Lịch sử giá cổ phiếu VKC và những thông tin cần biết
Cổ phiếu VKC là của công ty nào?
Cổ phiếu VKC của Công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh và được giao dịch trên sàn HNX.
Thông tin khái quát về Công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh
Vốn điều lệ: 200,000,000,000 đồng
Địa chỉ: Số 854 Quốc lộ 1K, KP Châu Thới, P. Bình An, TP. Dĩ An, Bình Dương
Số điện thoại: (+84 274) 3770 160
Số fax: (+84 274) 3751 699
Website: www.vcom.com.vn / www.vinhkhanh.com.vn
Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty là Xí nghiệp Tư Doanh Cao Su Nhựa Vĩnh Khánh, được thành lập vào năm 1993 tại tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương). Lĩnh vực hoạt động chính của Vĩnh Khánh là sản xuất và kinh doanh ống nhựa phục vụ ngành bưu chính viễn thông.
Năm 1995, Xí nghiệp đổi tên thành Công ty TNHH Vĩnh Khánh với vốn điều lệ 5,3 tỷ đồng theo Giấy phép thành lập số 396/GB.UB số phát hành 4399/GP-TL-DN-02 ngày 05/12/1995 do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Sông Bé cấp.
Năm 1997, Công ty tăng vốn điều lệ lên 8,7 tỷ đồng, bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh, đầu tư vào ngành Viễn thông, bắt đầu là sản xuất dây điện thoại thuê bao (dropwire).
Tháng 6/2003, Vĩnh Khánh cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ Phần Vĩnh Khánh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4603000070 ngày 02/06/2003 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương cấp.
Năm 2005, Công ty chính thức mang tên Công ty Cổ Phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh, với vốn điều lệ là 85 tỷ đồng.
Năm 2008, do sự chuyển đổi công nghệ từ sử dụng cáp đồng sang cáp quang trong ngành viễn thông, Vĩnh Khánh quyết định đầu tư nghiên cứu và triển khai sản xuất sản phẩm mới – cáp mạng LAN (Local Area Network) và trở thành nhà máy đầu tiên ở Việt Nam sản xuất các mặt hàng cáp mạng LAN loại Slim và Flat, phục vụ cho thị trường xuất khẩu.
Năm 2009, để mở rộng phát triển, Vĩnh Khánh tăng vốn điều lệ lên 130 tỷ đồng và chuẩn bị kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Năm 2010, Công ty chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán VKC.
Năm 2014, Vĩnh Khánh đã tích cực đẩy mạnh các họa động nghiên cứu và phát triển, đầu tư sửa chữa và trang bị máy móc đáp ứng công nghệ mới.
Năm 2015, Hoạt động sản xuất các loại hình kinh doanh tăng trưởng từ 30% đến 70%. Công ty nhấn mạnh nhiều lợi thế phân khúc xuất khẩu nhờ những khách hàng truyền thống và kế hoạch mở rộng ra các thị trường các nước.
Năm 2016, Công ty vốn điều lệ lên đến 200 tỷ đồng đầu tư vào các mặt hàng sản xuất kinh doanh các loại dây cáp viễn thông.
Ai là người đang nắm giữ nhiều cổ phiếu VKC nhất?
Cổ đông Đỗ Ngọc Nam (cựu Phó Tổng giám đốc) và cổ đông Lâm Quy Chương (Chủ tịch Hội Đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc) đều có tỷ lệ sở hữu là 1,04%.
Lịch sử giá cổ phiếu VKC qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu VKC
Giá cổ phiếu VKC biến động khá trồi sụt kể từ khi được giao dịch trên sàn HNX. Tới tháng 5/2014, giá cổ phiếu VKC tăng mạnh đến tháng 9/2016 rồi lại suy giảm. Kể từ cuối tháng 8/2021, giá cổ phiếu VKC tăng rất mạnh, gần như theo chiều thẳng đứng rồi giảm sốc.
Giá cổ phiếu VKC cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu VKC cao nhất là 28.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 22/09/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu VKC thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu VKC thấp nhất là 1.400 đồng/cổ phiếu vào ngày 09/01/2012 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu VKC hay không?
Tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh
Năm 2020, lợi nhuận sau thuế giảm từ 2,6 tỷ đồng xuống còn 1 tỷ đồng, mức giảm lên đến 62%. Theo Công ty, nguyên nhân chủ yếu do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên Công ty tập trung mục tiêu giữ doanh số bán hàng, đồng thời giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhiều dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm.
Năm 2021, lợi nhuận sau thuế của VKC đạt 2,3 tỷ đồng, hơn gấp đôi năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu VKC?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu VKC tại ngày 08/04/2022 là 10.500 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.050.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của VKC
Mảng Cáp: Mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm có tính đến hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao, tăng cường chủ động khai thác khách hàng.
Mảng thương mại vỏ xe: Mở rộng và xây dựng chuỗi gara dịch vụ chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu đa dạng về bảo dưỡng, thay thế lốp của khách hàng, gia tăng sự cạnh tranh với các thương hiệu lốp ngoại nhập.
Công nghệ: Nâng cấp công nghệ, đầu tư thiết bị phù hợp với từng thời kỳ phát triển.
Tổ chức: Cấu trúc lại bộ máy chuyên nghiệp, thiết lập hệ thống kiểm soát hiệu quả.
Tài chính: Tập trung kiểm soát tài chính đảm bảo cân đối dòng tiền trong sản xuất kinh doanh