Thứ năm, 02/05/2024, 13:29 PM
Tài chính cá nhân   •   Chủ nhật, 31/10/2021, 10:04 AM  •  31/10/2021, 10:04

Cân nhắc chi phí cơ hội để chi tiêu thông minh hơn

Chi phí cơ hội luôn hiện hữu trong mọi quyết định của chúng ta. Chúng ta luôn cần cân nhắc tới các chi phí cơ hội để chi tiêu thông minh.

Mỗi lựa chọn bạn đưa ra luôn đi kèm với những chi phí đánh đổi hay còn gọi là chi phí cơ hội.

Bởi lẽ khi bạn quyết định mua một món đồ, bạn đang bỏ qua cơ hội để mua một món đồ khác. Thông qua việc chọn lọc, bạn đã quyết định mua món đồ này thay vì món đồ kia. Đó chính là chi phí cơ hội, là những gì chúng ta phải đánh đổi để có được một thứ khác.

Giả sử bạn đang sở hữu một công ty vận chuyển. Bạn có 500 triệu đồng để mua thiết bị mới. Bạn có thể mua một chiếc xe tải nhỏ, thích hợp để phân phối hàng hóa đến các khu vực nội thành. Nhưng bạn cũng muốn thay thế dàn máy tính đã cũ ở trụ sở công ty. Bất kể quyết định là gì, bạn cũng sẽ phải hi sinh mặt ngược lại. Đây chính là cách chi phí cơ hội vận hành.

Không chỉ gắn liền với các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, chi phí cơ hội luôn cần tính tới trong việc quản lý tài chính cá nhân.

Khi bạn mua một món đồ, tiền sẽ không thể dùng cho các mục đích khác. Nếu bạn mua một căn nhà với khoản tiền thế chấp là 15 triệu đồng mỗi tháng, bạn sẽ không thế tiết kiệm khoản tiền đó cho các mục đích khác như tiết kiệm cho thời kỳ nghỉ hưu hay đi du lịch.

Chi phí cơ hội không tốt nhưng cũng không xấu. Chúng đơn giản là cái giá mà bạn phải trả cho các lựa chọn của mình. Vấn đề ở chỗ: khi bạn đưa ra các lựa chọn theo phản xạ và không tính toán trước, chúng sẽ tạo ra thói quen xấu.

Mỗi khi bạn dùng tiền, bạn luôn phải trả một chi phí cơ hội đi kèm. Nhưng nếu bạn không hài lòng với quyết định mình đã đưa ra, bạn sẽ lãng phí không chỉ tiền bạc mà cả nhưng cơ hội để mua những món đồ khác.

Chi phí cơ hội và sự kỳ diệu của lãi kép

Giá của món đồ mà bạn định mua sẽ thường bao gồm chi phí sản xuất, thặng dư và thuế. Nếu bạn định mua một chiếc xe tải với giá 2,3 tỷ đồng, một phần số tiền sẽ vào túi của nhà sản xuất, nhà phân phối và chính phủ. Ngoài ra, người lao động còn phải đối mặt với các khoản thuế khác như thuế thu nhập hay thuế tài sản.

Một đồng tiết kiệm luôn có giá trị hơn một đồng tiêu.

Thay vì tiêu xài một cách hoang phí để thỏa mãn nhu cầu hiện tại của mình, bạn có thể  bỏ tiền vào các tài sản đầu tư và để nó tăng trưởng trong tương lai. Như vậy, bạn có thể tránh được các khoản phí phải trả thêm so với những món hàng bạn định mua như thuế và thặng dư dịch vụ.

Một đồng bạn cho vào khoản đầu tư của mình, khi được quản lý đủ tốt, nó sẽ tăng trưởng, sau 30 năm, nó sẽ trở thành bảy đồng thậm chí còn hơn. Đó chính là sức mạnh của lãi kép - thứ được Albert Einstein miêu tả là kỳ quan thứ tám của thế giới và là động lực của vũ trụ.

Hãy xem cách mà chi phí cơ hội cùng lãi kép kết hợp với nhau:

Chi phí cơ hội và quá trình tích lũy tài sản

Như đã nói, để kiếm được một đồng, bạn phải làm nhiều hơn một đồng do các điều luật về thuế và quy luật thặng dư trong lao động. Và nếu bạn tiêu xài số tiền đó sai mục đích, bạn sẽ đánh mất thêm một phần giá trị của đồng tiền đó.

Bên cạnh đó, mỗi năm, nền kinh tế luôn ghi nhận lạm phát. Vì thế, mỗi đồng tiền bạn có hôm nay sẽ có giá trị hơn ngày mai. Nếu bạn chi tiêu sai lầm một đồng trong hôm nay, bạn sẽ mất nhiều hơn thế trong tương lai.

Trên thực tế, khái niệm đơn giản này là nền tảng cho khối tài sản khổng lồ của tỷ phú Warren Buffett. Ông ấy nhận ra ý tưởng này khi mới 10 tuổi và nó đã định hướng cho các quyết định của ông ấy kể từ đó. 

“Cách mà các con số tăng trưởng một cách ổn định theo thời gian có thể khiến một khoản tiền nhỏ trở thành một gia tài”, tỷ phú Warren Buffett cho hay. Cách mà lãi kép hoạt động giống như việc lăn một quả cầu tuyết, nó sẽ to dần theo thời gian. Một đồng hôm nay có thể tạo ra mười đồng trong tương lai. Điều này càng làm nâng cao giá trị của đồng tiền và tầm quan trọng của chi tiêu hợp lý.

Khi bạn nhìn vào Warren Buffett, bạn sẽ thấy rằng tiết kiệm không phải là hy sinh. Khi bạn tiết kiệm, số tiền đó vẫn được chi tiêu. Nó không được dùng để mua một chiếc Mercedes hay một ngôi nhà, nó được dùng để mua tương lai của bạn.

Chi phí cơ hội của việc bắt đầu muộn, chi tiêu hay đầu tư không hợp lý không chỉ gói gọn trong đồng tiền bạn đã bỏ ra. Bạn sẽ còn mất cả thời gian, công sức bạn kiếm tiền và tiềm năng của số tiền đó trong tương lai.

Nhưng điều quan trọng là hãy cân nhắc chi phí cơ hội mỗi lần bạn mua hàng. Nếu không, bạn hoàn toàn có thể bỏ qua các giá trị khác mà bản thân không ngờ tới.

Chi phí cơ hội và chi tiêu có tính toán

Trở thành một người dùng tiền có đầu óc là làm cho số tiền bạn bỏ ra phù hợp với giá trị của bạn. Việc bạn chi cho những gì mình thích và phớt lờ những thứ mình không thích là một sự xa xỉ.

Chi tiêu có tính toán là chủ động lựa chọn những gì bạn cần chi tiền và những gì bạn không nên chi tiền.

Sự khác biệt giữa người tiêu tiền có và không có ý thức rất rõ ràng. Một số người chỉ dùng tiền để mua những gì họ cần, trong khi lại có người chi tiền để mua những thứ giống với người khác. Họ đăng ký thành viên phòng tập thể hình mà chẳng bao giờ sử dụng, trả tiền cho thẻ thành viên sân gôn mà không bao giờ tới. Nói cách khác, việc chi tiêu thiếu tính toán vẫn còn rất phổ biến.

Chi phí cơ hội bạn phải trả cho những lần chi tiêu vô thức như vậy sẽ trở nên đáng kể theo thời gian. Bạn có thể đang hy sinh tương lai cho những thú vui ít ỏi trong hiện tại. Do đó, mỗi lần quyết định mua một món đồ, hãy hỏi bản thân mình những câu hỏi: Tại sao phải mua cái này? Tác dụng của nó là gì? Liệu nó có giúp ích gì trong tương lai? Nếu không mua món này, liệu bạn có thể mua thứ gì lớn hơn, tốt hơn trong tương lai? Liệu có lựa chọn nào khác rẻ hơn không? Mua một phiên bản đã qua sử dụng có tác hại gì không? 

Việc chi tiêu có tính toán buộc bạn phải có nhận thức về những gì mình đang bỏ tiền ra và những gì bạn sẽ nhận được.

Chi tiêu thông minh với số tiền mình có

Trong một thời gian dài, rất nhiều người sẵn sàng chi tiền triệu mỗi tháng để đăng ký thành viên lại các trung tập thể hình hay dịch vụ rèn luyện sức khỏe. Mặt tốt là chúng có thể giúp người dùng giảm cân, nâng cao sức khỏe nhưng liệu có đáng để chi một số tiền lớn đến vậy? Tùy theo cách nhận thức của mỗi người, họ sẽ quyết định xem cách tiêu tiền như vậy là tốt hay xấu. Nói cách khác, lối sống, cách suy nghĩ của mỗi người quy định cách họ tiêu tiền và đương nhiên, cả tương lai của họ.

Mặt khác, nhiều người không sẵn sàng để mua một chiếc xe mới, họ muốn dùng tiền để tham gia các hoạt động giải trí như đánh gôn, xem phim hay ăn uống. Nhưng đối với những người cần xe để đi làm xa, họ sẽ chấp nhận cắt giảm các hoạt động giải trí để mua xe.

Hãy cân nhắc và đưa ra quyết định dùng tiền một cách khách quan, mọi sự lựa chọn sẽ đem tới cho bạn sự thoải mái. Không có quyết định nào hoàn toàn sai hay hoàn toán đúng bởi bạn luôn sẵn lòng chi tiền cho lối sống mà bạn chọn.

Nếu bạn tiết kiệm tiền cho tương lai, bạn phải chấp nhận từ bỏ chút thoải mái trong hiện lại.

Nhưng nếu bạn tiêu xài nhiều hơn trong hôm nay, bạn đang hi sinh một lượng tiền lớn hơn vào ngày mai.

Chi phí cơ hội tồn tại trong mọi hành động của bạn. Không lựa chọn nào là hoàn toàn đúng, nhưng bạn phải chấp nhận nó. Tương lai của bạn phụ thuộc vào cách bạn nghĩ, lối sống của bạn. Vì thế, hãy chi tiêu có tính toán. 

VN-Index giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Đầu tư   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:58 PM
Kết phiên giao dịch 26/4, chỉ số VN-Index tăng 4,55 điểm, giữ vững mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ.

Lãi thuần của LPBank đạt hơn 3.400 tỷ đồng

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:57 PM
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã: LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với những con số đáng chú ý.

Ngân hàng ACB: Lợi nhuận giảm, nợ có khả năng mất vốn chiếm gần 65% tổng nợ xấu

Ngân hàng   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:57 PM
Kết thúc quý 1/2024, lợi nhuận của ACB là 4.892 tỷ đồng, giảm 5% so cùng kỳ do tăng trích lập dự phòng. Cùng đó, tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này cũng tăng từ 1,2% lên 1,4%. Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 21% lên 4.733 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 65% tổng nợ xấu.

Cổ phiếu VNE và HU1 vào diện cảnh báo

Đầu tư   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:56 PM
Hai cổ phiếu VNE của Tổng CTCP Xây dựng Điện Việt Nam và HU1 của CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD1 vào diện cảnh báo từ ngày 25/4.

Công ty Hóa chất Minh Đức bị phạt hơn 440 triệu đồng

Đầu tư   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 16:56 PM
Công ty Cổ phần Hóa chất Minh Đức bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt do không công bố thông tin theo quy định của pháp luật.