Yếu tố giúp cổ phiểu vận tải biển thách thức các nhịp giảm
Trong nhịp điều chỉnh khá mạnh của thị trường chứng khoán vừa qua, nhóm cổ phiếu vận tải biển giữ mức giá ổn định nhờ ngànhcác yếu tố hỗ trợ.
Kỳ vọng sóng hồiSau tháng 9 chìm trong sắc đỏ, chỉ số VN-Index giảm điểm mạnh mà hầu như không có lực đỡ, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào tháng 10 sẽ khởi sắc. Kết thúc tuần giao dịch từ ngày 2 - 6/10, chỉ số giảm thêm 25,61 điểm (2,22%), đóng cửa tại 1.128,54 điểm, nhưng đã cho thấy những nỗ lực của bên mua tại khu vực hỗ trợ mạnh là đường trung bình 200 phiên tại 1.107 điểm.
Giới phân tích dự báo nhịp giảm sốc của thị trường sẽ sớm kết thúc và một đợt sóng hồi xuất hiện. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư cơ cấu danh mục, cũng như chốt lãi một số cổ phiếu mà họ “bắt đáy” với mức giá chiết khấu trong nhịp giảm vừa qua.
Giá cước vận tải tăngThị trường chứng khoán giảm điểm luôn là khoảng thời gian khó khăn đối với hầu hết nhà đầu tư trong việc tìm lợi nhuận. Tuy nhiên, với mặt bằng giá thấp hơn, cổ phiếu của các doanh nghiệp có giá trị nội tại tốt và được hỗ trợ bởi yếu tố ngoại lực sẽ là “món hời”.
Trong nhóm vận tải biển, diễn biến giá cổ phiếu VOS của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco), hay cổ phiếu GMD của Công ty cổ phần Gemadept cho thấy sự ổn định, chịu tác động nhỏ bởi lực bán trên thị trường chung.
Thực tế, các doanh nghiệp vận tải biển đang có yếu tố hỗ trợ là giá cước vận tải biển tăng mạnh, thể hiện qua chỉ số Baltic Dry Index (BDI). Đây là chỉ số đo lường chi phí vận chuyển hàng hóa khô bằng đường biển được cập nhật hàng ngày bởi Baltic Exchange, giúp các nhà đầu tư theo dõi tình trạng của thị trường vận tải biển và nền kinh tế toàn cầu.
Nhiều lý do khiến chi phí vận tải biển tăng cao. Yếu tố dễ thấy nhất là khi kinh tế phục hồi, các hoạt động thương mại quốc tế tăng, đẩy mạnh nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Bên cạnh đó, về nguồn cung, ngày 1/10/2023, kênh đào Panama tiếp tục giảm lượng tàu được phép lưu thông do tình trạng hạn hán nghiêm trọng kéo dài.
Với sự hỗ trợ từ nhu cầu lớn, DSC đánh giá, các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam sẽ tận dụng tối đa việc BDI tăng để thuận đà phát triển trong các tháng tới.
Chẳng hạn, Vosco sở hữu đội 8 tàu hàng rời, với tải trọng lên tới 293.400 DWT, đóng góp gần 50% trong cơ cấu doanh thu. Bên cạnh đó, khoản chi nhiên liệu đầu vào của Vosco chiếm hơn 20% tổng chi phí, trong bối cảnh giá nhiên liệu có xu hướng giảm mạnh như hiện nay, biên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ mở rộng hơn. Với việc BDI tăng gần như gấp đôi kể từ thời điểm cuối tháng 8, Vosco đang đứng trước cơ hội lớn để ghi nhận lợi nhuận đột biến trong ngắn hạn.
Một yếu tố nữa tác động tích cực đến nhóm ngành vận tải biển là đề xuất tăng 10% giá dịch vụ xếp dỡ container từ ngày 1/1/2024 của Cục Hàng hải Việt Nam. Ngoài ra, các bến có khả năng tiếp nhận tàu lớn có thể áp mức tăng thêm 10%, tức trong kịch bản khả quan sẽ tương đương với mức lợi nhuận bốc dỡ của các cảng tăng thêm 20%.
Gemadept là doanh nghiệp đáng quan tâm đối với các nhà đầu tư khi họ đang khai thác 40 cảng biển, bao gồm 2 cảng nước sâu Gemalink Cái Mép nằm trong Top 11 cảng hoạt động hiệu quả nhất thế giới.