Lịch sử giá cổ phiếu QTP và những thông tin cần biết
Cổ phiếu QTP là của công ty nào?
Cổ phiếu QTP được phát hành bởi Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, hiện được niêm yết trên sàn chứng khoán UPCoM.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh
Tên công ty: Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh
T giao dịch quốc tế: Quang Ninh Thermal Power Joint StockCompany.
Tên viết tắt: QNTPJSC
Vốn điều lệ: 4.500.000.000.000 đồng
Số điện thoại: (0203)3657539.
Số fax: (0203)3657540.
Website: http://www.quangninhtpc.com.vn
Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 04/02/2002, Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh thành lập theo Thông báo số 20/VPCP-TB của Văn phòng Chính phủ theo hình thức Công ty cổ phần nhà nước gồm: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Than Việt Nam, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam và các doanh nghiệp khác có năng lực về vốn tham gia thực hiện dự án.
Ngày 16/12/2002, Công ty được Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu với 5 cổ đông sáng lập.
Ngày 23/9/2003, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh (nhà máy điện Quảng Ninh) tại văn bản số 1278/CP-CN.
Ngày 19/05/2004, tổ chức lễ khởi công san nền nhà máy điện Quảng Ninh.
Ngày 31/10/2005, tổ chức lễ ký Hợp đồng EPC nhà máy điện Quảng Ninh.
Ngày 02/04/2006, tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy chính nhà máy điện Quảng Ninh.
Ngày 16/11/2006, tổ chức lễ ký hợp đồng EPC nhà máy điện Quảng Ninh 2.
Ngày 28/05/2007, tổ chức lễ khởi công Nhà máy chính nhà máy điện Quảng Ninh 2.
Ngày 12/05/2009, tổ máy số 1 nhà máy điện Quảng Ninh chính thức được hòa đồng bộ lần đầu vào hệ thống điện Quốc gia, hoàn thành chạy tin cậy (RTR) vào tháng 3/2010 và được cấp chứng chỉ nghiệm thu tạm thời (PAC) có điều kiện vào tháng 07/2011.
Ngày 02/6/2010, tổ máy số 2 nhà máy điện Quảng Ninh được hòa đồng bộ vào hệ thống điện Quốc gia, hoàn thành RTR vào tháng 10/2010 và được cấpPAC vào tháng 04/2011.
Ngày 01/7/2012, cả 2 tổ máy nhà máy điện Quảng Ninh chính thức tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
Ngày 13/12/2012, tổ máy thứ 3 nhà máy điện Quảng Ninh 2 hòa đồng bộ lần đầu và chính thức phát điện vào hệ thống điện Quốc gia, hoàn thành RTR vào tháng 6/2013 và được cấp PAC từ ngày 01/01/2014.
Ngày 09/9/2013, tổ máy thứ 4 nhà máy điện Quảng Ninh 2 chính thức hoà đồng bộ lần đầu vào hệ thống điện Quốc gia, hoàn thành RTR vào tháng 01/2014 và được cấp PAC từ ngày 16/03/2014.
Ngày 01/6/2015, cả 2 tổ máy nhà máy điện Quảng Ninh 2 chính thức tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
Ngày 13/01/2016, Công ty đã ký kết Hợp đồng mua bán điện số 01/2016/HĐ-nhà máy điện-Quàng Ninh, hợp nhất hai Hợp đồng mua bán điện nhà máy điện Quảng Ninh và nhà máy điện Quảng Ninh 2 với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu QTP nhất?
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 450.000.000 cổ phiếu.
Tổng Công ty Phát điện 1 (GENCO 1) là tổ chức nắm giữ nhiều cổ phiếu QTP nhất với 188.993.824 cổ phiếu, tương đương 42% cổ phần công ty. Xếp sau là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (HoSE: PPC) với khối lượng 73.587.291 cổ phiếu, tương đương 16,35% cổ phần công ty. Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hiện đang nắm giữ 51.401.089 cổ phiếu, tương đương 11,42% cổ phần công ty.
Lịch sử giá cổ phiếu QTP qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu QTP
Sau khi lên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu QTP đã ghi nhận đợt giảm mạnh nhưng nhanh chóng chạm đáy. Sau đó giá cổ phiếu đảo chiều, tăng trở lại và duy trì xu hướng tăng đó tới hiện tại.
Giá cổ phiếu QTP cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu QTP cao nhất là 20.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 04/01/02022 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu QTP thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu QTP thấp nhất là 5.550 đồng/cổ phiếu vào ngày 19/04/2017 ( tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu QTP?
Tình hình kinh doanh của QTP
Trong năm 2020, doanh thu của công ty đạt 9.182,4 tỷ đồng, giảm 9,3% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế cùng năm ghi nhận ở mức 1.305,6 tỷ đồng, tăng gấp đôi.
Đặc biệt, năm 2020 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khi đã đạt mốc sản lượng 50 tỷ kWh vào ngày 24/12/2020. Kết thúc năm 2020, Công ty đã đóng góp tổng sản lượng 50,05 tỷ kWh lên Hệ thống điện Quốc gia. Trong năm 2020, toàn Nhà máy xảy ra 13 lần sự cố, đã giảm 08 sự cố so với năm 2019 và là năm xảy ra ít sự cố nhất trong giai đoạn 2016-2020.
9 tháng năm 2021, QTP ghi nhận mức doanh thu luỹ kế 6.238,14 tỷ đồng, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận luỹ kế sau thuế đạt 396,28 tỷ đồng, cải thiện nhiều so với năm trước đó (lỗ ròng 40 tỷ đồng).
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu QTP?
Sàn UPCoM hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu QTP tại ngày 14/01/2022 là 18.900 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.890.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của QTP
Đảm bảo vận hành các tổ máy an toàn - liên tục - kinh tế. Sản lượng điện thương phẩm hàng năm theo thiết kế đạt từ 6,501 tỷ kWh trở lên theo hợp đồng mua bán điện
Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm ổn định, có hiệu quả và phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao với mức lợi nhuận đạt ở mức hợp lý.
Thực hiện tốt kế hoạch sửa chữa, cải tạo nâng cấp máy móc thiết bị,nâng cao độ sẵn sàng của thiết bị đáp ứng nhu cầu điện năng của Hệ thống điện quốc gia. Tham gia thị trường phát điện cạnh tranh đầy đủ.
Đảm bảo và phát triển vốn của các cổ đông và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động của Công ty.