Thứ năm, 18/04/2024, 18:55 PM
Đầu tư   •   Thứ hai, 07/02/2022, 21:54 PM  •  07/02/2022, 21:54

Lịch sử giá cổ phiếu TCM và những thông tin cần biết

Từ năm 2013, giá cổ phiếu TCM bắt đầu biến động với biên độ lớn hơn trước rất nhiều, trước khi bất ngờ tăng mạnh từ tháng 11/2020 và đạt đỉnh vào tháng 3/2021.

Cổ phiếu TCM là của công ty nào?

Cổ phiếu TCM được phát hành bởi Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, hiện đang được niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE.

Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0301446221

Vốn điều lệ: 620.683.490.000 đồng

Địa chỉ: Số 36 Tây Thạnh, P. Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP. HCM

Điện thoại: +84-(028) 3815 3962 - Fax: +84-(028) 38152 757

Email: tcm@thanhcong.net

Website: http://www.thanhcong.com.vn

Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công tiền thân là Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt được thành lập năm 1967.

Tháng 08/1976 được chuyển thành Xí nghiệp quốc doanh với tên gọi Nhà máy Dệt Tái Thành, sau đó lần lượt được đổi tên thành Nhà máy Dệt Thành Công, Công ty Dệt Thành Công

Năm 2000 đổi tên thành Công Ty Dệt May Thành Công. Tháng 07/2006, chuyển đổi hình thức hoạt động thành Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công.Công ty bắt đầu niêm yết với mã TCM ngày 15/10/2007 trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM.

Tháng 05/2008 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt May Đầu tư Thương mại Thành Công.

Tháng 08/2011, trong dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Công ty (16/8/1976 – 16/8/2011), Công ty đã giới thiệu logo mới với 4 màu sắc thể hiện Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị của Công ty.

Tháng 09/2014, Công ty chính thức được cấp phép đầu tư Dự án nhà máy sản xuất và kinh doanh sản phẩm hàng dệt may tại Khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Vĩnh Long .

Tháng 11/2014, Công ty được cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án TC Tower – dự án khu nhà ở chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ do TCM và E-land Asia Holdings Pte.Ltd cùng góp vốn.

Năm 2016, vận hành Xưởng Đan kim số 4; đầu tư bổ sung 55 máy dệt mới, tăng sản lượng ngành Dệt thêm 6,6 triệu mét vải dệt/năm.

Năm 2017, tăng vốn điều lệ Công ty lên 516.538.290.000 đồng vào tháng 8/2017; Công ty đã thành lập Bộ phận Kinh doanh vải đan nhằm tìm cơ hội đưa các sản phẩm mới nghiên cứu vào kinh doanh; bên cạnh đó, Công ty thành lập thêm một bộ phận kinh doanh tập trung khai thác khách hàng từ thị trường Hoa Kỳ và bước đầu đã có những tín hiệu tích cực.

Năm 2018, tăng vốn điều lệ Công ty lên 542.300.550.000 đồng vào tháng 06/2018. Công ty đã thực hiện sáp nhập Công ty TNHH MTV Thành Công – Vĩnh Long và nhận chuyển nhượng dự án Xưởng may Trảng Bàng tại Khu Công nghiệp Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh của Công ty TNHH E.Land Việt Nam vào tháng 10/2018.

Tháng 05/2019, Công ty đã khánh thành Xưởng Dệt số 2. Tháng 07/2019, tăng vốn điều lệ Công ty lên 580.169.180.000 đồng. Công ty đã ký kết Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Juki Singapore.

Tháng 10/2020, tăng vốn điều lệ Công ty lên 620.683.490.000 đồng.

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu TCM nhất?

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 75.147.671 cổ phiếu.

Công ty E-land Asia Holdings Pte., Ltd Singapore là tổ chức nắm giữ nhiều cổ phiếu TCM nhất với khối lượng 30.876.476 cổ phiếu, tương đương 43,33% cổ phần công ty. Cổ đông Nguyễn Văn Nghĩa - thành viên Hội đồng quản trị công ty - sở hữu 11.164.957 cổ phiếu, tương đương 15,67% cổ phần công ty. Công ty Liên doanh Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank hiện đang nắm giữ 1.267.700 cổ phiếu TCM, tương đương 1,78% tỷ lệ sở hữu.

Lịch sử giá cổ phiếu TCM qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu TCM

Lịch sử giá cổ phiếu TCM. Nguồn: TVSI

Sau khi được niêm yết, giá cổ phiếu TCM giảm và dần chuyển sang xu hướng đi ngang với biến động nhỏ trong thời gian dài. Từ năm 2013, giá cổ phiếu TCM bắt đầu biến động với biên độ lớn hơn trước rất nhiều, trước khi bất ngờ tăng mạnh từ tháng 11/2020. Sau đó, giá cổ phiếu TCM đạt đỉnh vào tháng 3/2021 và đảo chiều giảm cho đến nay.

Giá cổ phiếu TCM cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu TCM cao nhất là 104.350 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/03/2021 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu TCM thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu TCM thấp nhất là 2.020 đồng/cổ phiếu vào ngày 23/02/2009 ( tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu TCM?

Tình hình kinh doanh của TCM

Trong năm 2020, Thành Công đã linh hoạt chuyển đổi, nghiên cứu tạo ra sản phẩm vải kháng khuẩn để phục vụ cho sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế bù đắp cho tình trạng thiếu đơn hàng quần áo truyền thống. Bên cạnh đó, nhờ vào doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty (tăng từ doanh thu lãi tiền gửi, tiền cho vay và lãi chênh lệch tỷ giá) mà việc thực hiện chỉ tiêu kinh doanh đạt kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, doanh thu thuần của Công ty năm 2020 ở mức 3.469 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2019; tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế ở mức 276,23 tỷ đồng, tăng trưởng 28%.

Luỹ kế cả năm 2021, TCM đạt 3.535 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ so với năm 2020, Lợi nhuận sau thuế đạt 143,7 tỷ đồng, giảm 48% so với năm 2020.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu TCM?

Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu TCM tại ngày 07/02/2022 là 67.800 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 6.780.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của TCM

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) mà Công ty đã thiết lập trong hơn 5 năm qua thông qua bộ phận nghiên cứu và phát triển kinh doanh R&BD. Với bộ phận này, Công ty đã và đang tập trung vào các dòng sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường, sản phẩm theo mùa và tiện lợi cho cuộc sống có tính năng vượt trội bắt kịp xu hướng thời trang thế giới.

Triển khai hoạt động bán lẻ phù hợp với tình hình “bình thường mới”, bắt đầu bằng dịch vụ sàn thương mại điện tử - De Closet. Đây là sàn thương mại điện tử mà Thành Công tập trung vào các mặt hàng thời trang, đồng thời Công ty tiến hành bán mặt hàng quần áo thể thao do Thành Công tự phát triển như thương hiệu Innof, đồng thời mời các thương hiệu thời trang khác cùng hợp tác. Ngoài ra, Công ty cùng làm việc với các đơn vị truyền thông để xây dựng thương hiệu, quảng bá phần mềm để người dùng tải và trải nghiệm.

Hợp tác cùng với Amazon tận dụng kênh bán hàng này để phân phối các sản phẩm mang thương hiệu riêng của Thành Công.

Đẩy mạnh việc bán sợi và vải cho các doanh nghiệp dệt may trong nước để hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP, RCEP và EVFTA. Bên cạnh đó, tận dụng lợi thế có chuỗi sản xuất khép kín và hoàn thiện, Công ty sẽ tăng cường đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vải. Ngoài ra, với việc hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP, Thành Công đã xuất khẩu hàng qua Úc, đây là một thị trường mà Thành Công trước giờ chưa khai thác, doanh nghiệp Việt hầu như vẫn chưa xuất khẩu sang thị trường này

Huy Hoàng

Lịch sử giá cổ phiếu GEG và những thông tin cần biết

Từ khi lên sàn, giá cổ phiếu GEG ghi nhận xu hướng đi ngang cho tới tháng 9/2018 thì bắt đầu tăng mạnh và tạo mặt bằng giá mới, sau đó biến động khá trồi sụt.

Cổ phiếu lao dốc đồng loạt, VN-Index mất hơn 13 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 12/04/2024, 09:57 AM
Áp lực xả hàng từ nhà đầu tư khiến sắc đỏ lan tràn hầu hết khắp thị trường. VN-Index chốt phiên mất 13,14 điểm, đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này.

Bột giặt NET muốn trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 50%

Đầu tư   •   Thứ tư, 03/04/2024, 09:43 AM
CTCP Bột giặt Net dự tính chi khoảng 112 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông sau một năm kinh doanh thuận lợi với kết quả cao kỷ lục.

IDI lên kế hoạch chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Đầu tư   •   Thứ hai, 01/04/2024, 16:39 PM
Ban lãnh đạo IDI đề xuất chia cổ tức năm 2022 và năm 2023 là 20% vốn điều lệ (hơn 455 tỷ đồng), lên kế hoạch lãi sau thuế 276 tỷ đồng.

FPT dự kiến chia cổ tức 20% bằng tiền mặt

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:48 PM
FPT sẽ chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, trong đó công ty đã chi trả 10% trong năm vừa qua và dự kiến sẽ trả 10% còn lại sau khi ĐHCĐ phê duyệt.

KBSV: Xác suất chỉ số VN-Index vượt đỉnh đang giảm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:47 PM
Sự suy yếu của lực cầu và sự thiếu nhóm dẫn dắt sẽ khiến cho xác suất vượt đỉnh của chỉ số VN-Index ngày càng giảm và rủi ro đảo chiều ngày càng tăng.