Lịch sử giá cổ phiếu QNS và những thông tin cần biết
Cổ phiếu QNS là của công ty nào?
Cổ phiếu QNS của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi được giao dịch trên sàn UPCoM.
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi
Vốn điều lệ: 3.569.399.550.000 đồng.
Địa chỉ trụ sở: 02 Nguyễn Chí Thanh, P. Quảng Phú TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Điện thoại: 0255 3726110
Fax: 0255 3822843
Website: www.qns.com.vn
Email: info@qns.com.vn
Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi tiền thân là Công ty Đường Quảng Ngãi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được thành lập từ những năm 70 của thế kỷ XX với 2 sản phẩm chính là Đường RS và Cồn cùng số lao động khoảng 650 người.
Ngày 30/9/2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra Quyết định số 2610/QĐ/BNN-ĐMDN về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Đường Quảng Ngãi thành Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi.
Ngày 28/12/2005, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 3403000079 và Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2006.
Sau 15 năm hoạt động, vốn điều lệ của QNS là 3.569 tỷ đồng, tăng gấp 73 lần so với ban đầu.
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu QNS nhất?
Khối lượng cổ phiếu QNS đang niêm yết trên sàn UPCoM là 356.939.955 cổ phiếu.
Công ty TNHH MTV Thương mại Thành Phát nắm giữ nhiều cổ phiếu QNS nhất với 29.665.923 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 8,31%.
Xếp sau là cổ đông Võ Thành Đàng (Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc HĐQT Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi) với tỷ lệ sở hữu 6,58%; cổ đông Võ Thị Cẩm Nhung (vợ của ông Võ Thành Đàng) với tỷ lệ sở hữu 2,97%.
Lịch sử giá cổ phiếu QNS qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu QNS
Giá cổ phiếu QNS có xu hướng tăng nhanh khi mới lên sàn UPCoM. Sau khi tạo đỉnh vào tháng 5 năm 2017, giá cổ phiếu QNS giảm mạnh. Kể từ tháng 4 năm 2020, giá cổ phiếu QNS dần trở lại xu hướng tăng cho đến hiện nay.
Giá cổ phiếu QNS thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu QNS thấp nhất là 18.080 đồng/cổ phiếu tại ngày 23/03/2020 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu QNS cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu QNS cao nhất là 56.800 đồng/cổ phiếu tại ngày 24/11/2021 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu QNS không?
Tình hình kinh doanh của QNS
Tổng doanh thu các hoạt động đạt 6.702 tỷ đồng, giảm 15% so với năm 2019. Trong đó, đường và sữa là hai hoạt động kinh doanh cốt lõi đóng góp lớn trong tổng doanh thu của toàn Công ty.
Sữa đậu nành tiếp tục dẫn đầu ngành năm 2020 chiếm 85,8% thị phần sữa đậu nành hộp giấy tại Việt Nam và sản lượng đường mía sản xuất chiếm hơn 11% tổng sản lượng đường sản xuất cả nước vụ 2019/2020.
Tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 đạt 1.053 tỷ đồng, giảm 18% so với năm 2019 và tăng 15% so với kế hoạch.
Luỹ kế 9 tháng, QNS đạt 5.776 tỷ đồng doanh thu, tăng 13% so với cùng kỳ. Khấu trừ các khoản chi phí phát sinh, lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 869 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với 9 tháng đầu năm ngoái.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu QNS?
Sàn UPCoM chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu QNS tại ngày 24/11/2021 là 56.800 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 5.680.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của QNS
Về vùng nguyên liệu, tiếp tục phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu mía và đậu nành.
Về sản phẩm, phát triển đa dạng hóa sản phẩm. Ưu tiên cho việc phát triển các sản phẩm truyền thống đã khẳng định được thị phần của công ty hiện nay là đường, sữa đậu nành, bia, nước khoáng, bánh kẹo,…. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm mà Công ty có tiềm năng và lợi thế.
Về thị trường, tiếp tục duy trì và phát triển thị trường trong nước; đồng thời tìm kiếm và mở rộng thị trường quốc tế.
Về khoa học công nghệ, thường xuyên cập nhật, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới.
Về đầu tư, tiếp tục đầu tư các thiết bị mang tính đổi mới công nghệ. Thông qua việc đầu tư để tiếp cận được những phương tiện, thiết bị hiện đại theo hướng phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đồng thời cũng đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.
Về tài chính, quản lý chặt chẽ chi phí, đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả; nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo phát triển liên tục, ổn định, vững chắc.
Về nhân sự, xây dựng đội ngũ lãnh đạo đủ phẩm chất, năng lực và uy tín.