Ngành năng lượng: Nhu cầu hồi phục, hỗ trợ giá dầu
Quý bạn đọc quan tâm có thể tìm đọc báo cáo phân tích ngành năng lượng chi tiết của Công ty Chứng khoán Bản Việt tại đây.
Tóm tắt nội dung:
"Chúng tôi nâng dự báo giá dầu Brent trung bình cơ sở thêm 5 USD/thùng trong suốt giai đoạn dự báo của chúng tôi. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) vẫn giữ quyết định chỉ hạ mức cắt giảm sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày mỗi tháng đến hết tháng 12/2022. Ngoài ra, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự kiến sản lượng của Mỹ sẽ giảm nhẹ trong năm 2022 trong khi EIA và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu sẽ tăng về mức trước dịch COVID-19 trong năm 2022. Những yếu tố này sẽ hỗ trợ giá dầu trong quý 4/2021 và năm 2022. Trong 9 tháng đầu năm 2021, giá dầu Brent trung bình là 67 USD/thùng. Chúng tôi nâng dự báo giá dầu Brent trung bình giai đoạn 2021-2022 thêm khoảng 8% từ 65 USD/thùng lên 70 USD/thùng. Chúng tôi cũng nâng giả định giá dầu Brent giai đoạn 2023-2025 từ 60 USD/thùng lên 65 USD/thùng. Chúng tôi giả định sự phục hồi sản xuất hoàn toàn của OPEC+ sẽ giúp đáp ứng nhu cầu gia tăng sau dịch COVID-19 từ năm 2023.
Chúng tôi nâng dự báo giá dầu nhiên liệu (FO) (thước đo truyền thống cho giá khí trong nước của Việt Nam). Giá FO trung bình trong 9 tháng đầu năm 2021 là 383 USD tấn. Chúng tôi tăng giả định giá FO trung bình thêm 14% từ 350 USD/tấn lên 400 USD/tấn cho giai đoạn 2021-2022 và thêm 9% từ 330 USD/tấn lên 360 USD/tấn cho giai đoạn 2023-2025, tương ứng với dựbáo giá dầu cao hơn của chúng tôi.
Dự báo giá khí trong nước thêm khoảng 5% cho giai đoạn 2021-2022 và 4% cho giai đoạn 2023-2025. Với dự báo giá dầu Brent và giá FO cao hơn cũng như dự báo giá LNG trong các giai đoạn dự báo của chúng tôi, chúng tôi tăng dự báo giá khí cho khu vực Đông Nam Bộ của Việt Nam lên 7,5 USD/triệu BTU trong năm 2021 và 7,9 USD/triệu BTU trong năm 2022. Chúng tôi kỳ vọng giá khí trung bình sẽ đạt 8.3/10.0/10.3 USD/triệu BTU trong năm 2023/2024/2025.
Giá dầu khí và giá than cao hơn cho thấy tác động tiêu cực nhẹ đối với các nhà máy điện. Chúng tôi nhận thấy tác động tiêu cực nhẹ đối với POW, NT2, PPC và HND do giá khí/giá than tăng được chuyển 100% sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đối với sản lượng điện theo hợp đồng (khoảng 80% tổng sản lượng điện thương phẩm).
Giá khí quốc tế cao có lợi cho các cổ phiếu phân bón. Tình trạng khan hiếm khí trên toàn cầu đã dẫn đến giá urê cao, mang lại lợi ích cho DPM & DCM trong năm 2021 và có khả năng kéo dài sang năm 2022. Giá khí đầu vào của các công ty này được tính theo giá dầu, vốn tăng nhẹ hơn giá khí quốc tế trong thời gian gần đây - ngược lại với những năm trước khi LNST của DPM & DCM bị ảnh hưởng khi giá dầu tăng.
Giá dầu khí và giá than cao hơn cho thấy tác động tiêu cực nhẹ đối với các nhà máy điện. Chúng tôi nhận thấy tác động tiêu cực nhẹ đối với POW, NT2, PPC và HND do giá khí/giá than tăng được chuyển 100% sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đối với sản lượng điện theo hợp đồng (khoảng 80% tổng sản lượng điện thương phẩm)".