Lịch sử giá cổ phiếu PTB và những thông tin cần biết
Cổ phiếu PTB là của công ty nào?
Cổ phiếu PTB là của Công ty Cổ phần Phú Tài, hiện đang được giao dịch trên sàn chứng khoán TP. HCM (HoSE).
Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Phú Tài
Vốn điều lệ: 485.994.410.000 đồng
Địa chỉ: Số 278, Nguyễn Thị Định, Phường Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Số điện thoại: (0256) 3847 668
Số fax: (0256) 3847 556
Email: phutai@phutai.com.vn
Website: www.phutai.com.vn
Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 10/12/1994: Tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phú Tài gọi tắt là Công ty Phú Tài (Quyết định số: 124/QĐ-QK). Trên cơ sở hợp nhất 03 đơn vị: Xí nghiệp 380; Xí nghiệp 224; Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng An Trường; Bộ Quốc phòng chính thức thành lập Công ty Phú Tài thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu (quyết định số: 482/QĐ-QP). Trên cơ sở hợp nhất các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất: Xí nghiệp 380; Xí nghiệp 224; Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng An Trường; Đội xe; Văn phòng đại diện Đà Nẵng; Văn phòng đại diện TP. HCM.
Giai đoạn 2000 - 2004: Tư lệnh Quân khu 5 đã điều chỉnh cơ cấu tổ chức biên chế Công ty Phú Tài (Quyết định 125/QĐ-QK),bao gồm cơ quan công ty và 08 đơn vị thành viên: Xí nghiệp 380, Xí nghiệp 224, Xí nghiệp 991, Xí nghiệp Thắng Lợi, Đội sản xuất đá xây dựng và trồng công nông nghiệp, Đội vận tải và sửa chữa cơ khí, Văn phòng đại diện tại TP. HCM, Chi nhánh tại Thanh Hóa; Đầu tư thành lập Xí nghiệp Toyota Đà Nẵng-Công ty Phú Tài;
Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chuyển đổi Công ty Phú Tài thuộc Quân khu 5 thành Công ty cổ phần phú Tài (Quyết định số 150/2004/QĐ-BQP). Đầu tư thành lập Nhà máy chế biến gỗ - Chi nhánh Công ty tại tỉnh Đồng Nai; Thành lập Đội sản xuất đá Định Bình.
Năm 2005 – 2006: Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng quyết định Công ty cổ phần Phú Tài chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 (Quyết định số 150/2004/QĐ-BQP ).
Công ty cổ phần Phú Tài bao gồm có cơ quan công ty và 06 đơn vị thành viên: Xí nghiệp 380, Xí nghiệp Toyota Đà Nẵng; Xí nghiệp Thắng Lợi; Chi nhánh Công ty tại Đồng Nai; Đội sản xuất đá xây dựng và trồng công nông nghiệp Nhơn Hòa; Văn phòng đại diện tại TP. HCM; Đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến đá ốp lát tại Quy Nhơn; Đầu tư xây dựng Tòa nhà Văn phòng làm việc công ty cổ phần Phú Tài; Đầu tư thành lập Chi nhánh công ty cổ phần Phú Tài tại tỉnh Gia lai.
Năm 2007 – 2008: Đầu tư xây dựng Chi nhánh Công ty cổ phần Phú Tài – Nhà máy chế biến đá Bazal, granite tại tỉnh Đăk Nông; Đầu tư xây dựng di dời Xí nghiệp Thắng LợiChi nhánh Công ty cổ phần Phú Tài. Đầu tư thành lập Chi nhánh Quy Nhơn-Xí nghiệp Toyota Đà Nẵng-Công ty cổ phần Phú Tài; Đầu tư nhận chuyển nhượng cổ phần chi phối Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Phú Yên; Đầu tư xây dựng Chi nhánh Công ty cổ phần Phú Tài – Nhà máy chế biến đá granite tại tỉnh Khánh Hòa.
Năm 2012 – 2015: Đầu tư Mở rộng Xí nghiệp Toyota Đà Nẵng Công ty cổ phần Phú Tài; Đầu tư nhận chuyển nhượng 100% vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV khoáng sản Tuấn Đạt; Đầu tư xây dựng Nhà Văn phòng làm việc Xí nghiệp 380; Đầu tư Mở rộng Nhà máy chế biến gỗ Xí nghiệp Thắng Lợi-Công ty cổ phần Phú Tài; Đầu tư thành lập Công ty cổ phần đá Universal; Đầu tư thành lập Nhà máy chế biến đá ốp lát tại tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh Công ty cổ phần Phú Tài.
Năm 2016 - 2017: Đầu tư mua cổ phần chi phối Công ty cổ phần ViNa G7; Đầu tư thành lập Nhà máy chế biến đá ốp lát tại tỉnh Bình Định - Chi nhánh Công ty cổ phần Phú Tài; Đầu tư thành lập Nhà máy chế biến đá ốp lát tại tỉnh Hưng Yên - Chi nhánh Công ty cổ phần Phú Tài; Đầu tư thành lập Nhà máy chế biến gỗ Phù Cát- Chi nhánh Công ty cổ phần Phú Tài;
Đầu tư nhận chuyển nhượng đất và tài sản trên đất của Công ty cổ phần VRG đá Bình Định; Đầu tư thành lập Nhà máy chế biến đá ốp lát Diên TânChi nhánh Công ty cổ phần Phú Tài; Thực hiện chuyển đổi 01 chi nhánh sang hình thức công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ: Công ty TNHH MTV Phú Tài Đồng Nai; Mua lại 70% phần vốn của Công ty sản xuất đá Granite - TNHH Granida.
Năm 2018: Thành lập Công ty TNHH MTV Bất Động Sản Phú Tài; Nhận chuyển nhượng vốn góp do công ty TNHH đá Granite Thành Châu Phú Yên (tỉ lệ 100% vốn điều lệ); Thành lập Công ty Cổ phần Đá Phú Tài Ninh Thuận Thành lập chi nhánh công ty cổ phần Phú Tài - Xí nghiệp khai thác đá Khánh Hòa; Thành lập chi nhánh công ty cổ phần Phú Tài - Xí nghiệp khai thác đá Bình Định; Thành lập chi nhánh công ty cổ phần Phú Tài - Nhà máy chế biến đá Long Mỹ; Thành lập Công ty TNHH MTV Đá thạch anh cao cấp Phú Tài.
Năm 2019 - nay: Thành lập Công ty TNHH MTV Đá Thạch Anh cao cấp Phú Tài; Nhận chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Sơn Phát (tỷ lệ 99% vốn điều lệ).
Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu PTB nhất?
Số lượng cổ phiếu PTB đang được niêm yết trên sàn giao dịch là: 48.599.441 cổ phiếu.
Cổ đông Lê Vỹ (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phú Tài) hiện đang nắm giữ nhiều cổ phiếu PTB nhất với 5.962.485 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 12,27%. Xếp sau là cổ đông Lê Văn Thảo (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phú Tài) với tỷ lệ sở hữu 7,82%; cổ đông Lê Văn Lộc (Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Phú Tài) với tỷ lệ sở hữu 5,76%.
Lịch sử giá cổ phiếu PTB qua các năm
Lịch sử giá cổ phiếu PTB
Giá cổ phiếu PTB nhìn chung có xu hướng tăng nhưng chưa thực sự bứt phá ngay sau khi lên sàn. Kể từ tháng 3 năm 2013, giá cổ phiếu PTB tăng càng ngày càng nhanh, đến năm 2017 thì tạo mặt bằng giá mới. Sau khi lao dốc vào tháng 3/2020, giá cổ phiếu PTB giữ xu hướng tăng cho tới hiện nay.
Giá cổ phiếu PTB thấp nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu PTB thấp nhất là 1.680 đồng/cổ phiếu vào ngày 16/12/2011 (tính theo giá điều chỉnh).
Giá cổ phiếu PTB cao nhất là bao nhiêu?
Giá cổ phiếu PTB cao nhất là 122.500 đồng/cổ phiếu vào ngày 25/03/2022 (tính theo giá điều chỉnh).
Có nên mua cổ phiếu PTB không?
Tình hình kinh doanh của PTB
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của PTB trong năm 2020 vẫn duy trì ổn định. Dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19, các chi phí vận hạnh tăng cao đã dẫn đến lợi nhuận thu về bị sụt giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế vượt kế hoạch đặt ra, đạt lần lượt 109% và 101% kế hoạch.
Năm 2020, Công ty ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng dương, đạt 5.601 tỷ đồng, tăng 0,94% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, doanh thu mảng đá đạt 1.436 tỷ đồng, duy trì ổn định không có biến động lớn. Mảng gỗ đạt gần 2.989 tỷ đồng (42,95% so với cùng kỳ), tăng mạnh nhờ xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng do hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển đơn hàng từ Trung quốc sang Việt Nam. Mảng ô tô ghi nhận doanh thu 1.050 tỷ đồng, giảm 41,83% so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính ghi nhận con số tăng trưởng dương, tăng gần 8 tỷ so với cùng kỳ, nhưng các chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng mạnh so với năm trước khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm 16,96%, đạt 379 tỷ đồng.
Năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PTB lần lượt ở mức 6.491 tỷ đồng và 525 tỷ đồng, tăng 16% và 39% so với năm 2020.
Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu PTB?
Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu PTB tại ngày 25/03/2022 là 122.500 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 12.250.000 đồng/lần mua.
Định hướng phát triển của PTB
Cải tiến hệ thống quản lý hạn mức công nợ, hàng tồn kho ở mức tiết kiệm nhất. Quản lý bằng quy chế đối với hạn mức vốn lưu động tại các đơn vị thành viên nhằm đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả hơn.
Cơ cấu có trọng điểm bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp, trình độ quản lý điều hành của bộ máy quản lý. Tập trung khai thác yếu tố tăng trưởng chiều sâu: nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thay đổi sản phẩm mới nhằm tăng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, hạn chế sử dụng nhiều lao động phổ thông.
Ngành chế biến khai thác đá: Ngoài việc phát triển sản phẩm đá nhân tạo phải bảo đảm duy trì hiệu quả sản phẩm đá tự nhiên. Chỉ thực hiện đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh về lâu dài. Cân đối cơ cấu tỷ trọng phù hợp giữa thị trường trong nước và xuất khẩu. Duy trì vị thế trong tốp đầu các doanh nghiệp của ngành đá tự nhiên Việt Nam.
Ngành chế biến đồ gỗ: Với những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 và những tác động đến thị trường xuất khẩu cũng đặt ra yêu cầu đánh giá lại công tác thị trường trong các phân khúc khách hàng, an toàn trong thanh toán và những rủi ro có thể xảy ra. Mở rộng thị trường, thu hút nguồn nhân lực đủ để đảm bảo khai thác tốt công suất các nhà máy cũ và mới đầu tư. Đầu tư cho công tác phát triển sản phẩm, đổi mới công nghệ năng cao năng suất lao động, hạn chế sử dụng nhiều lao động.
Ngành kinh doanh, dịch vụ xe ô tô: Rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ bán hàng. Xây dựng lại chế độ lương thưởng theo hướng tinh giản nhưng vẫn bảo đảm năng suất lao động, nâng cao thu nhập người lao động. Thực hiện quản lý tốt chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đáp ứng tốt các tiêu chí về doanh thu, phát triển thị phần đề ra.