Lịch sử giá cổ phiếu TPB và những thông tin cần biết
Cổ phiếu TPB là của công ty nào?
Cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong được giao dịch trên sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Thông tin khái quát về Ngân hàng TMCP Tiên Phong
TPBank được đầu tư bởi 5 cổ đông lớn trong lĩnh vực Tài chính, Công nghệ thông tin, và Dịch vụ viễn thông là Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone), Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và các cổ đông liên quan nắm giữ 20% cổ phần của TPBank.
Công ty cổ phần FPT là cổ đông sáng lập, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ trong hoạt động của Ngân hàng.
Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) hỗ trợ lớn cho TPBank về tiềm lực tài chính và hệ thống đối tác rộng khắp, kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực quản trị tài chính.
Công ty Thông tin Di động VMS (MobiFone) đóng vai trò chiến lược trong việc hỗ trợ các giải pháp về sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua kênh điện thoại di động (Mobile Banking).
Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore là thành viên của SBI Group. SBI Ven Holding Pte. Ltd có trụ sở chính ở Singapore, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính, quản lý tài sản, bất động sản. SBI Ven Holding Pte. Ltd là thành viên thuộc Tập đoàn SBI, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản, đồng thời sở hữu SoftBank - ngân hàng điện tử hàng đầu tại Nhật.
Địa chỉ ngân hàng: 57 Lý Thường Kiệt, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Điện thoại: +84-(04)-37 683 683
Fax: +84-(04)-3768 8979
Quá trình hình thành và phát triển
Tháng 5/2008: Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhong Bank) nhận Giấy phép thành lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. TienPhongBank đã hoàn tất việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi Flex-cube.
Tháng 6/2008: Sau một tháng được cấp phép, TienPhongBank chính thức khai trương hoạt động. Để mở rộng quan hệ hợp tác, TienPhongBank đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và khung hợp tác chung với Ngân hàng Citi Group.
Tháng 8/2008: TienPhongBank khai trương TienPhongBank chi nhánh Hà Nội, đồng thời gia nhập chính thức liên minh mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam - SmartLink. Cho ra mắt mắt hệ thống ngân hàng tự động MiniBank 24/7.
Tháng 9/2008: TienPhongBank chính thức đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoạt động dưới hình thức Công ty đại chúng.
Tháng 10/2008: TienPhongBank khai trương TienPhongBank - Chi nhánh TP. HCM và ra mắt dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Năm 2009: Sau một năm hoạt động, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của TienPhongBank được tổ chức tại tháng 3/2009 với việc thông qua các báo cáo, nghị quyết quan trọng là định hướng phát triển cho TienPhongBank trong năm 2009 và các năm tiếp theo. Trong năm này, TPBank khai trương các chi nhánh tại Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Năm 2010: TienPhongBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai vào tháng 3/2010 và tại năm này, TienPhongBank chính thức được kết nối liên thông với hệ thống 1.100 máy ATM của Ngân hàng Đông Á (thuộc liên minh thẻ VNBC). Bằng việc kết nối này, ngoài việc giao dịch tại toàn bộ ATM của các ngân hàng trong liên minh thẻ Smartlink, Banknet, chủ thẻ ATM của TiênPhong Bank có thể giao dịch thêm tại 1.100 ATM của Ngân hàng Đông Á.
Tháng 8/2010, TienPhongBank tiến hành tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Và trong năm 2010, Ngân hàng khai trương TienPhongBank - Sở giao dịch tại Hà Nội và Chi nhánh Sài Gòn.
Năm 2011: Tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 8/2011 và Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba vào tháng 4/2011. Đồng thời, trong năm 2011, TienPhongBank còn khai trương Chi nhánh tại Đồng Nai, An Giang, Quỹ tiết kiệm Khâm Thiên và Quỹ tiết kiệm Nguyễn Trãi.
Năm 2012: Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông vào tháng 4/2012 và khai trương các Phòng giao dịch Lê Ngọc Hân, Phú Xuyên, Đinh Tiên Hoàng.
Năm 2013: Ngân hàng chính thức tham gia thị trường vàng vào tháng 1. Đổi tên từ TienPhongBank thành TPBank.
Năm 2014: TPBank trở thành Ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản eBank trên nền công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản Mobile Banking và Internet Banking vào tháng 9/2014 và vào tháng 12/2014, TPBank khai trương trụ sở mới tại 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Năm 2016: TPBank ra mắt phiên bản Ebank v.7.0 – tự do cá nhân hóa & Ebank Biz – HTML5 cho doanh nghiệp vào tháng 6/2016 và ra mắt thẻ tín dụng TPBank World MasterCard vào tháng 8/2016. Ngân hàng cũng đã đưa vào hoạt động hơn 10 điểm giao dịch mới trong cả nước theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tháng 2/2017, TPBank chính thức ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7 LiveBank.
Tháng 10/2017, TP Bank ra mắt ứng dụng thanh toán bằng mã QR- TPBank QuickPay.
Tháng 4/2018, TP Bank chính thức niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu (mã TPB) trên sàn chứng khoán TP. HCM.
Tháng 10/2018, cổ phiếu TPB của TPBank được giao dịch ký quỹ sau 6 tháng niêm yết. Vốn điều lệ của ngân hàng đạt mức 8.566 tỷ đồng.
Năm 2020, TPBank niêm yết bổ sung 215.082.516 cổ phiếu, nâng tổng số lượng cổ phiếu được niêm yết trên HoSE lên 1.072 triệu cổ phiếu TPB. Tăng vốn điều lệ từ 8.565,9 tỷ đồng lên 10.716,7 tỷ đồng.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu TPB nhất?
Khối lượng cổ phiếu TPB đang được niêm yết trên sàn giao dịch là 1.171.671.722 cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji hiện đang là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu TPB nhất với 69.499.723 cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ sở hữu 6,97%. Tiếp theo là Công ty Cổ phần FPT với tỷ lệ sở hữu 6,21% và PYN Elite Fund với tỷ lệ sở hữu 5,99%.
Lịch sử giá cổ phiếu TPB qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu TPB
Nhìn chung, giá cổ phiếu TPB có xu hướng tăng từ khi được giao dịch cho đến nay. Nếu trong giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 10/2020, giá cổ phiếu TPB dao động chưa thực sự nổi bật thì kể từ đầu tháng 4/2020, giá cổ phiếu TPB bắt đầu tăng trưởng rõ rệt. Đến nay, giá cổ phiếu TPB đã tăng gấp 3 lần so với mức đáy.
Giá cổ phiếu TPB cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu TPB cao nhất là 49.200 đồng/cổ phiếu vào ngày 25/11/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu TPB thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu TPB thấp nhất là 13.260 đồng/cổ phiếu vào ngày 01/04/2020 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu TPB không?
Tình hình kinh doanh của TPBank
Năm 2020, TPBank tăng vốn điều lệ từ 8.565.892.060.000 đồng lên 10.716.717.220.000 đồng (tăng thêm 2.150.825.160.000 đồng) bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty.
Trong năm 2020, TPBank đã thực hiện mua lại 10.000.000 cổ phần làm cổ phiếu quỹ nhằm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành, hỗ trợ giá trị giao dịch của cổ phiếu TPBank và gia tăng giá trị cho cổ đông. Tính tới thời điểm 31/12/2020, TPBankđang nắm giữ 40.016.056 cổ phiếu quỹ.
Năm 2020, TPBank đã thực hiện tổng cộng 29 đợt phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2 với tổng khối lượng phát hành là 4.328tỷ đồng. Việc phát hành trái phiếu tăng vốn của TPBank là hoạt động thường niên được thực hiện từ năm 2017 đến nay nhằmmục đích đáp ứng các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động, cũng như nhằm cải thiện hệ số CAR.
Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của TPBank đạt 3.510 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2019. Lũy kế 9 tháng năm 2021, lợi nhuận sau thuế đạt 3.514 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu TPB?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu TPB tại ngày 25/11/2021 là 49.200 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 4.920.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của HĐQT TPBank
Đối với công tác quản trị điều hành và định hướng chiến lược:
Tiến hành rà soát Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2030 để đổi mới mô hình tài chính phù hợp, thích ứng với thị trường, phát triển theo chiều sâu, khai thác lợi thế địa phương, đáp ứng diễn biến thực tiễn của thị trường và cácnội dung theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước; triển khai các giải pháp thực hiện Chiến lược đã được HĐQT, ĐHĐCĐ thông qua, trong đó yêu cầu Tổng giám đốc (TGĐ), Ban điều hành (BĐH) phải đặc biệt quan tâm đến những thách thức do cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Đối với hoạt động kinh doanh:
Tăng cường công tác dự báo, thống kê, xây dựng các kịch bản để theo dõi sát sao tình hình kinh tế thế giới trong và ngoài nước, đặc biệt là các chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước nhằm kịp thời nắm bắt cơ hội và nhận dạng khó khăn, rủi ro để đưa ra các quyết sách kinh doanh kịp thời, sáng suốt, hiệu quả; giám sát, chỉ đạo sát sao BĐH trong hoạt động kinh doanh.
Định hướng và giám sát hoạt động tín dụng phù hợp với chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và thực tế hoạt động của TPBank nhằm sử dụng tối đa hiệu quả chỉ tiêu tín dụng theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro theo cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và gia tăng thị phần theo mục tiêu đề ra.
Định hướng phát triển toàn diện, trong đó tập trung mũi nhọn phát triển ngân hàng bán lẻ, đồng thời chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng doanh nghiệp, phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
Khai thác khách hàng hiện hữu, tăng tỷ trọng khoảng 70 - 80% khách hàng active/khách hàng đã mở tài khoản tại TPBank. Định hướng xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút khách hàng doanh nghiệp để thiết lập tệp khách hàng lựa chọn TPBank là ngân hàng giao dịch chính, trên cơ sở đó khai thác tốt nhất các nhu cầu về tín dụng, tiền gửi, thanhtoán và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của phân khúc khách hàng này, đồng thời đưa ra chính sách giá linh hoạt, ban hành thêm các gói ưu đãi lãi suất cho từng nhóm đối tượng khác nhau để tạo môi trường cạnh tranh, hỗ trợ khách hàng hồi phục sau dịch bệnh
Để chất lượng tín dụng gắn với cơ cấu tín dụng cần kiểm soát, giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn, kiểm soát ở mức dưới 2%/tổngdư nợ; giám sát tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả trên cơ sở lựa chọn khách hàng phù hợp và ngành hàng ít rủi ro, giámsát xử lý và thu hồi nợ xấu.
Đẩy mạnh kinh doanh đa dịch vụ, tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập; các sản phẩm phái sinh; chú trọng phát triển thanh toán quốc tế; đẩy mạnh sản phẩm chuyển tiền du học, định cư, các sản phẩm ngoại tệ truyền thống và sản phẩm cấu trúc kết hợp với tín dụng.
Đẩy mạnh hoạt động marketing để hỗ trợ phát triển kinh doanh và xây dựng vị thế ổn định của thương hiệu TPBank là ngân hàng hiện đại, được yêu thích hàng đầu trong tâm trí khách hàng.
Tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh và PGD cũng như hệ thống Live Bank VTM đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh vàphục vụ tối đa cho khách hàng.
Chỉ đạo TGĐ quan tâm rà soát, chỉnh sửa các quy trình, nghiệp vụ để phù hợp với thực tế vận hành, đồng thời triệt để xử lýcác vướng mắc trong quá trình tương tác giữa các đơn vị kinh doanh và các khối hội sở để vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro nhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh được thông suốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu hợp lý của khách hàng, tăng tính cạnh tranh về chất lượng phục vụ của TPBank.
Chú trọng hơn nữa công tác kiểm soát tuân thủ và kiểm soát rủi ro thông qua vai trò giám sát cấp cao của HĐQT.