự kiến kéo dài cho đến hết tháng 3/2022

5/2021: Cắt hoàn toàn chính sách hoàn thuế xuất khẩu thép ( từ 13% giảm về 0%) cho 23 sản phẩm (chủ yếu là dạng thép dẹt) khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu thép bị giảm mạnh. Chung tôi cũng lưu ý, trong giai đoạn chính sách hoàn thuế còn hiệu lực (2019) chênh lệch giữa giá HRC Trung Quốc và HDG Châu Âu khoảng 30%, chi phí cán HRC và vận chuyển chiếm 15% giá thành HDG và do vậy biên lợi nhuận gộp của các nhà xuất khẩu thép HDG với đầu vào HRC chỉ khoảng 2-3%.

4. SẢN XUẤT THÉP CHÂU ÂU & BẮC MỸ

Tỷ lệ huy động dần hồi phục trở lại mức bình thường

Từ năm 2020, do ảnh hưởng bởi COVID-19 khiến cho các nhà máy thép phải ngừng hoạt động hoặc giảm sản lượng. Sang năm 2021, nền kinh tế các nước dần hồi phục và mở cửa trở lại, đi kèm với các chính sách đầu tư công đã làm nhu cầu tiêu thụ sắt thép tăng mạnh giúp thúc đẩy các nhà máy quay trờ lại hoạt động. VCBS ước tính vào kết thúc cuối năm 2021 thì nguồn cung thép tại 2 thị trường này sẽ trở lại về mức trước đại dịch

Chính sách tự vệ khiến cho giá thép tại các thị trường này giữ ở mức cao

Từ năm 2018, việc sử dụng các biện pháp tự vệ đối với ngành thép để bảo vệ ngành thép trong nước được bắt đầu từ thời tổng thống Trump (bắt đầu từ 23/03/2018). Sau đó, EU đã bắt đầu mở cuộc điều tra thép nhập khẩu (26/03/2018) và chính thức áp hạn mức quota (02/02/2019).

Châu Âu: EU áp hạn mức quota với các sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường này (hạn mức quota dựa trên sản lượng nhập khẩu của các quốc gia năm trước +5%), quốc gia có sản lượng xuất khẩu vào EU vượt quá mức quota được cấp thì sẽ bị chịu mức áp thuế 25%.

Mỹ: Mỹ áp thuế 25% với các sản phẩm thép nhập khẩu từ bên ngoài (trừ Canada và Mexico). Tuy nhiên, Mỹ là nước nhập khẩu ròng thép lớn nhất thế giới.

=> Việc áp dụng các biện pháp bảo về đã giúp nâng tỷ lệ huy động sản xuất thép của cả Mỹ và Châu Âu. Đặc biệt tại Mỹ khi mà trước khi áp dụng biện pháp tự vệ thì các nhà máy chỉ chạy 70% công suất (dưới mức 85% công suất để bắt đầu có lợi nhuận). Nhưng điều này khiến cho giá thép tại 2 thị trường này cao hơn trung bình của thế giới.

5. CHÊNH LỆCH GIÁ BÁN GIỮA CÁC THỊ TRƯỜNG

Giá thép tại các thị trường có sự chênh lệch lớn với nhau

Giá thép tại các thị trường tại thời điểm năm 2019 không có quá nhiều sự khác biệt, tuy nhiên từ khi bước vào năm 2020, diễn biến giá thép giữa các thị trường đã có sự thay đổi đáng kể, theo VCBS đánh giá, nguyên nhân đến từ 3 yếu tố chính:

(1) Thay đổi trong chính sách của Trung Quốc khi hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường đã cắt giảm nguồn cung thép toàn cầu. Đặc biệt là khi Trung Quốc vừa là nước sản xuất và tiêu thụ thép số một thế giới.

(2) Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn, giá cước vận chuyển tăng cao đi cùng thời gian vận chuyển kéo dài khiến cho giá các vật liệu khi vận chuyển tăng cao (

3) Tỷ lệ công nghệ sản xuất khác nhau, tại Mỹ và Châu Âu thì tỷ lệ sản xuất thép bằng công nghệ EAF cao hơn nhiều so với khu vực Châu Á. Hiện tại, giá thành sản xuất thép BOF hiện tại ước tính thấp hơn khoảng 20% so với giá thành sản xuất từ lò EAF".


Theo Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thươ

FSC: Rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn ở mức cao

Đầu tư   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:14 PM
Chỉ báo tâm lý tăng lên gần vùng lạc quan quá mức hôm 28/5, dấu hiệu cho thấy rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn cao, theo FSC.

VN-Index "bay màu" gần 9,1 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:13 PM
VN-Index giảm gần 9,1 điểm (tương đương 0,71%) xuống còn 1.272,6 điểm. Toàn sàn HoSE có 260 mã giảm so với 182 mã tăng và 61 mã đi ngang.

Cổ phiếu AAH giảm sàn sau 7 phiên tăng trần

Đầu tư   •   Thứ sáu, 17/05/2024, 10:34 AM
Thị giá cổ phiếu AAH đã tăng trần một mạch từ ngày 8/5 đến 15/5, rồi giảm sàn xuống mức 5.900 đồng trong ngày 16/5.

Chỉ số VN-Index có thể tiếp tục lên ngưỡng 1.250 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 17/05/2024, 10:03 AM
TPB dự báo chỉ số VN-Index có thể tiếp tục tiến lên ngưỡng kháng cự 1.250, song BSC nhận định áp lực chốt lãi có thể xuất hiện ở ngưỡng này.

VN-Index giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Đầu tư   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:58 PM
Kết phiên giao dịch 26/4, chỉ số VN-Index tăng 4,55 điểm, giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ.