Thứ ba, 26/03/2024, 08:43 AM
Đầu tư   •   Thứ tư, 13/10/2021, 17:04 PM  •  13/10/2021, 17:04

Cập nhật ngành than: Than ngoại lập đỉnh, than nội đủng đỉnh

Báo cáo cập nhật ngành than của Công ty Chứng khoán SSI.

Cập nhật ngành than: Than ngoại lập đỉnh, than nội đủng đỉnh

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo cập nhật ngành than của Công ty Chứng khoán SSI chi tiết tại đây.

Nội dung tóm tắt:

"Tóm tắt

Theo ghi nhận của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), nhu cầu than toàn cầu trong 9 tháng năm 2021 mặc dù chỉ tăng 4,5% YoY sau khi giảm 5% YoY trong năm 2020, nhưng giá than trung bình thế giới đã tăng mạnh 110% so với cùng kỳ và 75% so với đầu năm, lập kỷ lục cao nhất trong lịch sử. Nguyên nhân của cơn sốt than toàn cầu đến từ (1) căng thẳng thương mại Trung Quốc – Úc và các lệnh hạn chế nhập khẩu than của Trung Quốc, (2) nguồn cung than và các nguyên liệu đốt khác phục hồi chậm trong tình hình dịch bệnh phức tạp, (3) Trung Quốc tiếp tục thắt chặt kiểm soát ô nhiễm ở các ngành công nghiệp nặng. Trong năm 2022, dựa trên dự báo của IEA và Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, sản lượng tiêu thụ than toàn cầu sẽ tăng nhẹ 2% YoY, và giá than thế giới sẽ chỉ cao hơn 7% YoY so với trung bình năm 2021 khi thị trường than dần hạ nhiệt nhờ nguồn cung bắt đầu tăng nhanh từ nhiều mỏ than mới được cấp phép ở các quốc gia.

Nguyên nhân của cơn sốt giá than

Trên thực tế, cơn sốt giá than không đến từ vấn đề thiếu hụt nguồn cung than. Theo số liệu của IEA năm 2020, thế giới sản xuất 7,9 tỷ tấn than và chỉ tiêu thụ 7,2 tỷ tấn, và trong 9 tháng đầu năm 2021, thế giới sản xuất khoảng 6,2 tỷ tấn trong khi chỉ tiêu thụ 5,8 tỷ tấn. Do đó, cơn sốt giá than phần lớn đến từ ba yếu tố:

Căng thẳng Trung Quốc – Úc và các lệnh hạn chế nhập khẩu làm gián đoạn thị trường thương mại than: Năm 2020, sản lượng than giao dịch giữa các nước là 1,5 tỷ tấn than (21% nhu cầu tiêu thụ toàn cầu). Nhu cầu than nhập khẩu thường xuyên chiếm tỷ lệ lớn trong tiêu thụ toàn cầu, do đó, giá than tại nhiều nước sản xuất than lớn như Trung Quốc, Indonesia, Úc đặt giá xuất khẩu tại các cảng làm giá tham khảo cho thị trường nội địa. Tháng 6/2020, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm nhập khẩu than Úc (than Úc chiếm tới 62% giá trị nhập khẩu than của Trung Quốc năm 2019) tại tất cả các cảng khiến sản lượng nhập khẩu than từ Úc giảm gần về mức 0 kể từ tháng 10/2020, và giá than tại các cảng lớn như Đại Liên, Tần Hoàng Đảo tăng mạnh, ảnh hưởng tới giá tham chiếu ở thị trường nội địa. Bên cạnh đó, lệnh cấm nhập khẩu than Úc cũng khiến nhu cầu và giá than tại những đối tác còn lại của Trung Quốc như Indonesia, Nga, Mông Cổ cũng tăng đột biến, dẫn tới cơn sốt giá than trên diện rộng.

Nguồn cung than và các nhiên liệu đốt khác hồi phục chậm do dịch Covid: Hoạt động khai thác than tại các nước bị ảnh hưởng đáng kể trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Bởi vì hoạt động khai thác cần sử dụng một lượng lớn lao động trong môi trường chật hẹp, dẫn tới việc nhiều nước như Úc, Ấn Độ, Indonesia, Nga phải tạm dừng khai thác ở các mỏ trong khoảng 2 – 3 tháng trong năm2021 để giãn cách xã hội. Đồng thời, việc xuất khẩu than cũng trở nên khó khăn khi giá cước vận tải tăng vọt và thiếu nhân lực đểvận chuyển than đến cảng, các chuyến tàu chở than thường bị trễ lịch 3 – 4 tuần so với lịch trình và những đơn vị ở Úc và Trung Quốc buộc phải tìm cách trao đổi than qua nước thứ ba như Ấn Độ, Indonesia, Nga. Theo dữ liệu ước tính của IEA và Argus, trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu than toàn cầu chỉ tăng được 3,2% YoY, so với mức giảm 8,5% YoY cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, các nhiên liệuđốt khác như khí đốt, dầu mỏ cũng gặp tình trạng gián đoạn tương tự, dẫn tới hiện tượng một số doanh nghiệp bắt đầu tích trữ quámức than và các nhiên liệu đốt, khiến giá và nhu cầu bị thổi phồng quá mức. Từ giữa năm 2021, nhận thấy có nhiều doanh nghiệp tích trữ quá mức than so với nhu cầu thực tế, chính phủ Trung Quốc đã liên tục kiểm tra đột xuất tại các cảng nhập khẩu than lớn đểhạn chế tình hình này.

Trung Quốc tiếp tục thắt chặt kiểm soát ô nhiễm ngành than: Trong năm 2020 và 2021, Trung Quốc tái khởi động các chính sách cắt giảm công suất than bằng cách hợp nhất nhiều mỏ than và cắt giảm những mỏ than nhỏ có công suất dưới 600 nghìn tấn/năm ở tất cả các tỉnh. Reuters theo đó ước tính công suất than sang năm 2021 của Trung Quốc do đó đã giảm đi 1,4% YoY. Mặc dù phần công suất cắt giảm tương đối nhỏ so với Trung Quốc, nhưng vì nước này chiếm tới ~50% thị phần sản xuất than thế giới, nên ảnh hưởng lớn tới nhu cầu và giá than tại những nước còn lại. Tuy nhiên, hiện tại chỉnh phủ Trung Quốc đã tạm dừng thắt chặt công suất để ưu tiên hạ nhiệt giá than trong nước".


Theo Công ty Chứng khoán SSI

FPT dự kiến chia cổ tức 20% bằng tiền mặt

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:48 PM
FPT sẽ chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, trong đó công ty đã chi trả 10% trong năm vừa qua và dự kiến sẽ trả 10% còn lại sau khi ĐHCĐ phê duyệt.

KBSV: Xác suất chỉ số VN-Index vượt đỉnh đang giảm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:47 PM
Sự suy yếu của lực cầu và sự thiếu nhóm dẫn dắt sẽ khiến cho xác suất vượt đỉnh của chỉ số VN-Index ngày càng giảm và rủi ro đảo chiều ngày càng tăng.

"Cổ phiếu vua" bứt tốc, VN-Index tăng hơn 16 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:39 PM
Sắc xanh gần như bao trùm bảng giao dịch điện tử hôm nay khi toàn sàn HoSE có 379 mã tăng giá. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục kéo VN-Index tăng mạnh, vượt mốc 1.270 điểm.

Chỉ số VN-Index có thể tích lũy quanh vùng 1.235-1250 điểm

Đầu tư   •   Thứ năm, 14/03/2024, 13:50 PM
Chứng khoán AIS dự báo, trong phiên tiếp theo, chỉ số VN-Index có thể tích lũy quanh vùng 1.235-1.250 điểm để kiểm định lại cung cầu ngắn hạn.

Giá vàng giảm sốc gần 2 triệu đồng/lượng, người mua lỗ nặng

Đầu tư   •   Thứ năm, 14/03/2024, 13:50 PM
Vàng SJC giảm mạnh 1,5 triệu đồng/lượng, cùng lúc đó, vàng nhẫn lao dốc tới 2 triệu đồng/lượng so với phiên hôm qua. Người mua lỗ ngay 4 triệu đồng chỉ sau một ngày.