Thứ năm, 28/03/2024, 08:53 AM
Đầu tư   •   Thứ năm, 23/12/2021, 16:29 PM  •  23/12/2021, 16:29

Lịch sử giá cổ phiếu PAN và những thông tin cần biết

Giá cổ phiếu PAN nhìn chung có xu hướng tăng kể từ khi lên sàn HoSE. Từ tháng 11/2020, giá cổ phiếu PAN bắt đầu bật lên và giữ xu hướng tăng cho đến nay.

Lịch sử giá cổ phiếu PAN và những thông tin cần biết

Cổ phiếu PAN là của công ty nào?

Cổ phiếu PAN là của Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN, hiện đang được giao dịch trên sàn chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Thông tin khái quát về Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN

Vốn điều lệ: 2.163.585.800.000 đồng (tại ngày 31/12/2020)

Trụ sở chính: KCN Vĩnh Lộc 2, xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, Việt Nam.

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 15, tòa nhà ICON4, 243A Đê La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: Tầng 18, tòa Sài Gòn Center tháp 2, số 67 đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.

Điện thoại: +84-24 3760 6190

Email: info@thepangroup.vn

Website: www.thepangroup.vn

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1998: Thành lập với vốn điều lệ 250 triệu đồng.

Năm 2006: Chính thức niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (tiền thân của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) với mã chứng khoán PAN.

Năm 2013: Vốn điều lệ tăng lên 200,5 tỷ đồng. Bắt đầu chiến lược đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực cốt lõi là nông nghiệp và thực phẩm. Đầu tư sở hữu 54,6% vốn điều lệ của CTCP XNK Thủy sản Bến Tre - một trong những công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản lâu đời nhất Việt Nam.

Năm 2014: Tiếp tục củng cố và phát triển nền tảng kinh doanh nông nghiệp, thực phẩm: Đầu tư sở hữu trên 50% vốn điều lệ của CTCP Giống Cây trồng Trung ương (Vinaseed) và đưa CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An (Lafooco) trở thành Công ty liên kết. Tăng vốn điều lệ lên 616,4 tỷ đồng. Thành lập CTCP Thực phẩm PAN làm nền tảng đầu tư và phát triển trong lĩnh vực thực phẩm.

Năm 2015: Tăng vốn điều lệ lên xấp xỉ 1.009 tỷ đồng bằng việc phát hành riêng lẻ cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược trị giá 753 tỷ đồng. Sở hữu 42,3% vốn điều lệ của CTCP Bibica, công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Đổi tên thành CTCP Tập đoàn PAN và thay đổi bộ nhận diện thương hiệu thể hiện cam kết lâu dài và khát vọng nâng tầm nông nghiệp, thực phẩm Việt Nam.

Năm 2016: Thành lập CTCP PAN Farm phụ trách kinh doanh mảng nông nghiệp; Tiếp tục phát triển chuyên môn hóa trong mảng nông nghiệp, bằng cách thành lập Công ty CP PAN-Saladbowl, đầu tư vào dự án trồng hoa chất lượng cao; Hoàn tất mua 22,4% cổ phần của Công ty CP Thủy sản 584 Nha Trang.

Năm 2017: Nâng tỷ lệ sở hữu tại Bibica lên 50,07%, chính thức đưa Bibica trở thành công ty con của PAN Food, thể hiện quyết tâm gìn giữ thương hiệu Việt; Khai trương nhà máy PAN Food Manufacturing, bắt đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường.

Năm 2018: Phát hành riêng lẻ 13,4 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược Sojitz (Nhật Bản); Phát hành 1.135 tỷ đồng trái phiếu được bảo lãnh thanh toán bởi CGIF. Đưa CTCP Thực phẩm Sao Ta thành công ty con, và CTCP Khử trùng Việt Nam thành công ty liên kết. Thoái toàn bộ vốn tại PAN Services, rút hoàn toàn khỏi lĩnh vực vệ sinh công nghiệp; Tăng vốn điều lệ lên 1.361 tỷ đồng, tiếp tục hiện thực hóa tầm nhìn và sứ mệnh trở thành công ty Nông nghiệp và Thực phẩm hàng đầu. Vinaseed kỷ niệm 50 năm thành lập, thay đổi nhận diện thương hiệu.

Năm 2019: Thành lập CTCP Phân phối hàng tiêu dùng PAN (PAN CG), hoàn thành mảnh ghép cuối cùng trong chuỗi giá trị Farm-Food-Family. Nâng tỷ lệ sở hữu CTCP Thủy sản 584 Nha Trang lên 67,41%. Mua 80% cổ phần công ty Golden Beans, sở hữu thương hiệu Shin Cà Phê. Mở rộng quy mô sản xuất: khánh thành Trung tâm Chế biến hạt giống & nông sản Đồng Tháp, khánh thành Trung tâm giống Đơn Dương, khánh thành nhà máy Bibica Miền Tây, mở rộng diện tích vùng nuôi tôm của CTCP Thực phẩm Sao Ta. Tăng vốn điều lệ lên 1.731.011.410.000 đồng.

Năm 2020: Tăng tỷ lệ sở hữu tại VFC lên 47,97% và chuyển nhượng quyền sở hữu số cổ phần trên cho PAN Farm. PAN Farm trở thành cổ đông lớn của VFC – công ty khử trùng hàng đầu với 45 năm hình thành và phát triển. Sao Ta khánh thành đưa vào sử dụng kho lạnh sức chứa 6.000 tấn, kỷ niệm 25 năm thành lập với doanh thu cao kỷ lục. 

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu PAN nhất?

Số lượng cổ phiếu PAN đang được niêm yết trên sàn giao dịch là: 216.358.580 cổ phiếu.

Công ty cổ phần Chứng khoán SSI hiện đang nắm giữ nhiều cổ phiếu PAN nhất với 26.582.793 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 11,96%. Xếp sau là Công ty TNHH Đầu tư NDH với 23.828.927 cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ sở hữu 10,72%.

Lịch sử giá cổ phiếu PAN qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu PAN

Lịch sử giá cổ phiếu PAN. Nguồn đồ thị: TVSI

Giá cổ phiếu PAN có xu hướng tăng mạnh kể từ khi lên sàn và tạo đỉnh vào đầu tháng 4 năm 2018. Kể từ đó, giá cổ phiếu PAN có xu hướng giảm, trong đó có nhiều quãng thời gian trồi sụt với biên độ khá lớn. Cho đến tháng 11 năm 2020, giá cổ phiếu PAN bắt đầu bật lên và giữ xu hướng tăng cho đến nay.

Giá cổ phiếu PAN thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu PAN thấp nhất kể từ khi lên sàn HoSE là khoảng 2.700 đồng/cổ phiếu vào ngày 06/06/2011 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu PAN cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu PAN cao nhất kể từ khi lên sàn HoSE là 45.510 đồng/cổ phiếu vào ngày 06/04/2018 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu PAN không?

Tình hình kinh doanh của PAN

Doanh thu thuần hợp nhất của Tập đoàn PAN năm 2020 đạt 8.329 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng chính đến từ các mảng xuất khẩu tôm và mảng nông nghiệp giống cây trồng. Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ cùng giảm gần 26% so với năm 2019.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần hợp nhất của Tập đoàn PAN đạt 6.401,8 tỷ, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 231,8 tỷ, tăng 30% và phần thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 121,4 tỷ, tăng 24% so với cùng kỳ 2020.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu PAN?

Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu PAN tại ngày 22/12/2021 là 38.800 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 3.880.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của PAN

Tiếp tục tìm kiếm các mục tiêu M&A trong lĩnh vực Nông nghiệp và Thực phẩm để hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín

Đối với các công ty PAN đã đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, Tập đoàn sẽ tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại các thời điểm thị trường thuận lợi để tối ưu hóa hiệu quả đầu tư. Đồng thời, Tập đoàn sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động M&A, ưu tiên được thực hiện bởi các công ty thành viên, để bổ sung các mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị.

Hợp tác, liên kết với các đối tác uy tín trong và ngoài nước để phát triển các dự án mới trong lĩnh vực Nông nghiệp và Thực phẩm trong cùng chuỗi giá trị

Với những lĩnh vực mới đòi hỏi trình độ công nghệ sản xuất cao, bằng sáng chế, thị trường tiêu thụ… Tập đoàn PAN định hướng sẽ tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước (chủ yếu là các đối tác nước ngoài có uy tín) để liên kết cùng phát triển và chia sẻ thành công.

Với lợi thế được sự đầu tư và hỗ trợ lớn từ các cổ đông, Tập đoàn PAN đã và đang tích cực xúc tiến các cơ hội hợp tác đầu tư để thành lập các công ty liên doanh, liên kết trong nhóm ngành Nông nghiệp và Thực phẩm. Tập đoàn sẽ thành lập một số liên doanh với các đối tác chuyên ngành trong và ngoài nước để phát triển các sản phẩm mới, mở rộng thị trường và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất.

Phát triển các sản phẩm mới trên cơ sở hệ thống phân phối hoàn chỉnh

Tập đoàn tiếp tục định hướng phát triển các sản phẩm có thương hiệu riêng, đặc biệt trong lĩnh vực Thực phẩm đóng gói thông qua việc tiếp tục đầu tư phát triển cụm nhà máy thuộc PAN Food hướng đến thị trường FMCG đầy tiềm năng của Việt Nam. Đây là hướng phát triển đòi hỏi vốn đầu tư lớn và hệ thống phân phối mạnh, nguồn nhân lực có kinh nghiệm – các nền tảng mà Tập đoàn đã có sự chuẩn bị kỹ từ các năm trước. Đối với hệ thống phân phối, Tập đoàn PAN sẽ tập trung:

Tiếp tục củng cố hệ thống phân phối của các công ty thành viên hiện tại, bao gồm thị trường trong nước và xuất khẩu.

Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối tập trung của Tập đoàn để đón đầu và đáp ứng được quy mô sản xuất và các sản phẩm ngày càng tăng của Tập đoàn và các công thành viên.

Chú trọng đầu tư vào hoạt động R&D, đi đầu trong việc phát triển các sản phẩm mới có giá trị cao, an toàn và truy xuất nguồn gốc

Đầu tư vào R&D là xu hướng tất yếu của các công ty Nông nghiệp và Thực phẩm lớn trên thế giới để đảm bảo sự phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh dài hạn. Tập đoàn PAN dự kiến thành lập trung tâm R&D với mục tiêu:

Kết nối các hoạt động R&D hiện tại đang hoạt động độc lập tại các công ty thành viên, nhằm tương hỗ, phối hợp và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động R&D của cả Tập đoàn.

Tăng cường hợp tác quốc tế với các Tổ chức lớn giàu kinh nghiệm R&D, nhằm huy động, vận dụng nguồn lực, công nghệ tiên tiến từ trong và ngoài nước để Tập đoàn có nhiều hơn nữa các bước phát triển đột phá.

Tăng cường hợp tác tích cực trong sản xuất kinh doanh giữa các công ty thành viên để tạo thêm các giá trị cộng hưởng (synergies) chung cho cả Tập đoàn

Phối hợp tổ chức sản xuất, nghiên cứu: Chia sẻ kinh nghiệm và thành tựu R&D, hợp tác ở các vùng địa bàn sản xuất đan xen giữa các công ty cùng ngành để tiết kiệm chi phí sản xuất và vận chuyển, giảm thiểu chi phí đầu tư hạ tầng.

Bán hàng, phân phối chéo sản phẩm: Vận dụng hệ thống phân phối sẵn có của mỗi công ty thành viên để mở rộng thị trường các sản phẩm cùng chuỗi giá trị của các thành viên trong cùng tập đoàn giúp tối ưu hóa chi phí bán hàng, mang lại cơ hội tăng trưởng cho các công ty thành viên.

Quảng bá thương hiệu: Các công ty thành viên riêng rẽ độc lập sẽ khó khăn hơn trong việc quảng bá thương hiệu trên nhiều vùng địa bàn thị trường rộng khắp cả nước. Khi cùng là thành viên của Tập đoàn PAN với ngành hàng kinh doanh tập trung (Nông nghiệp và thực phẩm), các công ty sẽ có thêm giá trị đòn bẩy (“leverage”) và cộng hưởng (“Synergies”).

Chia sẻ và tương hỗ các nguồn lực tài chính giữa các công ty thành viên để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn tại mỗi đơn vị, vận dụng dòng tiền nhàn rỗi tạm thời và giảm thiểu vốn vay ngân hàng ở các công ty thành viên.

Phát triển văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng của Tập đoàn PAN, tạo sự kết nối chặt chẽ với các công ty thành viên

Đặc thù của PAN là nơi hội tụ của các thành viên vốn là những công ty đầu ngành với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có truyền thống và văn hóa riêng, nhưng đều chia sẻ một tầm nhìn và khát vọng chung. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển sự chia sẻ và kết nối chặt chẽ giữa các thành viên luôn là vấn đề được chú trọng hàng đầu của Tập đoàn, không chỉ trong các hoạt động kinh doanh, mà còn trong các vấn đề văn hóa doanh nghiệp.

Bên cạnh việc liên kết thông qua các hoạt động kinh doanh, trong những năm qua, PAN đang thực hiện một chương trình chiến lược tổng thể gồm các hoạt động môi trường xã hội, phát triển bền vững một cách thống nhất giữa công ty mẹ và các công ty thành viên. Các CEOs của các công ty thành viên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tế qua các chương trình CEO Summit được Tập đoàn tổ chức với các chủ đề và nội dung thảo luận được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Ở các cấp độ quản lý cấp trung, các nhân sự chuyên trách tại các đơn vị liên tục được kết nối, chia sẻ thông tin để cùng giải quyết các vấn đề vận hành cụ thể nhằm tăng cường sự hợp tác một cách thực chất, hiệu quả.

Văn Kiên

FPT dự kiến chia cổ tức 20% bằng tiền mặt

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:48 PM
FPT sẽ chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, trong đó công ty đã chi trả 10% trong năm vừa qua và dự kiến sẽ trả 10% còn lại sau khi ĐHCĐ phê duyệt.

KBSV: Xác suất chỉ số VN-Index vượt đỉnh đang giảm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:47 PM
Sự suy yếu của lực cầu và sự thiếu nhóm dẫn dắt sẽ khiến cho xác suất vượt đỉnh của chỉ số VN-Index ngày càng giảm và rủi ro đảo chiều ngày càng tăng.

"Cổ phiếu vua" bứt tốc, VN-Index tăng hơn 16 điểm

Đầu tư   •   Thứ sáu, 22/03/2024, 16:39 PM
Sắc xanh gần như bao trùm bảng giao dịch điện tử hôm nay khi toàn sàn HoSE có 379 mã tăng giá. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục kéo VN-Index tăng mạnh, vượt mốc 1.270 điểm.

Chỉ số VN-Index có thể tích lũy quanh vùng 1.235-1250 điểm

Đầu tư   •   Thứ năm, 14/03/2024, 13:50 PM
Chứng khoán AIS dự báo, trong phiên tiếp theo, chỉ số VN-Index có thể tích lũy quanh vùng 1.235-1.250 điểm để kiểm định lại cung cầu ngắn hạn.

Giá vàng giảm sốc gần 2 triệu đồng/lượng, người mua lỗ nặng

Đầu tư   •   Thứ năm, 14/03/2024, 13:50 PM
Vàng SJC giảm mạnh 1,5 triệu đồng/lượng, cùng lúc đó, vàng nhẫn lao dốc tới 2 triệu đồng/lượng so với phiên hôm qua. Người mua lỗ ngay 4 triệu đồng chỉ sau một ngày.