Lịch sử giá cổ phiếu SKG và những thông tin cần biết
Cổ phiếu SKG là của công ty nào?
Cổ phiếu SKG là của Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang, hiện đang được giao dịch trên sàn chứng khoán TP. HCM (HoSE).
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang
Vốn điều lệ: 633.317.350.000 đồng
Địa chỉ: Số 10, Đường 30/4, khu phố 2, Phường Dương Đông, Thành phố Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang, Việt Nam
Số điện thoại: (0297) 3980 111
Số fax: (0297) 3846 180
Website: www.superdong.com.vn
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2007: Công ty TNHH Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang hoạt động khai thác tuyến Rạch Giá - Phú Quốc với tàu cao tốc Superdong I.
Năm 2010: Công ty chuyển đổi mô hình hoạt động thành công ty cổ phần. Hoạt động với 03 tàu cao tốc.
Năm 2011: Công ty mở rộng địa bàn hoạt động sang tuyến mới Hà Tiên - Phú Quốc. Hoạt động với 04 tàu cao tốc.
Năm 2014: Cổ phiếu của Công ty được chấp thuận niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Hoạt động với 07 tàu cao tốc.
Năm 2015: Mở tuyến Rạch Giá - Nam Du. Khai trương dịch vụ xe trung chuyển tại cảng Bãi Vòng (Phú Quốc). Hoạt động với 08 tàu cao tốc.
Năm 2016: Đội tàu của Công ty được tăng thêm, tổng số ghế đạt 2.684, tăng 26,7% so với năm 2015.
Năm 2017: Công ty khai trương tuyến hoạt động mới Sóc Trăng - Côn Đảo. Khai thác tuyến phà Hà Tiên - Phú Quốc (bến Bãi Vòng). Hoạt động với 14 tàu cao tốc.
Năm 2018: Công ty khai thác tuyến mới Phan Thiết - Phú Quý. Hoạt động với 17 tàu cao tốc và phà.
Năm 2019: Mở tuyến mới Phú Quốc - Nam Du. Hoạt động với 18 tàu cao tốc và phà.
Năm 2020: Chính thức khai trương tuyến Rạch Giá - Hòn Nghệ.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu SKG nhất?
Số lượng cổ phiếu SKG đang được niêm yết trên sàn giao dịch là: 63.331.735 cổ phiếu.
Cổ đông Puan Kwong Siing (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang) hiện đang nắm giữ nhiều cổ phiếu SKG nhất với 10.470.757 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 16,53%. Xếp sau là cổ đông Ting Chek Hua (Thành viên HĐQT Trillion Leader Sdn. Bhd.) với tỷ lệ sở hữu 7,85%; cổ đông Hà Nguyệt Nhi (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang) với tỷ lệ sở hữu 7,55%.
Lịch sử giá cổ phiếu SKG qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu SKG
Giá cổ phiếu SKG có xu hướng tăng rất mạnh kể từ khi lên sàn. Giá cổ phiếu SKG tạo đỉnh vào tháng 7 năm 2016 sau đó giảm rất mạnh cho đến cuối tháng 3 năm 2020. Tuy nhiên, giá cổ phiếu SKG chỉ thực sự bứt phá từ giữa năm 2021.
Giá cổ phiếu SKG thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu SKG thấp nhất là 6.080 đồng/cổ phiếu vào ngày 30/03/2020 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu SKG cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu SKG cao nhất là 41.220 đồng/cổ phiếu vào ngày 04/07/2016 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu SKG không?
Tình hình kinh doanh của SKG
Tính đến hết năm 2020, doanh thu thuần của Công ty đạt 304 tỷ đồng, giảm 32,7% so với năm trước; trong khi đó, giá vốn hàng bán chỉ giảm 20,8% do chi phí nguyên liệu dầu DO đã giảm mạnh nhưng các chi phí khác vẫn phải duy trì hoặc giảm không đáng kể như chi phí khấu hao tài sản, chi trả lương cho người lao động, giá vốn thiết bị, vật tư khác… làm cho lợi nhuận gộp giảm mạnh đến 56,28% so với năm ngoái và ghi nhận ở mức 66,3 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tuy lịch trình khai thác bị ảnh hưởng lớn nhưng Công ty vẫn phải đối mặt với các áp lực về cạnh tranh về thị phần và nguồn nhân lực, Công ty vẫn phải chi trả cho các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để duy trì ổn định mọi mặt của doanh nghiệp dẫn tới lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế suy giảm mạnh hơn so với các chỉ tiêu khác, ghi nhận lần lượt là 24,9 tỷ đồng và 22,7 tỷ đồng, giảm trên 76% so với năm 2019.
Năm 2021, doanh thu của SKG lần lượt ở mức 167 tỷ đồng. Đáng chú ý, Công ty lỗ tới 38,5 tỷ đồng.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu SKG?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu SKG tại ngày 07/04/2022 là 21.800 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 2.180.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của SKG
Huy động mọi nguồn lực vào việc tập trung phát triển lĩnh vực kinh doanh chính là vận tải hành khách, hàng hóa bằng các phương tiện chuyên chở có tốc độ cao như tàu cao tốc, phà và phà cao tốc nhằm củng cố vững chắc vị thế dẫn đầu trong ngành.
Phát triển du lịch biển đảo đã trở thành xu hướng tất yếu, nhu cầu vận chuyển người và hàng hóa để phục vụ cho lĩnh vực này sẽ ngày càng gia tăng. Công ty đã bước đầu bắt nhịp được xu thế của thị trường và sẽ tiếp tục tận dụng các lợi thế của mình để khai phá thêm dư địa phát triển dồi dào của ngành thông qua việc tìm hiểu, khảo sát, đánh giá các thị trường tiềm năng nhằm tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động.
Các loại hình kinh doanh phụ trợ là phương tiện, công cụ để nâng đỡ, củng cố cho việc phát triển lĩnh vực kinh doanh chính. Công ty đã và sẽ tiếp tục đầu tư đúng mực, hợp lý cho việc xây dựng khu cầu cảng phức hợp với các dịch vụ ăn uống nhanh, cửa hàng lưu niệm, dịch vụ lưu trú, giải trí,…và dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp tàu biển.