Lịch sử giá cổ phiếu MSH và những thông tin cần biết
Cổ phiếu MSH là của công ty nào?
Cổ phiếu MSH được phát hành bởi Công ty cổ phần May Sông Hồng, được giao dịch trên sàn chứng khoán HoSE.
Thông tin khái quát về Công ty cổ phần May Sông Hồng
Tên công ty: Công ty cổ phần May Sông Hồng.
Tên tiếng Anh: Song Hong Garment Joinstock Company
Vốn điều lệ: 500.094.000.000 đồng.
Địa chỉ: 105 Nguyễn Đức Thuận, T.P Nam Định, tỉnh Nam Định.
Điện thoại: 84 2283 649365
Fax: 84 2283 646737
Email: songhong@hn.vnn - info@songhong.vn
Website: http://www.songhong.vn/
Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1988: Ngày 1/7, công ty được thành lập với tên gọi Xí nghiệp May 1/7, là doanh nghiệp quốc doanh thuộc sở hữu của Nhà nước với quy mô 100 người.
Năm 1993: Đổi tên thành Công ty May Sông Hồng.
Năm 1997: Xí nghiệp Bông tái sinh được sáp nhập vào Công ty May Sông Hồng, trở thành khu vực Sông Hồng II, toàn công ty có 3 xưởng may với 1.000 người.
Năm 2001: Thương hiệu Chăn Ga Gối Đệm mang tên Sông Hồng ra đời.
Năm 2002: Trụ sở chính chuyển về 105 Nguyễn Đức Thuận, TP. Nam Định, quy mô 3 xưởng may với 1.500 người.
Năm 2004: Công ty được cổ phần hóa, trở thành Công ty Cổ phần May Sông Hồng
Năm 2006: Phát triển thêm khu vực Sông Hồng III tại Quốc lộ 10, TP. Nam Định, toàn công ty lên tới 3.600 người với 6 xưởng may, 1 xưởng giặt, 1 xưởng chăn ga gối, 1 xưởng bông và chần bông.
Năm 2007: Thành lập Công ty TNHH May mặc Sông Hồng, có chi nhánh đại diện đặt tại Hồng Kông.
Năm 2008: Phát triển thêm khu vực Sông Hồng IV tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định với quy mô 4 xưởng may, 6.000 người.
Năm 2010: Triển khai dự án xây dựng khu vực Sông Hồng V tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với quy mô 4 xưởng may.
Năm 2013: Thành lập khu sản xuất Sông Hồng 8 - chuyên sản xuất chăn ga gối đệm cao cấp và bông không sử dụng hóa chất hàng đầu Việt Nam.
Năm 2015: Công ty khởi công dự án nhà máy tại Nghĩa Hưng.
Năm 2018: Công ty thực hiện niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán HoSE vào ngày 28/11 với tổng vốn điều lệ lên tới 476.280.000.000 đồng.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu MSH nhất?
Khối lượng cô phiếu đang niêm yết: 50.009.400 cổ phiếu
Cổ đông Bùi Đức Thịnh kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị công ty nắm giữ 11.956.080 cổ phiếu, tương đương 23,91% cổ phần công ty. Xếp sau là Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT, nắm giữ 6.480.000 cổ phiếu, tương đương 12,96% cổ phần công ty. Cổ đông Bùi Việt Quang - thành viên Hội đồng quản trị công ty - sở hữu 5.198.760 cổ phiếu, tương đương 10,4% cổ phần công ty.
Lịch sử giá cổ phiếu MSH qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu MSH
Sau khi được niêm yết, giá cổ phiếu MSH ghi nhận một sóng tăng và dần chuyển hướng giảm giá cho tới tháng 4/2020 trước khi đảo chiều và duy trì xu hướng tăng tới hiện tại.
Giá cổ phiếu MSH cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu MSH cao nhất là 20.960 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/03/2020 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu MSH thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu MSH thấp nhất là 93.300 đồng/cổ phiếu vào ngày 29/11/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu MSH?
Tình hình kinh doanh
Năm 2020, Công ty ghi nhận 231,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 48,47% so với năm 2019.
Trong năm 2021, doanh thu luỹ kế 9 tháng của MSH đạt 3.449,03 tỷ đồng, giảm 16,13% so với cùng kỳ năm trước (2.969,98 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế luỹ kế tăng 114,67% so với cùng kỳ năm trước từ 165,38 tỷ đồng lên 355,02 tỷ đồng.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu MSH?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu MSH tại ngày 15/12/2021 là 80.500 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 8.500.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của MSH
Xác định nhóm sản phẩm May mặc giữ vai trò chủ đạo, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các mảng phụ trợ như giặt, in, thêu – chần.
Xác định thị trường xuất khẩu vẫn là chính, trong đó dần chuyển dịch doanh thu hàng gia công sang hàng FOB, tìm cách cân bằng giữa các thị trường để tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ.
Tăng năng lực sản xuất của khu vực hàng nội địa nhằm đẩy mạnh phục vụ thị trường trong nước với hơn 90 triệu dân.
Chú trọng phát triển và gia tăng tỷ trọng năng lực nhóm sản phẩm may mặc xuất khẩu theo phương thức FOB trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp.
Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đề ra.
Đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.